Cách Làm đậu Hũ Non Thơm Mịn, An Toàn Cho Sức Khỏe - VinID
Có thể bạn quan tâm
Đậu hũ non không chỉ thơm mát mà còn rất bổ dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Cách làm món ăn này cũng không quá khó nếu bạn chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và thực hiện theo các công thức mà VinID chia sẻ dưới đây. Cùng xắn tay vào bếp với cách làm đậu hũ non siêu dễ sau nhé!
Nội dung chính
- 1. Cách làm tàu hũ non từ sữa đậu nành
- 1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1.2. Cách thực hiện
- Bước 1: Nấu sữa đậu nành
- Bước 2: Nấu nước đường
- Bước 3: Hoàn thành
- 2. Cách làm tàu hũ non từ đậu nành
- 2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 2.2. Cách thực hiện
- Bước 1: Sơ chế đậu nành
- Bước 2: Nấu sữa đậu nành
- Bước 3: Làm đậu hũ non
- 3. Cách làm đậu hũ non bằng yến mạch
- 3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 3.2. Cách thực hiện
- Bước 1: Ngâm và xay yến mạch
- Bước 2: Lọc và nấu yến mạch
- Bước 3: Đổ khuôn
- Bước 4: Làm sốt trái cây
- 4. Cách làm đậu hũ non sử dụng thạch cao phi
- 4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 4.2. Cách thực hiện
- Bước 1: Ngâm đậu nành
- Bước 2: Xay đậu nành
- Bước 3: Lọc xác đậu nành
- Bước 4: Nấu đậu nành
- Bước 5: Hoàn thành
- 5. Cách làm đậu hũ non bằng khoai lang
- 5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 5.2. Cách thực hiện
- Bước 1: Sơ chế khoai lang
- Bước 2: Xay và lọc khoai lang
- Bước 3: Làm đậu hũ non khoai lang
- 6. Mẹo làm đậu hũ non thành công
- 6.1. Chọn mua đậu nành
- 6.2. Lưu ý khi chế biến
- 6.3. Cách bảo quản đậu hũ non
1. Cách làm tàu hũ non từ sữa đậu nành
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Sữa đậu nành: hộp 350ml
- Đường thốt nốt: 20g
- Bột rau câu: 1g
- Gừng: 1 củ
- Dụng cụ: Tô, nồi, muỗng,…
1.2. Cách thực hiện
Bước 1: Nấu sữa đậu nành
- Cho 350ml sữa đậu nành, 1g bột rau câu vào nồi. Dùng muỗng khuấy cho bột rau câu hòa tan vào sữa đậu nành.
- Bắc nồi lên bếp nấu trên lửa vừa cho tới khi sữa đậu nành sôi, hạ lửa xuống nhỏ nhất và đun thêm 30 giây.
- Cho phần sữa đã nấu ra một chiếc tô, để nguội.
Bước 2: Nấu nước đường
- Cho 200ml nước lọc, 20g đường thốt nốt vào nồi khuấy đều cho tan.
- Gừng cạo sạch vỏ, thái thành từng lát mỏng hoặc thái sợi tùy thích. Cho gừng đã thái vào nồi nước đường.
- Bắc nồi nước đường lên bếp, đun sôi trên lửa vừa. Nấu thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành
- Cho phần tàu hũ đã để nguội vào chén, rưới nước đường vừa nấu lên. Vậy là món tàu hũ nước đường đã hoàn tất rồi.
Món này có nguyên liệu chính là sữa đậu nành đóng hộp nên vừa đơn giản, vừa nhanh gọn. Phần tàu hũ mềm mịn, nước đường thơm lừng vị gừng, ăn không thua gì tàu hũ nước đường ngoài hàng. Khi ăn, bạn có thể cho thêm một chút nước cốt dừa cho món ngon này thêm phần béo ngậy.
2. Cách làm tàu hũ non từ đậu nành
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 300g đậu nành
- Lá gelatin: 15g
- Nước đá lạnh: 1 chén
- Muối: 1 muỗng cà phê
- Nước sạch: 1,3 lít
- Dụng cụ: Thau, tô, nồi, máy xay, vải xô, muỗng gỗ,….
2.2. Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế đậu nành
- Cho đậu nành vào thau ngâm với 1 lít nước trong 10 tiếng. Sau khi ngâm xong, dùng tay bóp nhẹ để tách vỏ đậu nành. Rửa đậu nành lại với nước, đãi vỏ và loại bỏ những hạt hư hỏng.
- Cho đậu nành vào máy xay cùng với 500ml nước xay nhuyễn. Cho hỗn hợp qua miếng vải mỏng và lược để lấy phần nước cũng như xác đậu.
- Cho phần xác đậu vào máy xay cùng với 500ml xay thêm lần 2. Tiếp tục lược thêm 1 lần nữa để lấy phần nước đậu nành.
Bước 2: Nấu sữa đậu nành
- Lá gelatin cắt đôi, ngâm vào bát nước đá 5 – 10 phút cho mềm.
- Phần nước đậu nành cho vào nồi, bắc lên bếp đun ở mức lửa vừa. Trong suốt quá trình nấu, bạn dùng muỗng gỗ khuấy đều theo 1 chiều.
- Khi nước đậu nành sôi lên, hạ lửa nhỏ, vớt bỏ bọt trắng. Thêm một ít muối, nấu thêm 3 – 5 phút cho sữa đậu nành chín hoàn toàn rồi tắt bếp.
Bước 3: Làm đậu hũ non
- Cho vào nồi sữa đậu nành phần lá gelatin đã ngâm, khuấy đều đến khi tan hết.
- Đợi phần sữa đậu nành nguội bớt cho vào các khuôn đựng để thành đậu hũ non. Khi ăn, bạn úp đậu hũ non ra đĩa để các thành viên gia đình thưởng thức.
Thường xuyên ăn đậu hũ non sẽ giúp phòng chống các bệnh về tim mạch, phòng và trị các chứng béo phì, tiểu đường, thoái hóa thần kinh, ngừa ung thư… Riêng với trẻ nhỏ ở độ tuổi ăn dặm, món đậu hũ non mềm mịn này còn giúp trẻ làm quen dễ dàng với cấu trúc thức ăn và ăn ngon miệng hơn.
3. Cách làm đậu hũ non bằng yến mạch
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Yến mạch: 50g
- Nước lọc: 200ml
- Bột rau củ: 10g
- Dầu ăn: 1/3 muỗng canh
- Dưa hấu, xoài, dưa lưới,… (tùy thích)
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, dao, nồi, khăn vải, khuôn đựng, rây lọc, hũ thủy tinh nhỏ,….
3.2. Cách thực hiện
Bước 1: Ngâm và xay yến mạch
- Yến mạch ngâm với nước trong 30 phút. Trong lúc ngâm nên thay nước từ 1 – 2 lần.
- Chắt bỏ nước rồi cho yến mạch vào máy xay xay nhuyễn cùng 200ml nước và 10g bột rau củ.
Bước 2: Lọc và nấu yến mạch
- Cho khăn vải phủ lên tô, đem lọc hỗn hợp vừa xay nhuyễn để lấy phần nước cốt.
- Cho nước cốt vào nồi, bắc lên bếp để lửa nhỏ. Đun nóng hỗn hợp và khuấy đều tay, nấu đến khi hỗn hợp sệt lại.
Bước 3: Đổ khuôn
- Phết dầu ăn vào khuôn, để hỗn hợp đã nấu vào, để nguội từ 15 – 20 phút.
- Cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 2 – 3 tiếng.
Bước 4: Làm sốt trái cây
- Lột vỏ, cắt nhỏ các loại trái cây cho từng loại vào máy xay xay nhuyễn mịn.
- Lọc từng loại qua rây lấy nước, bỏ xác. Đổ vào các bình đựng hoặc hũ nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh.
- Khi ăn lấy đậu hũ non ra, rưới nước trái cây lên và thưởng thức.
Món đậu hũ non yến mạch có hương vị rất hấp dẫn cùng màu sắc bắt mắt của sốt trái cây kích thích các giác quan vô cùng. Món này cực hợp với trẻ nhỏ ở độ tuổi ăn dặm. Các mẹ có thể bổ sung đậu hũ non yến mạch vào thực đơn của trẻ mỗi tuần.
4. Cách làm đậu hũ non sử dụng thạch cao phi
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu nành: 250g
- Bột thạch cao phi: 10g
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, nồi, thau, tô, rây lọc, miếng vải mỏng, màng bọc thực phẩm,…
4.2. Cách thực hiện
Bước 1: Ngâm đậu nành
- Đậu nành rửa qua nước lạnh 1 – 2 lần cho sạch bụi bẩn.
- Cho đậu nành vào thau, đổ khoảng 1,2 lít nước lọc vào rồi ngâm trong khoảng 4 – 5 tiếng để đậu nở ra hoàn toàn.
Bước 2: Xay đậu nành
- Chắt bỏ hết phần nước ngâm rồi cho đậu nành vào máy xay sinh tố.
- Cho thêm 1,2 lít nước lọc vào máy xay, đậy nắp rồi bật nút xay ở mức thấp – vừa khoảng 1 phút rồi chỉnh sang mức cao, xay thêm 1 – 2 phút nữa cho hỗn hợp nhuyễn mịn.
Bước 3: Lọc xác đậu nành
- Lấy 1 chiếc tô sâu lòng, đặt rây lọc lên trên rồi trải tấm vải mỏng đã được chuẩn bị lên trên cùng.
- Đổ từ từ phần nước đậu nành vào. Để cho phần nước cốt chảy qua những lỗ nhỏ li ti trên tấm vải. Dùng tay vắt thật chặt tấm vải lần nữa để phần nước ra hết.
- Phần xác đậu nành đã được lọc và nằm hết trong tấm vải.
Bước 4: Nấu đậu nành
- Bắc nồi lên bếp, cho phần nước đậu nành đã lọc vào. Đun trên lửa vừa tầm 10 – 15 phút đến khi thấy nước đậu nành âm ấm, sôi lăn tăn thì tắt bếp.
- Dùng một tô đựng lớn, sâu lòng, pha loãng 10g bột thạch cao phi cùng 60ml nước. Đổ nước đậu nành vào, khuấy đều và đợi cho mặt nước đậu nành được lắng lại.
- Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô đựng lại, đặt vào ngăn mát tủ lạnh tầm 20 – 30 phút để làm đông nước đậu nành thành đậu hũ non.
Bước 5: Hoàn thành
- Lấy tô ra khỏi tủ lạnh, kiểm tra thành phẩm. Nếu đạt độ đông vừa ý thì có thể dùng lấy ra để chế biến các món mặn, ngọt hấp dẫn.
Nhìn miếng đậu hũ non mịn màng, trắng nõn nà thấy mê ngay và chỉ muốn ăn liền. Do được lọc kỹ nhiều lần nên đậu hũ non không bị lợn cợn. Đặc biệt còn thơm nức mùi đậu nành nguyên chất. Đây sẽ là món ngon bổ dưỡng, giàu canxi, protein, selen,… cho cả gia đình.
5. Cách làm đậu hũ non bằng khoai lang
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai lang: 100g
- Nước lọc: 200ml
- Dụng cụ: Máy xay, khuôn làm bánh, dao, nồi, bếp, rây lọc,…
5.2. Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế khoai lang
- Khoai lang gọt vỏ, thái thành từng khúc nhỏ.
- Ngâm khoai lang với nước khoảng 5 phút cho bớt nhựa.
Bước 2: Xay và lọc khoai lang
- Vớt khoai lang ra ra, cho vào máy xay cùng với 200ml nước. Xay đều ở tốc độ vừa đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn thì tắt máy.
- Lọc hỗn hợp này qua rây để lấy nước cốt và bỏ phần bã.
Bước 3: Làm đậu hũ non khoai lang
- Bắc nồi lên bếp, cho nước cốt khoai lang vào đun ở mức lửa vừa đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp. Trong khi đun, dùng muỗng đảo đều để hỗn hợp không bị cháy và dính sát vào đáy nồi.
- Rót hỗn hợp từ từ vào từng khuôn. Đợi hỗn hợp nguội bớt thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để 2 – 3 tiếng là dùng được.
Vậy là chỉ với 3 bước đơn giản, bạn đã hoàn thành món đậu hũ non khoai lang vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng rồi. Thành phẩm món này sẽ có màu cam đẹp mắt, có vị ngọt ngọt, bùi bùi đặc trưng của khoa lang. Đảm bảo ai ăn 1 lần cũng thích mê.
6. Mẹo làm đậu hũ non thành công
6.1. Chọn mua đậu nành
- Nên chọn những hạt đậu nành có kích thước cân đối, to, đều nhau.
- Chọn hạt đậu có màu trắng ngà, có mùi thơm tự nhiên thoang thoảng.
- Hạt đậu nành chắc mẩy, không vỡ vụn hay mềm nhũn.
- Những hạt đậu nành ngon sẽ có màu vàng hơi sẫm, bề mặt sáng bóng, vỏ trơn láng, không nhăn nheo.
- Không chọn những hạt trên màu thâm xỉn, lốm đốm, có dấu hiệu mốc hay nảy mầm.
6.2. Lưu ý khi chế biến
- Nếu có thời gian, bạn nên ngâm đậu nành từ đêm hôm trước. Sáng hôm sau dậy làm sẽ đỡ mất công chờ đợi.
- Bột thạch cao phi là loại bột đã được chế biến sẵn và sử dụng an toàn trong thực phẩm (cụ thể là làm đậu hũ). Nó giúp đậu hũ thành phẩm mềm mịn hơn. Bạn có thể mua tại các cửa hiệu thuốc Bắc hoặc các cửa hàng tạp hóa lớn. Nên chọn mua loại đóng gói sẵn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Khi xay đậu nành không nên chỉnh máy xay ở tốc độ cao lúc mới bắt đầu vì sẽ dễ làm vỡ cối xay.
- Tùy theo kích cỡ máy xay mà bạn điều chỉnh lượng đậu nành và nước bỏ vào. Có thể chia đều phần đậu nành và nước ra làm 2 – 3 phần nhỏ để xay từ từ.
- Lọc qua 2 dụng cụ là rây lọc và miếng vải vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo sạch hết xác đậu nành.
- Khi đổ nước đậu nành vào khuôn, nếu có những bọt bong bóng li ti, bạn hãy dùng tăm nhọn chọc thủng. Điều này giúp khi ủ xong, bề mặt đậu hũ non sẽ mịn màng hơn.
- Trong quá trình làm đông đậu hũ non, đừng di chuyển tô đựng. Hãy để yên trong tủ lạnh.
6.3. Cách bảo quản đậu hũ non
- Đậu hũ non nếu không dùng hết có thể cho vào một cái hũ hoặc hộp đựng thực phẩm rồi đặt vào ngăn mát của tủ lạnh. Cách này sẽ giúp cho bảo quản đậu hũ non từ 4 – 6 ngày.
- Để sử dụng lâu hơn nữa, bạn đổ nước lọc sạch ngâp mặt đậu hũ trong hộp. Đậy kín và cho vào ngăn mát. Đậu hũ non có thể sử dụng được trong vòng 7 – 10 ngày theo cách này.
- Làm đậu hũ non với số lượng vừa đủ dùng, hết thì làm tiếp. Vì đậu hũ non bảo quản lâu ngày, hương vị sẽ không còn thơm ngon như lúc mới làm.
Hy vọng với 5 cách làm đậu hũ non từ những nguyên liệu đơn giản trên đây sẽ giúp bạn có được món ăn vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe. Đừng quên tải app VinID để đặt online ngay các thực phẩm tươi sạch, giá cả phải chăng về chế biến món đậu hũ non nhé!
>>> Cách làm đậu hũ sốt cà chua siêu ngon <<< |
Từ khóa » đậu Hũ Cách Làm đậu Hũ
-
Cách Làm đậu Hũ Mềm Ngon Bằng Máy Xay Sinh Tố đơn Giản Tại Nhà
-
Cách Làm đậu Phụ Tại Nhà Thơm Ngon, đơn Giản Dễ Thực Hiện Tại Nhà
-
Cách Làm Đậu Hủ Tại Nhà Trắng Mềm Mịn Thành Công ... - YouTube
-
Cách Làm ĐẬU HŨ Tại Nhà, TÀU HỦ Nhà Làm Không Dùng Thạch ...
-
5 Cách Làm Đậu Phụ Tại Nhà Thơm Ngon Cực Đơn Giản
-
2 Cách Làm đậu Hũ (đậu Phụ) Tại Nhà Không Cần Giấm, Thạch Cao
-
Hướng Dẫn Chị Em Cách Làm đậu Phụ (đậu Hũ) Ngon Tại Nhà | Organica
-
Cách Làm đậu Hũ Tại Nhà Cực đơn Giản Mà Ngon Miệng - Eva
-
Hướng Dẫn Cách Làm Đậu Hũ Tại Nhà Mềm Mịn - Minh Housewares
-
Cách Làm Tàu Hũ Nước Đường (Tào Phớ) Thơm Lừng
-
Cách Làm đậu Hũ Non đơn Giản Và Không Dùng Thạch Cao - Tin Đẹp
-
4 Cách Làm đậu Hũ Non Tại Nhà Ngon Miễn Chê - Hello Bacsi
-
Cách Làm đậu Phụ để Bán ĐẦY ĐỦ NHẤT Cho Người Mới Bắt đầu!
-
Cách Làm Đậu Hũ Non | Ngon Chuẩn Vị Đơn Giản Ở Nhà
-
Đậu Hũ Trứng Chiên Xù - Satra Food
-
Cách Làm đậu Phụ để Bán đơn Giản Nhất Cho Người Mới Bắt đầu
-
Cách Làm đậu Phụ Mềm Ngon, Béo Mịn đơn Giản Nhất Tại Nhà - Yêu Trẻ