Cách Làm Đào Ngâm Đường Để Làm Trà Đào
Có thể bạn quan tâm
- Thịt lợn
- Thịt bò
- Thịt gà
- Thịt vịt
- Thịt ếch
- Trứng
- Món cá
- Món tôm
- Món cua
- Món ốc
- Món ngao
- Hến
- Món lươn
- Món mực
- Món hàu
- Rau luộc
- Rau xào
- Món cháo
- Món nộm
- Món xôi
- Món bún
- Món lẩu
- Món salad
- Món xào
- Món luộc
- Món kho
- Món chiên
- Món hấp
- Món rang
- Món muối chua
- Món hầm
- Món sốt
- Món nướng
- Món cơm rang
- Món chính
- Món phụ
- Món rau
- Món canh
- Món mặn
- Món nhậu
- Món ăn vặt
- Món khai vị
- Món ngon cuối tuần
- Món ngon ngày hè
- Món ngon đãi tiệc
- Món ngon ngày tết
- Sinh tố
- Món chè
- Nước ép
- Home
- Recipes
- Delicious Summer Dishes Cách làm đào ngâm đường để làm trà đào August 30, 2024 Nguyên liệu Cách làm
- 1,5kg đào
- 650-700g đường
- Muối hạt
- 1 quả chanh tươi
- Hũ/lọ đựng
- Món ngon ngày hè(51)
Cách làm đào ngâm đường để làm trà đào khá đơn giản, tuy nhiên bạn cần chú ý 1 chút ở khâu sơ chế đào để đào ngâm được giòn, đặc biệt nước ngâm đào không bị úng váng và để được lâu mà không bị hỏng.
Khẩu phần ăn: 10 Thời gian chuẩn bị: 15 minutesThời gian nấu: 1 hourNguyên liệu
Lưu ý về nguyên liệu
Để ngâm đào được đẹp mắt và thơm, bạn nên chọn đào trơn, ruột vàng (còn gọi là xuân đào). Còn nếu thích ăn giòn hẳn thì chọn đào lông (đào mỏ quạ, đào sapa), tuy nhiên về độ ngọt và thơm thì cá nhân Cookbeo thấy không bằng đào trơn ruột vàng.
Đường các bạn có thể dùng đường trắng, đường phèn, đường thốt nốt, đường hoa mai... tùy ý.
Hũ/lọ đựng đào ngâm bạn nên rửa sạch sẽ, lau khô. Cẩn thận hơn thì nên pha 1 chút nước nóng cùng với muối hạt để tráng qua lọ rồi lau khô. Làm như vậy lọ đựng sẽ rất sạch, hạn chế được tình trạng nước đào ngâm bị úng, váng.
Thực tế, đào ngâm muốn để được lâu thì nó phải được ngâm trong dung dịch nước đường sánh đặc, có nghĩa là lượng đường ít nhất phải bằng 2/3 lượng đào và lượng nước bằng 1/2 lượng đào. Tuy nhiên vì không phải ai cũng thích ăn ngọt, nên thường sẽ pha nhạt hơn. Chính vì thế, đào ngâm sẽ không để được lâu như khi pha đường đặc.
Cách làm
Sơ chế đào
Đào bỏ hết núm cuống rồi ngâm rửa nước muối sạch sẽ, vớt ra để ráo. Trong lúc đó pha 1 âu nước muối loãng, lượng nước đủ để ngập đào để lát ngâm đào.
Bổ đào thành từng miếng vừa ăn. Tùy vào kích thước mà bạn có thể bổ đào thành 4 miếng, 5 hay 6. Tuy nhiên không nên tách bổ miếng đào quá bé, khi nấu lên sẽ có cảm giác bị nhũn, vụn.
Bổ đến đâu ngâm đào trong âu nước muối đến đấy. Mục đích để khử vị chát của đào và giúp đào không bị thâm.
Sau khi đã bổ miếng, lúc này bạn mới gọt vỏ. Nếu gọt vỏ trước thì rất khó để bổ miếng vì đào sẽ bị trơn. Ngoài ra vừa bổ vừa gọt thì miếng đào dễ bị thâm.
Giữ lại vỏ đào thì đào ngâm sẽ thơm và giòn, hương vị đào sẽ đậm đặc hơn tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì bạn nên gọt vỏ vì đào dễ bị phun thuốc.
Đào gọt vỏ xong, bạn ngâm thêm 1 lúc khoảng 2-3 phút rồi vớt ra, xả lại nước cho trôi vị mặn của muối rồi để ráo nước.
Nấu nước đường ngâm đào
Nước ngâm đào sẽ đẹp mắt và hấp dẫn hơn nếu như có màu vàng, thậm chí có người thích màu vàng sẫm 1 chút. Nên nếu như dùng đường trắng, đường phèn, đường vàng thì bạn cần thực hiện thêm 1 bước gọi là thắng đường, mục đích để tạo màu cho nước đào ngâm. Nếu dùng đường thốt nốt thì bạn có thể bỏ qua bước này vì đường thốt nốt nấu lên cũng cho màu sắc khá đậm.
Với khoảng 1,5kg đào (sau khi gọt vỏ, tách bỏ hạt thì sẽ còn khoảng 1,2kg), lượng đường bạn cần dùng sẽ dao động từ 600-700g đường (tùy vào sở thích ăn ngọt của từng người, như Cookbeo ở đây sẽ dùng 600g đường) và lượng nước sẽ khoảng 1lít. Nhưng để thắng đường tạo màu cho nước ngâm thì bạn chỉ cần dùng 1 lượng đường nhỏ, ước chừng bằng 1/10 số đường dùng để ngâm đào.
Theo đó, bạn cho khoảng 60g đường và 20ml nước vào nồi, nấu sôi hỗn hợp này lên ở lửa nhỏ vừa.
Khi đường tan, đảo đều và nấu đến khi đường chuyển sang màu vàng ưng ý. Không nên thắng quá kỹ, sẽ làm mất đi vị đường.
Lúc này cho khoảng 1 lít nước nóng và đổ nốt số đường còn lại vào (khoảng 540g đường), khuấy đều. Vì lúc này vừa thắng nước màu xong, nhiệt độ đang cao, nếu cho nước nguội sẽ dễ bị bỏng hơi. Chính vì vậy cho nước nóng để giảm thiểu tình trạng trên.
Khi nước đường sôi, bạn thả đào vào. Tùy vào lượng đào và độ dày của miếng đào mà thời gian nấu khác nhau, tuy nhiên trung bình sẽ là 3-6 phút, nấu đến khi bạn thấy miếng đào trong là được.
Lúc này vớt đào ra bát đá để làm đào săn miếng và giòn.
Khi đào nguội, cho đào ra khay để thật ráo nước. Tiếp đến, bạn có thể cho đào vào túi, buộc kín và để vào ngăn đá khoảng 30-40 phút để tạo độ giòn. Lưu ý không để đào tiếp xúc trực tiếp với ngăn đá, sẽ tạo thành những đá dăm xung quanh miếng đào và khi lấy ra cho vào lọ ngâm, đào sẽ nhanh bị hỏng, có nhớt váng vì bị dính nước lạnh.
Để đào được giòn, có 2 cách, đó là sau khi nấu bạn ngâm đào vào bát đá lạnh như trên (hay bát nước đá) hoặc cho đào vào 1 chiếc bát không đã được làm mát bằng cách để trong ngăn đá tủ lạnh trước đó (và có thể đặt bát đào này trong 1 âu đá lạnh khác). Tuy nhiên đào ngâm đá lạnh sẽ không để được lâu bằng việc ủ đào trong bát lạnh mà không bị dính nước.Tuy nhiên cũng như Cookbeo đã nói ở ngay đầu bài, việc ngâm đào được giòn không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi việc ngâm đào vào nước đá sau khi luộc. Mà phần lớn phụ thuộc vào việc bạn phải chọn được quả đào cứng, rắn quả và thời gian luộc đào hợp lý.
Với nước đường sau khi vớt đào, bạn nên nấu sôi lại 1 lần nữa, hớt bỏ bọt đi và vắt thêm nửa quả chanh vào. Nước cốt chanh giúp cho nước đào ngâm thơm hơn, có vị chua dịu hấp dẫn. Đây cũng là 1 trong những bí quyết ngâm đào được ngon, để được lâu mà không bị hỏng hay úng, váng. Sau đó tắt bếp, để nước này nguội.
Sau khi ngâm được 2 ngày, bạn có thể vớt đào để riêng ra và nấu sôi lại nước đường 1 lần nữa. Rồi để nước đường thật nguội, cho đào vào và đổ hỗn hợp này lại vào lọ đựng, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Như vậy đào ngâm sẽ để được lâu hơn nữa.
Ngâm đào
Khi nước đường đã nguội, bạn đổ vào lọ đựng rồi cho đào vào, đậy kín nắp lọ, để nơi thoáng mát. Tuy nhiên Cookbeo khuyên bạn tốt nhất là cho lọ đào ngâm vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn cũng có thể làm số lượng lớn, chia ra từng lọ nhỏ, cấp ở tủ đông để dùng dần.
Nếu lọ đựng thủy tinh của bạn làm bằng chất liệu tốt, có thể chịu nhiệt thì khi nước đường còn ấm, bạn hãy đổ vào lọ và cứ để cho nó nguội dần rồi thả đào vào. Làm như vậy lọ đào ngâm của bạn cũng được sát khuẩn và sẽ giữ được lâu mà không bị hỏng.
Nước đào ngâm thơm, vị ngọt dịu và có độ thanh. Uống cùng đá lạnh rất ngon và mát. Đây cũng là cách ngâm đào để làm trà đào giải nhiệt khi kết hợp nhiều nguyên liệu khác tạo nên hương vị hấp dẫn hơn như là làm trà đào cam sả, trà đào mận đỏ...
Ngoài ngâm đào, bạn cũng có thể làm mận ngâm đường, làm siro mận, dâu tằm ngâm đường hay mơ ngâm đường để cả nhà cùng thưởng thức vào mùa hè này.
→ Read the article in English Bài viết này có hữu ích với bạn không? Có KhôngCúc Nguyễn là Food blogger và biên tập viên ẩm thực, từng tốt nghiệp nhiều khóa học nấu ăn của các cơ sở đào tạo uy tín và có kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực ẩm thực Việt.
Danh mục
Món mới
Món ăn khác
Từ khóa » đào Ngâm
-
3 Cách Làm đào Ngâm Giòn Ngon để Pha Trà đào đơn Giản Tại Nhà
-
Cách Làm Trà Đào Với Đào Ngâm Giòn Ngọt Mát Lạnh Tại Nhà
-
Cách Làm đào Ngâm Nước đường Ngon đúng Chuẩn - Bách Hóa XANH
-
Cách Làm đào Ngâm Giòn Ngon, Ngọt Nước ăn Cực đã - VinID
-
Cách Làm ĐÀO NGÂM Bất Bại, Thành Công Ngay Lần đầu Tiên
-
Cách Làm ĐÀO NGÂM Rất Dễ, Ai Cũng Làm Thành Công - Món Ăn Ngon
-
Cách Làm đào Ngâm đường để được Lâu - Ai Cũng Có Thể Làm được
-
đào Ngâm Giá Tốt Tháng 8, 2022 | Mua Ngay Bách Hóa Online
-
Cách Làm đào Ngâm đường để được Lâu| Cách Làm Trà đào Cam Sả
-
Mẹ đảm Mách Cách Làm đào Ngâm để Pha Trà Tuyệt Ngon, Không Nổi ...
-
4 Cách Làm Trà đào Tươi Ngon Chuẩn Vị Uống Một Lần Là Mê - Eva
-
Đào Ngâm BoddoB | Kho Nguyên Liệu Pha Chế Việt Nam
-
3 Cách Làm đào Ngâm đường để được Lâu, Ngon Mê Ly