Cách Làm Bột Há Cảo Thơm Mềm Chỉ Với Những Bước Vô Cùng đơn Giản

Vỏ bánh há cảo cực kỳ quan trọng, quyết định đến độ ngon và tính thẩm mỹ của cả món ăn nổi tiếng này. Cách làm bột há cảo cũng khá đơn giản đơn giản, các bạn có thể làm tượng tự như bánh gối nhưng mỏng và nhỏ hơn. Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cách làm vỏ há cảo siêu đơn giản, giúp các bạn có thể tự tay thực hiện món bánh này tại nhà nhé.

Phân biệt há cảo và sủi cảo

Phân biệt há cảo và sủi cảo Phân biệt há cảo và sủi cảo
TIÊU CHÍ HÁ CẢO SỦI CẢO
Nguồn gốc Triều Châu – Trung Quốc Năm 25 – 220 sau Công Nguyên, tên gọi ban đầu là “tai mềm”
Phần nhân Tôm cắt làm nhỏ hoặc băm, thịt băm nhuyễn cùng các loại rau củ quả, nêm nếm gia vị theo sở thích. Tôm lột bỏ vỏ, để nguyên con, thịt băm, cải thảo và gia vị. Vị tôm của sủi cảo cực kỳ đặc trưng.
Cách tạo hình Đòi hỏi sự khéo léo cao Cách làm đơn giản hơn
Cách chế biến Có hai cách: hấp, chiên (có luộc nhưng rất ít) Luộc và chiên
Tham khảo: Cách làm há cảo ngon chưa từng có tại nhà, ăn mê mải cho bữa sáng

Há cảo nên ăn cùng với món gì?

Phần nhân há cảo thường sẽ khá nhạt nên khi ăn bạn cần chấm cùng với nước chấm để há cảo thêm phần đậm đà. Tùy thuộc vào loại há cảo và sở thích mà các bạn có thể chấm cùng nước mắm chua ngọt, nước tương, nước mắm chao hoặc sốt tương ớt đều được.

Há cảo nên ăn cùng với món gì? Há cảo nên ăn cùng với món gì?

Cách pha nước chấm chua ngọt chấm há cảo ngon khá đơn giản. Các bạn cần chuẩn các nguyên liệu gồm có: 1 thìa tỏi, ớt băm nhuyễn, 1 thìa đường, 2 muỗng nước mắm cốt ngon, 3 muỗng nước đun sôi để nguội, 2 thìa giấm gạo hoặc nước cốt chanh. Khuấy thật đều để các gia vị hoà với nhau là có thể mang đi ăn kèm với há cảo được.

Bên cạnh món há cảo hấp truyền thống, các bạn cũng có thể biến tấu thành món há cảo chiên. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn gói bánh như bình thường. Sau đó đổ ngập dầu trong chảo, dầu sôi thì cho từng miếng há cảo vào rán chín vàng, vớt ra để ráo dầu và sử dụng là được.

Món há cảo chiên hấp dẫn với lớp vỏ vàng ruộm bọc lấy phần nhân ngọt thơm, ăn cùng tương ớt hay nước chấm chua ngọt đều rất ngon. Tuy nhiên vì rán quá nhiều dầu nên nếu ăn nhiều sẽ bị nóng và ngấy.

Một số loại nước chấm khác mà các bạn có thể sử dụng như:

  • Sốt cà chua: Các bạn tiến hành xay nhỏ cà chua. Sau đó nêm thêm một chút gia vị bao gồm hành tỏi băm, đường, muối, mì chính… Nên xào sơ trên chảo để nước sốt hơi sệt lại là có thể sử dụng được.
  • Sốt mayonnaise: Bạn có thể mua sẵn tại các siêu thị hoặc tự làm ở nhà với công thức cũng khá đơn giản gồm lòng đỏ trứng gà, muối, đường…
  • Nước tương hoặc tương ớt

Cách làm bột há cảo ngon

Nguyên liệu làm vỏ bánh sủi cảo

  • Bột mì đa dụng: 200 g
  • Bột bắp: 50g
  • Muối: 2 g
  • Nước lọc: 120 ml
  • Các dụng cụ: tô, màng bọc thực phẩm, đồ đánh trứng, đồ cán bột,…

Các bước chế biến vỏ bánh sủi cảo

Bước 1: Trộn bột

Trước tiên, bạn cho 200g bột mì đa dụng vào tô. Tiếp đó, cho thêm vào 2g muối và sau đó cho vào tô 100ml nước lọc, sử dụng dụng cụ đánh trứng để trộn đều.

Tiếp theo, dùng tay trộn nhẹ nhàng để hỗn hợp bột kết dính với nhau, gom bột thành một khối.

Bước 2: Nhào bột

Cho khối bột đã được nhào ra mặt phẳng, dùng tay nhào thật  mạnh tay phần bột cho thật đều.

Nhào trong khoảng vài phút nếu bột vẫn còn khô thì tiếp tục cho thêm một ít nước vào. Lặp đi lặp lại như vậy đến khi có thể nhào bột thành khối hoàn toàn mịn dẻo.

Cách làm bột há cảo ngon Cách làm bột há cảo ngon

Một số lưu ý:

  • Để làm vỏ sủi cảo bột mì, các bạn cần phải được trộn bột vừa đủ nước, nếu nhão quá sẽ không làm được. Do đó, lúc đầu chỉ nên cho khoảng 100ml nước, trong lúc nhào bột sẽ thấy bột bị khô thì mới cho thêm từng chút nước vào.
  • Tổng lượng nước sử dụng để nhào bột: 100ml ban đầu + 20ml thêm vào = 120ml (lượng nước có thể nhiều hoặc ít hơn từ 10 ml – 20ml tùy lượng bột mì).

Bước 3: Bọc bột và để bột nghỉ

Cho khối bột vừa mới nhào được vào tô. Tiếp đó, sử dụng màng bọc thực phẩm bọc kín lại và để bột nghỉ trong khoảng 2 tiếng.

Bước 4: Nhào bột lần 2 và tạo hình

Sau 2 tiếng, bỏ màng bọc thực phẩm và lấy bột ra cho lên mặt phẳng. Dùng tay lăn khối bột thành hình trụ dài rồi dùng dao cắt bột thành 2 phần. Lấy từng phần bột ra và lăn dài thêm để chia nhỏ khối bột.

Dùng một con dao nhỏ để cắt thành từng miếng nhỏ, sẽ cắt được khoảng từ 24 – 26 miếng. Tiếp tục sử dụng màng bọc thực phẩm bọc bột lại tránh để bột bị khô bề mặt. Cho 50g bột bắp ra một tô riêng, rải thêm lượng nhỏ bột bắp ra mặt phẳng tạo thành một lớp bột áo.

Đặt từng khối bột vào lòng bàn tay rồi vê tròn. Sau đó, bạn ấn nhẹ cho dẹt viên bột ra. Sử dụng cây cán bột bằng gỗ để cán bột thành miếng mỏng. Cán càng mỏng càng tốt.

Lúc cán xong, bạn sẽ thấy bột hơi co lại, lật ngược mặt, sử dụng một chén nhỏ úp xuống, dùng mũi dao rạch xung quanh và bỏ bột thừa đi.

Bỏ chén ra là đã hoàn thành được một vỏ bánh sủi cảo vừa mỏng mịn vừa đẹp mắt. Và thực hiện như vậy cho đến khi hết phần bột.

Bước 5: Thành phẩm

Chỉ với những công đoạn đơn giản là bạn đã làm được những chiếc vỏ bánh dai, mỏng để gói và làm món sủi cảo vô cùng thơm ngon rồi. Quá đơn giản và tiết kiệm thời gian với cách làm bột há cảo mà chúng tôi giới thiệu phải không nào.

Cách bảo quản vỏ há cảo được lâu mà không bị hỏng

Bảo quản vỏ há cảo được xem là công đoạn quan trọng, đặc biệt tại các cơ sở sản xuất. Trường hợp nếu như không sử dụng hết, các bạn sử dụng khay lớn, bên trong có đặt một lớp giấy thường được sử dụng để đặt trong vỉ hấp há cảo hoặc màng bọc thực phẩm, giấy bạc. Sau đó xếp lần lượt vỏ bánh lên trên lớp giấy đó và bảo quản vào ngăn tủ lạnh. Sau khi vỏ há cảo đã đông lại, các bạn cho hết vào túi zipper, đóng túi lại, hạn chế tối đa lượng không khí lọt vào rồi đóng túi.

Với cách bảo quản này thì vỏ bánh sẽ bảo quản được trong thời gian dài. Khi nào cần ăn, các bạn chỉ cần rã đông và làm nhân bánh như bình thường là được.

Cách bảo quản vỏ há cảo được lâu mà không bị hỏng Cách bảo quản vỏ há cảo được lâu mà không bị hỏng

Nhiệt độ thích hợp để có thể bảo quản vỏ há cảo là – 18 độ C. Nếu bảo quản được đúng mức nhiệt này thì vỏ bánh có thể sử dụng được trong vòng 1 năm rưỡi. Còn với tủ lạnh mà không có hiển thị mức nhiệt độ thì tốt nhất bạn nên để khoảng 1 tháng thôi nhé. Bởi vì để lâu mà không nắm được mức nhiệt khuyến cáo thì vỏ bánh dễ bị hỏng, giảm chất lượng.

Các lỗi hay gặp khi làm bột há cảo

Các lỗi hay gặp khi làm bột há cảo  Các lỗi hay gặp khi làm bột há cảo
  • Bột quá khô: mỗi loại bột mì sẽ có tính hút nước khác nhau tùy vào điều kiện bảo quản và chất lượng bột, nếp bột quá khô bạn hãy thêm từng muỗng nước vào nhào đến khi bột tạo thành khối hoàn chỉnh là được.
  • Sử dụng nước lạnh để trộn bột, không sử dụng nước nóng.
  • Vỏ sủi cảo bị dính vào nhau: cho thêm bột bắp vào giữa các lớp vỏ để giữ vỏ bánh không bị dính chồng lên nhau.
  • Vỏ bánh có thể sử dụng làm bánh gối, bánh mandu hàn Quốc, …
Tham khảo: Cách làm nước chấm há cảo ngon tuyệt, ai ăn cũng phải tấm tắc khen

Lời kết

Há cảo nhân tôm thịt, nhân thập cẩm, nhân trứng hẹ chính là các món ăn điểm tâm giúp các bạn có được bữa sáng năng lượng. Cách làm bột há cảo cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể bảo quản bột trong tủ đá và mang ra sử dụng dần. Còn bây giờ hãy cùng vào bếp và thực hiện ngay món bánh há cảo thơm ngon để chiêu đãi cả nhà nhé.

Đánh giá bài viết!

Từ khóa » Bột Làm Sủi Cảo Là Bột Gì