Cách Ký Tên, đóng Dấu Vào Văn Bản Theo Quy định - Luật Long Việt
Có thể bạn quan tâm
Cách ký tên, đóng dấu nhiều người còn chưa biết cách vận dụng thế nào cho đúng. Căn cứ tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 sẽ nêu rõ vấn đề này và sau đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn:
CÁCH KÝ TÊN
1. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
– Cách thức:
+ Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu.
+ Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30.
2. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
– Cách thức: Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.
Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30.
3. Ký thừa ủy quyền
– Đối tượng áp dụng:
Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký.
Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.
– Cách thức: Trường hợp ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30.
4. Ký thừa lệnh
– Đối tượng áp dụng:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản.
Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
– Cách thức: Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30.
CÁCH ĐÓNG DẤU
1. Đóng dấu chữ ký
– Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản (khẳng định giá trị pháp lý của văn bản).
– Cách đóng dấu chữ ký:
+ Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
+ Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
+ Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
Căn cứ pháp lý: Điều 32, 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.
2. Đóng dấu treo
– Cách thức đóng dấu: Do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. Thông thường, khi đóng dấu treo thì đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.
Căn cứ pháp lý: Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.
Lưu ý: Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính (ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản).
3. Đóng dấu giáp lai
– Cách thức đóng dấu: Dấu giáp lai đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
Căn cứ pháp lý: Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.
*Tùy theo từng Bộ, ngành mà có quy định riêng.
VD: Tổng cục Hải quan bắt buộc đóng giáp lai với văn bản từ 02 trang trở lên với văn bản in 1 mặt, 03 trang trở lên với văn bản in 2 mặt. Mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản (Công văn 6550/TCHQ-VP ngày 21/11/2012).
Lưu ý: Những quy định nêu trên áp dụng bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước từ ngày 05/3/2020.
HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ
Văn phòng 1 : Tầng 1, 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email : luatlongviet@gmail.com
Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.
Email : luatlongviet2@gmail.com.
Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083
*** Website: luatlongviet.com ***
Tư vấn viên: Lê Quỳnh Trang
Từ khóa » Chữ Ký Nào được đóng Dấu
-
Cách đóng Dấu Chữ Ký, Dấu Treo, Dấu Giáp Lai đúng Luật Vào Văn Bản
-
Những Ai được đóng Dấu Lên Chữ Ký Trên Văn Bản Hành Chính?
-
Cách Ký Tên, đóng Dấu đúng Luật Vào Văn Bản Theo NĐ 30/2020/NĐ ...
-
Hướng Dẫn đóng Dấu Giáp Lai, Dấu Chữ Ký đúng Quy định
-
Ký Tên Và đóng Dấu Vào Văn Bản Như Thế Nào Là đúng Luật ?
-
KÝ TÊN VÀ ĐÓNG DẤU ĐÚNG LUẬT - 베트남 한국 로펌
-
Quy định Về Chữ Ký Trên Văn Bản Theo Quy định Mới Nhất 2022
-
Quy định Hiện Hành Về Ký Tên, đóng Dấu - Thượng Tôn Pháp Luật
-
Cách Ký Tên, đóng Dấu Văn Bản Chuẩn Theo Nghị định 30
-
Cách đóng Dấu Trên Văn Bản
-
HỢP ĐỒNG KÝ TÊN NHƯNG KHÔNG ĐÓNG DẤU CÔNG TY CÓ ...
-
Cách Ký Tên, đóng Dấu Văn Bản Mới Nhất Năm 2022 - Luật Nhân Dân
-
Quy Cách đóng Dấu Văn Bản Công Ty đúng Chuẩn Nhất