Cách Làm Chả Ngũ Sắc Ngon & Hấp Dẫn Nhất 2022
Có thể bạn quan tâm
Những món ăn ngũ sắc đều hấp dẫn và bắt mắt. Sức lôi cuốn đến từ phần nhìn lẫn phần thưởng thức. Cùng tìm hiểu cách làm chả ngũ sắc để biết thêm về một món ăn đầy sắc màu nào bạn!
Ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Món ăn chế biến theo phong cách ngũ sắc tượng trưng cho sinh khí của đất trời, mang đến may mắn, tài lộc cho người thưởng thức. Với ý nghĩa như vậy, bảo sao những món ăn như xôi ngũ sắc, bánh dày ngũ sắc, bánh trôi ngũ sắc,... lại được nhiều dân tộc tại Việt Nam chế biến trong những dịp lễ hội, ngày Tết.
Món ăn ngũ sắc còn có cả chả ngũ sắc nữa bạn ạ!
Màu sắc trong món chả ngũ sắc hoàn toàn được tạo bởi những thành phần tự nhiên. Sắc đỏ của lạp xưởng, sắc vàng của trứng, sắc xanh của đậu que, sắc cam của cà rốt, sắc đen của mộc nhĩ.
Nhiều thành phần như này thì cách làm chả ngũ sắc có khó không? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bí quyết về cách làm chả ngũ sắc được Thật Là Ngon chia sẻ ngay bây giờ nhé bạn!
In Công Thức 5 from 1 voteCách Làm Chả Ngũ Sắc
Giò sống trộn cùng các nguyên liệu rồi gói chặt tay trong lá dong và đem hấp chín. Khoảnh khắc cắt khoanh chả ngũ sắc ra để thưởng thức, sắc màu của sự vui sướng chắc chắn sẽ hiện lên trong ánh mắt của bạn. Chuẩn bị1 giờ Nấu45 phút Tổng thời gian1 giờ 45 phút Bữa ăn: Món chínhĐặc sản: Việt NamKeyword: chả ngũ sắc Khẩu phần: 2 cây chả ngũ sắc Calories: 245kcalNguyên Liệu
- 500 g giò sống
- 4 quả trứng gà
- 3 cây lạp xưởng
- 10 phần lòng đỏ trứng muối
- 1 cái tai heo
- 20 g mộc nhĩ
- 1 củ cà rốt nhỏ
- 50 g đậu que
- 1 thìa cà phê muối
- 1 củ hành tím
- 100 ml rượu trắng
Gia vị tráng trứng
- 1 thìa cà phê bột khoai tây
- ⅓ thìa cà phê bột nghệ
- 1 thìa canh nước lọc
Gia vị trộn chả
- 1 thìa cà phê hạt tiêu xay
- 1 thìa cà phê đường
- 2 thìa cà phê nước mắm
Dụng Cụ
- 8 lá dong/ lá chuối
- Lạt buộc
Hướng dẫn
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Tai heo mua về bóp với chút muối rồi rửa sạch.
- Luộc tai heo cùng hành khô trong 10 phút rồi vớt ra ngâm ngay vào âu nước đá 5 phút.
- Vớt tai heo ra, lau sạch và thái mỏng cỡ 3 mm.
- Trứng muối rửa sơ qua với rượu trắng rồi đem hấp/ nướng chín trong 10 phút.
- Trứng gà đánh tan với hỗn hợp gia vị rồi chia làm 2 phần để tráng mỏng.
- Lạp xưởng cắt làm tư theo chiều dọc.
- Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch rồi thái sợi nhỏ.
- Đậu que tước gân, bỏ hai đầu rồi rửa sạch.
- Mộc nhĩ ngâm nở 15 phút, rửa sạch rồi cắt chân, thái sợi.
- Lá dong rửa sạch, lau khô, tước bỏ phần gân lá.
Bước 2: Gói chả ngũ sắc
- Trút giò sống, cà rốt, tai heo, mộc nhĩ, gia vị vào âu trộn.
- Dùng găng tay nilon trộn cho đều.
- Trải lớp trứng ra, thêm ½ phần giò sống đã trộn vào dàn đều.
- Xếp 5 lòng đỏ trứng muối thẳng hàng ở giữa.
- Lần lượt xếp ½ phần đậu que, ½ phần lạp xưởng song song.
- Cẩn thận cuốn lớp trứng lại, ôm chặt phần nhân.
- Sử dụng lá dong để bó chả ngũ sắc lại.
- Dùng lạt buộc để cố định hai đầu.
- Làm tương tự với cây chả ngũ sắc thứ hai.
Bước 3: Hấp chín chả ngũ sắc
- Chờ nước sôi, đặt chả ngũ sắc vào nồi hấp trong 45 phút.
- Gắp chả ngũ sắc ra, chờ nguội hẳn rồi để trong ngăn mát tủ lạnh 1 giờ.
Bước 4: Hoàn thành
- Bóc lá dong, cắt chả ngũ sắc thành từng khoanh tròn.
- Trang trí thêm nếu muốn và thưởng thức.
Nutrition
Khẩu phần: 100g | Calories: 245kcal Bạn thử chưa?Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!Cách làm chả ngũ sắc chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Trong cách làm chả ngũ sắc thì khâu chuẩn bị nguyên liệu có lẽ là tốn nhiều thời gian và công sức nhất. Bởi vì món ăn cần mua và sơ chế nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
Thế nhưng bạn đừng nản chí, chỉ cần gạch đầu dòng ra những nguyên liệu cần mua. Đến bất cứ khu chợ dân sinh nào, bạn cũng có thể mua được đầy đủ nguyên liệu làm chả ngũ sắc. Việc sơ chế cũng không quá khó khăn khi bạn thực hiện tuần tự theo các bước mà Thật Là Ngon đã hướng dẫn.
Đầu tiên là chuẩn bị tai heo.
Tai heo bạn nên chọn mua một chiếc cỡ vừa. Nhìn ngoại quan tai heo đã được làm sạch lông bám, có màu hồng nhạt, khô ráo và không chảy nước, không có mùi ôi thiu. Tai heo có thể thay thế bằng bì heo, mũi heo,... Đây là những thành phần tạo nên đặc tính dai dai giòn giòn cho món chả ngũ sắc.
Sau khi mua tai heo về, bạn rửa sơ rồi bóp cùng chút muối để làm sạch kỹ. Bạn tráng lại với nước sạch nhiều lần rồi đem tai heo đi luộc trong nước sôi có thả thêm đầu hành/củ hành khô trong 10 phút.
Luộc xong, bạn vớt ngay tai heo ra cho vào âu nước đá lạnh khoảng 5 phút, để tai heo săn lại, giòn hơn.
Bạn lau khô tai heo bằng một chiếc khăn sạch rồi thái mỏng cỡ 3 mm. Tai heo đã thái, bạn nên để trong một chiếc hộp/ bát rồi đậy lại cho đỡ bị khô.
Trứng muối bạn chỉ sử dụng lòng đỏ thôi. Bạn nhẹ nhàng lấy lòng đỏ trứng muối ra rồi rửa sơ qua với rượu trắng.
Để làm chín lòng đỏ trứng muối, bạn chớ đem luộc mà làm trứng bị nát nhé!
Bạn có thể chọn cách nướng lòng đỏ trứng muối trong lò nướng 120oC khoảng 10 phút. Hoặc bạn mang lòng đỏ trứng trong nồi nước sôi đang luộc tai heo để tiết kiệm thời gian. Hấp 10 phút là lòng đỏ sẽ chín nhé bạn! Bạn chú ý không được để nước nhỏ vào trứng.
Khi trứng muối đã chín, bạn xếp cùng với phần tai heo cho đỡ khô nhé!
Bạn đập trứng gà vào âu, nêm gia vị và đánh đều. Tiếp theo, bạn chia trứng thành hai phần rồi đem tráng mỏng với chút dầu ăn. Thao tác cần nhẹ tay để tránh làm rách lớp màng trứng tráng khá mỏng nhé bạn!
Bạn đợi cho trứng nguội rồi đậy lại để tránh bị khô.
Lạp xưởng bạn để nguyên que dài, cắt thành 4 - 6 thanh.
Cà rốt bạn cạo sạch vỏ, rửa với nước cho sạch rồi đem thái chỉ hoặc nạo mỏng.
Đậu que bạn tước bỏ phần gân và hai đầu rồi đem rửa sạch là được. Bạn không cần phải cắt nhỏ đậu que đâu.
Màu xanh lá cây của đậu que có thể được thay thế bằng đậu hà lan hoặc hành hoa cọng to nhé bạn! Nếu thích ăn cả nấm hương thì bạn có thể đồng thời vừa thêm mộc nhĩ, vừa thêm nấm hương vào phần giò trộn chả ngũ sắc.
Mộc nhĩ bạn ngâm với nước sạch 15 phút cho nở ra. Sau đó bạn vớt ra, rửa lại với nước sạch rồi cắt chân, thái chỉ.
Những nguyên liệu này chuẩn bị xong, bạn xếp vào một chiếc đĩa/ âu to nhé!
Cuối cùng, mình hướng dẫn bạn cách chuẩn bị lá dong gói chả. Tuy rằng hướng dẫn sau cùng trong khâu chuẩn bị nguyên liệu nhưng mình khuyên các bạn nên làm đầu tiên. Khi bắt tay vào làm chả ngũ sắc thì bạn chỉ tập trung chuẩn bị phần nguyên liệu chính thôi.
Lá dong bạn rửa với nước nhiều lần cho sạch. Bạn lau từng chiếc lá cho thật khô rồi tước bỏ gân cứng giữa lá. Để gói chả dễ dàng hơn, bạn có thể hong nắng nhẹ cho lá hơi héo hoặc hơ nhanh lá dong trên bếp ga/ bếp than. Khoảng cách giữa lá và ngọn lửa là tầm 20 cm và hơ khoảng 1 phút.
Bước 2: Gói chả ngũ sắc
Phần giò sống, cà rốt, mộc nhĩ, tai heo bạn lần lượt trút vào một âu lớn. Bạn tiếp tục thêm gia vị vào trộn cho thật đều. Bạn có thể đeo găng tay nilon để trộn cho thuận tiện hơn.
Nếu gia đình bạn thích ăn cay thì hãy cân nhắc sử dụng tiêu hạt thay vì tiêu xay để thêm vào phần trộn hỗn hợp giò sống. Lát sau vừa thưởng thức chả ngũ sắc vừa cắn trúng tiêu hạt sẽ cảm nhận vị cay nồng thích thú.
Bạn trải miếng trứng ra một bề mặt rộng như thớt, bàn đá,... Rồi bạn từ từ dàn đều ½ hỗn hợp giò sống đã được trộn ban nãy lên trên.
Nếu bạn lo khó có thể dàn đều lớp hỗn hợp giò sống trên lớp trứng thì có một mẹo nhỏ cho bạn đây. Bạn cho thịt vào túi zip, dàn đều, đóng miệng túi rồi để trong ngăn đá 30 phút cho thịt cứng hơn. Lát sau lấy ra cuốn chả sẽ dễ dàng hơn rất nhiều đấy.
Bạn xếp 5 lòng đỏ trứng muối thẳng hàng ở giữa. Tiếp đấy, bạn chia đậu que và lạp xưởng thành 2 phần, xếp song song lần lượt hai bên hàng trứng muối.
Trong quá trình xếp, bạn căn chỉnh làm sao để sau khi cuộn tròn lại, hàng trứng muối ở giữa trung tâm còn xung quanh là lớp lạp xưởng, đậu que.
Bạn cẩn thận cuốn lớp trứng tròn lại, ôm trọn toàn bộ phần nhân bên trong.
Công đoạn tiếp theo đòi hỏi bạn phải khéo léo và thao tác dứt khoát nhé!
Bạn xếp lá dong rồi đặt cuộn chả vào trung tâm rồi cuộn tròn lại sao cho lá dong bao kín phần chả ngũ sắc. Để cố định lá dong, bạn sử dụng lạt buộc cho thật chắc.
Chi tiết thao tác xếp lá, thao tác gói bằng lá dong bạn tham khảo trong bài viết cách làm bánh tét nhé!
Bạn làm thao tác tương tự để gói cây chả ngũ sắc thứ hai.
Trường hợp không chuẩn bị được lá dong thì bạn chớ có lo lắng quá nhé! Bạn có thể sử dụng màng bọc thực phẩm và giấy bạc để gói chả ngũ sắc.
Ngoài ra, việc gói chả ngũ sắc bằng giấy bạc được đánh giá là dễ dàng hơn rất nhiều so với gói bằng là dong nên bạn nào sợ gói lá dong không thành công thì hãy sử dụng giấy bạc cho chắc ăn nhé!
Sau khi hoàn thành việc cuộn chả ngũ sắc, bạn dùng màng bọc thực phẩm để bọc hai đầu rồi xoắn lại. Rồi bạn tiếp tục dùng giấy bạc để bọc thêm một lớp bên ngoài cùng.
Tùy vào tính sáng tạo của mỗi cá nhân, bạn có thể sắp xếp các nguyên liệu theo nhiều cách để khi cắt ra lát chả sẽ có nhiều hoa văn sinh động hơn.
Một điểm nữa, bạn nên cân nhắc kích thước của dụng cụ hấp để điều chỉnh kích cỡ cây chả. Từ đó có thể tiết kiệm được thời gian nấu nướng và tiện trong việc bảo quản thành phẩm sau này.
Bước 3: Hấp chín chả ngũ sắc
Bạn chuẩn bị một nồi hấp lớn đảm bảo vừa cho hai cây chả ngũ sắc. Trường hợp mà nồi ở nhà không vừa thì bạn hấp từng chiếc một vậy nhé!
Chờ cho nước sôi, bạn xếp chả ngũ sắc vào nồi hấp cách thủy trong 45 phút.
Sau khoảng thời gian chờ đợi, bạn gắp hai cây chả ngũ sắc ra, để nguội hẳn là dùng được rồi. Nếu muốn cây chả định hình kết cấu và săn chắc hơn thì bạn để chả vào ngăn mát tủ lạnh thêm chừng 1-2 giờ nữa nhé!
Bước 4: Cách Làm Chả Ngũ Sắc – Hoàn thành
Sau thời gian chờ đợi, bạn bóc lớp lá dong ra rồi thái chả ngũ sắc thành từng khoanh tròn.
Bạn lần lượt xếp từng khoanh chả ra đĩa rồi trang trí thêm nếu muốn.
Vậy là món chả ngũ sắc đã sẵn sàng để thưởng thức.
Thành phẩm không chỉ có màu sắc bắt mắt mà hương vị cũng cần đảm bảo yếu tố thơm ngon, hấp dẫn.
Khoanh chả ngũ sắc sau khi cắt ra, nhìn rõ nhân trứng muối ở trung tâm, xung quanh là cà rốt, mộc nhĩ, đậu que. Những gam màu rau củ nổi bật trông rất đẹp mắt.
Lớp trứng vàng bọc quanh bên ngoài. Miếng chả ngũ sắc có sự liên kết với nhau, không bị rời ra.
Khi thưởng thức cảm nhận rõ hương thơm của thịt heo chín ngọt. Nếu bạn nhai trúng miếng tai heo, mộc nhĩ sẽ thấy giòn giòn rất ngon miệng.
Chả ngũ sắc thường được làm thành cuộn lớn nên nếu không ăn hết trong một bữa thì bạn hãy bảo quản phần còn lại trong ngăn mát tủ lạnh nhé! Bữa sau có nhu cầu ăn, bạn lại lấy ra cắt miệng và xếp lên mâm là được. Bạn cần chú ý dùng hết trong vòng 1 tuần để đảm bảo chả ngũ sắc vẹn nguyên hương vị.
Khi đã thành thạo cách làm chả ngũ sắc cơ bản rồi, một ngày nào đó bạn hãy linh động thay thế các thành phần theo khẩu vị của mình xem sao. Biết đâu bạn sẽ có phiên bản chả ngũ sắc mang màu sắc cá nhân của riêng mình?!
Thành phẩm bạn cắt ra đĩa, bày biện đẹp chút rồi chụp phô ảnh tung lên mạng. Thể nào bạn cũng sẽ nhận được vô số lời khen có cánh của bạn bè.
Ngoài chả ngũ sắc, Thật Là Ngon còn hướng dẫn chi tiết nhiều món chả khác vừa ngon lành vừa dễ làm dành cho bạn rồi đây:
- Chả quế
- Chả rươi
- Chả chay
- Chả cốm
- Chả mực
Hy vọng bạn sẽ thành công với những công thức của Thật Là Ngon. Đừng quên chia sẻ với chúng mình trên Group Facebook hoặc #thatlangon trên Instagram nha! 😄
Từ khóa » Chả Hoa Ngũ Sắc để được Bao Lâu
-
Cách Làm Chả Ngũ Sắc Theo Công Thức Mới Nhất Năm 2020 - JAMJA
-
2 Cách Làm Chả Hoa Ngũ Sắc Cực Kì đẹp Mắt, Ngon Miệng đơn Giản ...
-
CÁCH BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG CHẢ NGŨ... - CHẢ NGŨ SẮC Bích ...
-
CÁCH BẢO QUẢN CHẢ NGŨ SẮC BÍCH... - Facebook
-
Chả Hoa Ngũ Sắc để được Bao Lâu
-
Làm Chả Hoa Ngũ Sắc Cho Cả Năm May Mắn
-
Cách Bảo Quản Chả Ngũ Sắc Trứng Bắc Thảo Chay, Mặn Ngon Lạ ...
-
Hướng Dẫn Làm Chả Hoa Ngũ Sắc Cho Mâm Cỗ Tết Thêm Nổi Bật
-
Cách Làm Chả Ngũ Sắc Trứng Bắc Thảo Chay, Mặn Ngon Lạ Miệng
-
Giò Chả Ngày Tết Phải Bảo Quản Như Thế Này, Không Sợ Hỏng, Thơm ...
-
NTO - Chả Hoa Ngũ Sắc - Báo Ninh Thuận
-
Cách Làm Chả Hoa Ngũ Sắc
-
Cách Làm Giò Hoa Ngũ Sắc đón Tết Nguyên đán - Báo Đại Đoàn Kết