Cách Làm đất Trồng Rau Sạch Tại Nhà Chuẩn Nhất Cho Rau Phát Triển Tốt

1. Quy trình làm đất trồng rau chuẩn

Bước 1: Bón vôi, phơi đất và tạo độ tơi xốp cho đất trồng

Thông thường, đất trong môi trường tự nhiên đều bị ảnh hưởng và tác động bởi nhiều yếu tố như ánh nắng mặt trời khiến đất bị bạc màu, mưa làm đất bị xói mòn và trôi đi chất dinh dưỡng. Đồng thời, đất không tốt khiến nấm và vi khuẩn dễ dàng phát triển, gây nhiều thiệt hại đến cây trồng. Vì vậy, cách trồng rau sạch tại nhà thì việc đầu tiên là làm cho đất tơi xốp là việc làm giúp đất trở nên thoáng khí, cải thiện được lượng oxy. Nếu những loại đất bị xói mòn nhiều thì cần bổ sung đất mới trải lên bề mặt để cải tạo tình trạng đất.

Ngoài ra, bón vôi cho đất khi trồng rau củ là cách để hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại nấm bệnh. Ngoài ra, hành động này có ý nghĩa trong việc cung cấp canxi cho đất, giảm độ chua và ngăn chặn tình trạng thoái hóa đất trồng. 

Bước 2: Làm đất được tơi xốp

Ủđất bằng cách sử dụng các loại cây xanh, rơm, rạ…để ủ và trộn vào đất là cách giúp đất được tơi xốp để trồng rau tại nhà. Cách này vô cùng cần thiết và hiệu quả đối với những loại đất đã qua sử dụng nhưng không được cải tạo trong thời gian dài. Ngoài ra, những loại đất như Đất thịt, hay đất feralit… cũng nên được làm cho tơi xốp trước khi bạn bắt tay vào trồng rau quả tại nhà. 

Bước 3: Cải tạo đất vườn trồng rau là cung cấp chất dinh dưỡng cho đất

Sau khi hoàn thành hai bước ở trên, bạn tiếp tục tiến hành cải tạo đất vườn tại nhà để trồng rau sạch. Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế để cung cấp và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất trước khi trồng rau. Điều này giúp an toàn và hiệu quả cho đất trồng đồng thời chất lượng của đất cũng được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt, bạn nên sử dụng phân trùn quế bởi vì đây là một chế phẩm sinh học an toàn và đem đến nhiều lợi ích như: Giữ độ ẩm cho đất, giúp hòa tan lượng đạm, lân và kali khó tiêu cho đất nhà bạn.

2. Cách làm đất trồng rau sạch tại nhà trong thùng xốp hiệu quả

Chuẩn bị thùng xốp

Với cách trồng rau trong thùng xốp đơn giản, đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị thùng xốp, số lượng thùng tùy thuộc vào số lượng rau bạn muốn trồng và diện tích khu đất hay ban công nhà bạn. Lựa chọn thùng xốp được xem là yếu tố quyết định việc sinh trưởng, phát triển của rau trồng tại nhà. Lựa chọn thùng xốp phù hợp với loại rau bạn muốn trồng giúp chống lãng phí diện tích, đất trồng cho bạn.

Ngoài ra, vì thùng xốp có khả năng giữ độ ẩm cho đất khá lâu. Điều này giúp hạn chế tối đa việc tưới nước cho rau sạch khi trồng tại nhà. Đừng quên chọc lỗ xung quanh thùng xốp với khoảng cách cách đáy thùng 5cm. Việc này giúp đất trồng được hô hấp bởi vì đất không được hô hấp thì rễ cây cũng không được hô hấp gây ra tình trạng giảm sự phát triển của rễ cây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây.

Đất trồng

Tốt nhất bạn lựa chọn đất phù sa thịt hoặc đất thịt. Tuy nhiên có thể trộn thêm các loại trấu, than mùn cưa, phân trùn quế… Việc làm này giúp tạo độ tơi xốp cho đất và là cách để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất khi trồng rau.

Khi tiến hành trộn và ủ đất cần có tỷ lệ phù hợp tránh thừa chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của rau. Tỉ lệ trộn tốt nhất nên là 60 – 70% và khi đổ đất nên cách phần miệng thùng khoảng 5cm.

Ươm hạt và gieo hạt cũng cần đảm bảo tỷ lệ mọc mầm là tốt nhất.

Để thúc đẩy quá trình nảy mầm của giống, bạn cần ngâm giống vào nước trước, sau đó đem đi ủ đến khi nứt nanh rồi mới tiến hành đem gieo. Điều này giúp tăng khả năng nảy mầm của hạt đồng thời giúp bạn tiết kiệm thời gian khi chờ đợi hạt nảy mầm. 

Ngoài ra, bạn có thể trồng rau tại nhà bằng chai nhựa. Cleanipedia hy vọng với hướng dẫn đơn giản trên, bạn đã tự tay trồng lên những khóm rau sạch tại nhà! Hãy bắt tay vào tạo cho mình một khu vườn rau sạch ngay thôi. Chúc bạn thành công với cách trồng rau sạch tại nhà đơn giản và tươi tốt nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Cách Làm Bi đất