Cách Kiểm Tra Số Giấy CMND, CCCD Thật Hay Giả Rất Chính Xác

Căn cước công dân gọi tắt là CCCD là một loại giấy tờ tùy thân của mọi công dân Việt Nam được chính phủ cung cấp. CCCD bắt đầu được triển khai rộng rãi nhằm thay thế loại giấy tờ Chứng minh nhân dân (CMND) với nhiều ưu điểm hơn, trong đó có nổi bật nhất là trang bị chip điện tử.

Kể từ đó đến nay, CCCD được người dân Việt Nam sử dụng rộng rãi hơn trong nhiều mục đích khác nhau, từ lĩnh vực hành chính cho đến các dịch vụ xã hội, dịch vụ trực tuyến…

Đặc biệt là các giao dịch trực tuyến như khi mua hàng trên Facebook, nhiều người thường sử dụng ảnh chụp CCCD để chứng minh thân phận của mình cũng như tạo uy tín với người khác.

Thế nhưng đã có không ít trường hợp những kẻ lừa đảo sử dụng ảnh chụp CCCD giả. Và nếu bạn không cẩn thận, ít kinh nghiệm để phân biệt thì rất dễ dính bẫy.

Chính vì vậy trong bài viết này HieuMobile sẽ chia sẻ cho các bạn một số mẹo để kiểm tra, phân biệt đâu là ảnh chụp CMND thật và đâu là giả. Vừa đơn giản, hiệu quả cũng cao nữa. Mời các bạn tham khảo.

Các bước kiểm tra ảnh chụp CCCD thật hay giả

Trước khi bắt đầu, bạn hãy lấy giấy CCCD của bạn ra trước. Chúng ta sẽ dùng chính CCCD của chúng ta so sánh với ảnh chụp CCCD của người bên kia.

Bước 1: Yêu cầu người bên kia gửi ảnh chụp CCCD với điều kiện: ảnh chụp cả 2 mặt trước sau, đủ ánh sáng và không bị che khuất (nếu được bọc nhựa hãy yêu cầu tháo ra).

  • Thường thì người bên kia sẽ chỉ gửi ảnh chụp CCCD mặt trước (có số định danh, họ tên, ảnh chân dung…) nhưng bạn hãy khắt khe hơn, yêu cầu họ chụp luôn ảnh mặt sau. Chúng ta sẽ càng có thêm điều kiện tốt hơn để xác minh CCCD đó là thật hay giả.

Bước 2: Sau khi nhận được thì đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất. Trước hết, hãy đối chiếu các thông tin 2 mặt xem có trùng khớp hay không. Cụ thể là họ tên ở mặt trước và tên nhận dạng trong ID. Nếu chúng khác nhau thì bạn hiểu rồi đấy -> CCCD đó là giả.

Bước 3: Ở mặt sau, QUAN SÁT THẬT KỸ phần họ tên nhận dạng trong ID xem phông chữ có đồng nhất hay không. Bởi vì nguyên phần IDVNM, nó sẽ sử dụng cùng 1 loại phông chữ giống nhau. Nếu phông chữ khác, chắc chắn nó đã được chỉnh sửa -> CCCD đó là giả.

Bước 4: Cũng ở mặt sau, cũng phần họ tên. Bạn hãy phóng to ảnh lên nhìn thật kỹ vào hoa văn xung quanh của phần họ tên nhận dạng. Nếu nó không đều, bị lệch hoặc đè lên nhau thì chứng tỏ phần họ tên trong ID nhận dạng đã bị cắt ghép.

Bước 5: Ở mặt trước, xem kỹ thông tin họ tên. Sau đó dùng Zalo hoặc một ứng dụng quét mã QR tiến hành quét mã QR trên ảnh chụp căn cước công dân. Trước khi quét, để có kết quả chính xác bạn nên cắt mã QR để quét riêng (không đưa cả nguyên tấm CCCD vào quét)

Nếu kết quả hiện ra, hãy so sánh đối chiếu các thông tin trong kết quả với ảnh chụp CCCD xem có trùng khớp hay không. Nếu không, ảnh mã QR đó đã được cắt ghép -> CCCD đó là giả.

Nếu kết quả là không quét được, chứng tỏ mã QR đó là không đúng -> CCCD đó là giả.

Bước 6: Quan sát khu vực xung quanh mã QR, phóng to lên nhìn kỹ xem hoa văn ở 4 cạnh của mã QR có bị lệch hoặc đè lên nhau hay không. Nếu có, chứng tỏ mã QR đã được cắt ghép -> CCCD đó là giả.

Trong trường hợp bạn không tự tin về khả năng phân biệt hoặc muốn chắn chắn thêm thì hãy liên hệ với mình kèm theo ảnh chụp CCCD cần xác minh thật/giả. Mình sẽ giúp các bạn kiểm tra – miễn phí hoàn toàn luôn.

CỰC KỲ LƯU Ý: Kể cả khi bạn kiểm tra và chắc chắn 100% ảnh chụp giấy CCCD đó là thật thì không có nghĩa bạn sẽ không bị lừa đảo. Đôi khi kẻ lừa đảo có thể sử dụng ảnh chụp CCCD của người khác để lừa đảo bạn. Nếu có thể hãy yêu cầu người gửi chụp ảnh CCCD kèm khuôn mặt của họ (vừa cầm CCCD vừa chụp).

Thậm chí nếu giấy CCCD chính là của hắn thì bạn cũng rất khó để tố cáo nếu xảy ra sự cố. Do đó hãy thận trọng.

Dưới đây là một số video mà mình đã làm để chia sẻ kinh nghiệm nhận biết, phân biệt giấy CCCD giả và thật. Mời các bạn tham khảo.

Từ khóa » Số Cccd Giả