Cách Làm Bún Khô Như Thế Nào? Những Món ăn Ngon Từ Bún Khô

Việt Nam là một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, trong đó lúa gạo chiếm phần lớn trong quá trình phát triển nông nghiệp đó. Nhờ thế những loại thực phẩn được chế biến từ gạo ngày càng phổ biến, trong đó có thể kể như bún gạo, hủ tiếu, mì. Những hầu hết những loại thực phẩm này thường được sử dụng ngay vì hạn sử dụng ngắn. Những bún khô thì lại hoàn toàn khác có thể sử dụng và bảo quản được khá lâu. Hôm nay hãy cùng đặc sản chính gốc tìm hiểu cách làm bún gạo khô và những món ngon từ bún gạo khô nhé.

Cách làm bún khô như thế nào?

bún khô

Bước 1: là quy trình chọn gạo. Gạo sử dụng trong cách làm bún khô thường là gạo tẻ. Gạo được xay xát không kỹ như để nấu cơm, nhưng cũng không quá rối như gạo rượu (gạo dùng để nấu rượu). Trong quá trình vo gạo, phải nhặt sạch chấu, thóc, sạn,… Sau đó ngâm gạo trong vài giờ, nước ngâm gạo phải là nước sạch (ngày trước thường sử dụng nước mưa, giờ thì sử dụng nước máy) để cho bún có màu trắng sạch. Sau đó, vớt gạo ra và để ráo nước, rồi đưa vào nghiền kỹ, ngâm lọc đúng và đủ thời gian. Bước 2: là công đoạn ép bột. Ép bột bằng máy ép sao cho bột vừa khô tới để đủ độ chín thì bún mới ngon, trắng và dai sợi. Tiếp theo cho bột vào máy để đùn. Bún có sợi to hay nhỏ là do mình sử dụng sàng bún. Sợi bún ra đến đâu cắt với độ dài vừa đủ. Xếp gọn bún vào một chỗ. Ủ bún trong thời gian nhất định. Lưu ý, nếu ép đùn không tốt, cấu trúc sợi bún sẽ không chặt chẽ. Khi đó quá trình sấy, sợi bún sẽ dễ bị gãy, nứt. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép đùn: Độ ẩm: nguyên liệu có ẩm quá cao, khi vào thiết bị, sẽ dính vào thành thiết bị, gây khó khăn trong quá trình ép. Còn ẩm thấp thì phân tử kém linh động nên khó sắp xếp, đùn không đầy lỗ nên liên kết không chặt chẽ gây nứt nẻ sợi bún. Nhiệt độ: ảnh hưởng đến độ nhớt, mức độ bốc hơi nước do đó ảnh hưởng đến áp suất. Bước 3: Vò bún và phơi bún. Nước để vò bún phải là nước sạch (nước máy hoặc nước mưa) để cho sợi bún sạch và trắng. Sau đó cho vào sào tre để phơi bún. Phơi trong thời gian vừa đủ để bún không quá giòn (sẽ bị gãy) hoặc không quá ẩm (nếu ẩm thì bún sẽ bị mốc và không có mùi thơm). Chú ý, khi thu bún thì phải để thời gian cho bún nguội sau đó mới đóng gói thành phẩm.

Mua bún khô ở đâu?

bún khô

Đặc sản chính gốc là cửa hàng chính thức phân phối bún khô tại Tp Hồ Chí Minh và cả nước với phương châm " chất lượng đặt lên hàng đầu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm" nhằm mang đến người tiêu dùng một sản phẩm chất lượng và an toàn cho sức khoẻ phục vụ trong các bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Cửa hàng cam kết bún khô chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng hoá chất, bao đổi trả nếu lỗi do cửa hàng gây ra và khi khách hàng nhận hàng không đúng với mô tả sản phẩm. Bún khô đang ở cửa hàng Đặc Sản Chính Gốc phân phối với giá 60 nghìn/bịch 1kg. Quý khách hàng có thể đến mua tại địa chỉ 7/2C Hồ Văn Tư, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh hoặc gọi số điện thoại 0394116803 để được giao hàng tận nơi.

Tham khảo mua sản phẩm bún khô tại đây.

Những món ăn ngon từ bún khô

bún khô

Bún khô có cách chế biến món ăn rất da dạng hãy cùng đặc sản chính gốc tham khảo một số món ăn bên dưới nhé.

1.Bún khô xào chay

bún khô xào chay

Nguyên liệu Bún khô, cà rốt, nấm linh chi, tàu hũ ky, đậu hũ chiên, ớt, sa tế, đường, tiêu, bột ngọt, nước tương, cần tây, hành. Quy trình Cho bún gạo vào một thau nước lã để ngâm cho mềm khoảng 10 phút thì vớt ra rổ để cho ráo. Cắt lát miếng đậu hũ chiên. Sau đó cho vào chảo dầu nóng chiên lại rồi cắt sợi. Tàu hũ ky cho vào chảo dầu chiên giòn. Cần tây cắt sợi, hành rửa sạch băm nhỏ. Cà rốt các bạn đem gọt vỏ và rửa sạch sau đó bào sợi. Pha nước tương theo công thức 1,5 thìa bột ngọt+ 1 thìa nước tương+ 1/2 thìa muối+ ½ thìa đường khuấy đều. Phi thơm hành, thêm phần nấm tàu hũ ky, cà rốt, cần tây, vào đảo cho đều tay. Xào như vậy khoảng 3 phút thì thêm phần đậu hũ chiên và hỗn hợp nước tương đã pha vào. Tiếp đến là nêm sa tế rồi cho tiếp bún vào xào chung, đảo đều là món ăn đã hoàn thành.

2.Bún khô trộn tôm

bún khô xào tôm

Nguyên liệu Tôm tươi, bún khô, gừng, ớt sừng, cà rốt, dưa chuột, giá đỗ, rau mùi, húng, hành khô, lạc rang, gia vị, nước cốt chanh, mật ong. Quy trình Bún rửa qua với nước lạnh, đun sôi khoảng 3 phút. Vớt ra để ráo nước. Hành khô bỏ vỏ, thái dọc củ thành những lát mỏng. Bắc chảo dầu lên bếp, đun sôi dầu và thả hành vào phi thơm. Khi hành vừa ngả vàng thì vớt ra, để ráo dầu. Đổ bớt dầu ăn ra bát, cho tôm vào chảo vừa phi hành, nêm chút gia vị, hạt tiêu cho vừa miệng. Pha nước trộn gỏi: hòa 2 muỗng mật ong với 1 bát ăn cơm nước lọc ấm sau đó thêm 2,5 muỗng nước mắm, 2 muỗng giấm vào khuấy đều, cuối cùng thả gừng thái nhỏ, ớt băm vào trộn đều. Khi ăn sắp bún vào tô, xếp cà rốt, dưa chuột, giá đỗ, rau thơm, rắc lạc rang lên trên rồi rưới nước mắm chua ngọt.

3.Bún khô xào thịt

bún khô xào thịt

Nguyên liệu Bún khô, thịt nạc, cà rốt, bắp cải, hành, gia vị.

Quy trình Bún khô cắt ngắn bớt, ngâm bún trong nước ấm khoảng 5 phút sau đó lấy ra để ráo nước. Trong lúc ngâm bún, bạn rửa bắp cải rồi thái sợi, cà rốt rửa sạch thái sợi, hành hương thái nhỏ Cho 3 muỗng dầu ăn vào chảo đun nóng, thêm hành hương vào xào thơm. Tiếp đó cho thịt lợn vào đảo ở lửa lớn để thịt được chín mềm và không ra nước. Trong lúc xào thịt bạn nêm một ít muối, hạt nêm, hạt tiêu cho ngấm gia vị. Khi thịt săn mặt thì thêm cà rốt, cải bắp thái nhỏ vào đảo chung khoảng 1 phút. Thêm bún khô và 50ml nước vào đảo chung, xào đến khi nước cạn và bún chín thì nêm lại gia vị cho vừa ăn là xong.

4.Bún khô xào trứng

bún khô xào trứng

Nguyên liệu Bún khô, trứng gà, cà rốt, hành lá. Quy trình Bún gạo khô ngâm rửa nước cho bún mềm sau đó cho vào nồi luộc chín. Trứng đập ra bát sau đó tráng thật mỏng và thái sợi dài rồi để riêng Cho mỳ vào chảo dầu đảo đều, cho 1 thìa bột nêm vừa ăn sau đó cho cà rốt vào xào cùng, đến khi mỳ chín thì cho hành vào. Cho bún xào ra dĩa, xếp rau, trứng lên mặt. Có thể ăn bún gạo xào với nước mắm hoặc nước tương pha chua ngọt.

Từ khóa » Món ăn Với Bún Khô