Cách Làm Giá Đỗ Sạch & Ngon Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Bạn ơi, cùng tìm hiểu cách làm giá đỗ vừa sạch vừa ngon cùng team Thật Là Ngon trong bài viết hôm nay nhé!
Giá đỗ là nguyên liệu xuất hiện rất thường xuyên trong các món ăn của người Việt. Tuy chỉ là một món rau ăn kèm nhưng thiếu nó, món ăn lại mất đi phần nào sự tinh tế và thơm ngon.
Nhưng hiện nay, vì để kiếm lời nhiều, người ta đã sử dụng các loại hóa chất và thuốc tăng trưởng. Một cân đậu xanh khi cho thuốc vào chỉ sau 48 giờ sẽ thu được 12-15 cân giá đỗ để bán ra thị trường. Họ tiết kiệm được 1 nửa thời gian ủ và lượng giá thu được nhiều gấp đôi phương pháp thông thường.
Hóa chất được sử dụng có công dụng tẩy trắng và thường được dùng trong công nghiệp sản xuất bột giặt. Các bạn thấy có đáng sợ không?
Vì vậy, tự mình làm giá đỗ ăn là an toàn nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Cách làm cũng không có gì là khó khăn cả nên các bạn đừng ngại nhé.
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cách làm giá đỗ rất đơn giản từ khăn giấy ăn.
Tự làm giá không chỉ dễ mà khi thu hoạch cũng rất vui các bạn ạ. Nhìn thành phẩm do mình tạo ra là những cọng giá xinh xinh vừa cảm thấy vừa phấn khởi vừa rất thích thú nữa.
Cùng bắt đầu nhé!
In Công Thức 5 from 3 votesCách Làm Giá Đỗ
Là món ăn giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, lại hoàn toàn có thể tự tay làm ở nhà. Chỉ với công cụ là khăn giấy ăn, rổ, thau và đậu xanh là bạn đã có thể bắt tay vào làm giá rồi. Chuẩn bị8 giờ Nấu3 ngày Tổng thời gian4 ngày Bữa ăn: Salad, Side DishĐặc sản: Việt NamKeyword: giá đỗ Khẩu phần: 1 kg Calories: 24kcalNguyên Liệu
- 200 g đậu xanh nguyên vỏ
- 500 ml nước ấm
Dụng Cụ
- Rổ
- Thau
- Khăn giấy ăn (nên loại vuông và dày sẽ dễ làm hơn)
Hướng dẫn
Bước 1: Chuẩn bị ngâm đậu xanh
- Rửa sạch và ngâm đậu trong nước ấm khoảng 8-12 tiếng.
Bước 2: Ủ đậu xanh
- Bạn cho giấy ăn vào đáy rổ, rảy nước cho ẩm giấy, rồi cho lên 1 lớp đậu. Rồi sau đó tiếp tục là 1 lớp giấy, 1 lớp đậu, cứ thế cho tới khi hết đậu.
Bước 3: Chăm sóc để đậu thành giá
- Tưới nước đầy đủ 1 ngày 3 lần để đậu phát triển.
- Thu hoạch sau 3-4 ngày.
Nutrition
Khẩu phần: 100g | Calories: 24kcal Bạn thử chưa?Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!Cách Làm Giá Đỗ Chi Tiết
Trước khi làm mình cùng lưu ý là nên chọn đậu xanh mới, không bị sâu mọt thì thành phẩm thu được mới tốt và nhiều.
Thành phẩm thu được nhiều hay ít, tốt hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của đậu. Nên bạn cần hết sức lưu ý chọn nguồn đậu tốt để làm giá đỗ. Nếu có thể ban nên sử dụng đậu hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cứ 200 g đậu sẽ được 1 kg giá. Nên tùy theo nhu cầu mà bạn tăng lượng đậu lên nhé. Nếu như nhà bạn ăn giá thường xuyên thì cứ canh làm gối đầu. Làm như vậy bạn sẽ có giá sạch ăn thường xuyên.
Bước 1: Chuẩn bị ngâm đậu xanh
- Đậu xanh bạn nhặt cho sạch sạn, đá, các hạt lép và rửa sạch.
- Bạn chuẩn bị 1 thau nước hơi ấm, khoảng 30-40 °C, và cho đậu vào ngâm trong vòng 8-12 tiếng. Mục đích của việc ngâm này là để đậu nảy mầm. Tốt nhất là bạn ngâm trước khi đi ngủ đến mai thức dậy đậu đã sẵn sàng để làm.
Hoặc nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình ngâm đậu, thì cứ khi nước vừa nguội thì bạn thay bằng nước ấm khác ngay. Làm như vậy thì chỉ cần khoảng 5 tiếng là đậu đã nảy mầm hoàn toàn.
Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn sẽ thấy các hạt đậu bé xinh bắt đầu nhú ra những mầm nhỏ.
Bước 2: Cách Làm Giá Đỗ - Ủ đậu xanh
- Bạn chuẩn bị 1 cái rổ và đặt rổ vào trong 1 cái thau để tránh nước bị chảy tràn lan khi bạn tưới nước cho đậu.
- Bạn dùng 3-4 tờ giấy ăn xếp lên nhau. Bạn dùng kéo cắt vài lỗ nhỏ để nước có thể chảy qua. Vẩy hoặc xịt nước cho ẩm.
- Cho lớp giấy vào đáy rổ, rồi bạn rải đậu xanh lên lớp giấy. Các bạn đừng cho nhiều quá. Chỉ cần cho đậu phủ đều 1 lớp lên mặt giấy là được.
- Tiếp tục bạn cho lên trên 1 lớp giấy khác, rồi 1 lớp đậu. Bạn cứ làm như vậy đến hết đậu là được.
- Cuối cùng, bạn dùng 1 cái khăn phủ mặt của thau lại và cho vào chỗ tối, tránh ánh sáng mặt trời. Bạn dùng thêm 2 cái khăn khô cuộn tròn lại để lên trên nữa để nén đậu xuống cho giá được mập tròn.
Lưu ý phải là khăn chứ không dùng nắp đậy. Nắp đậy không thoáng khí sẽ làm hư hết giá.
Cần chú ý là để thau giá ở nơi tối nhé. Vì nếu bạn để ở nơi sáng và gần ánh sáng mặt trời thì giá sẽ mọc ốm, dài và có màu xanh. Tất nhiên là vẫn ăn được nhưng hình thức sẽ không đẹp.
Bước 3: Chăm sóc để đậu thành giá
- Bạn tưới nước đầy đủ ngày 3 lần để đậu đủ nước phát triển. Bạn tưới nước và thấy nước vừa chảy xuống thau là đủ. Như vậy có nghĩa là tất cả các lớp giấy đều đã thấm đủ nước.
- Đậu sẽ phát triển rất nhanh. Ba ngày sau là đã có thể thu hoạch được. Nếu thời tiết lạnh thì có thể sẽ mất 4 ngày.
Cách Làm Giá Đỗ - Tại sao giá đỗ tốt hơn đậu?
Hạt đậu khi ủ nảy mầm sẽ đem lại nguồn dinh dưỡng quý giá và cao hơn rất nhiều. Vậy chất dinh dưỡng trong đậu sẽ biến đổi như thế nào khi được nảy mầm thành giá?
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
- Nảy mầm là hiện tượng sau khi hạt đỗ hấp thụ nước, trong điều kiện thích hợp sẽ hình thành quá trình chuyển đổi từ trạng thái tĩnh sang trạng thái phát triển trao đổi chất của sinh vật tự nhiên.
- Trong quá trình hạt đậu nảy mầm, do chất axit, photpho, kẽm, muối vô cơ được giải phóng ra, giúp cho lượng muối vô cơ và hàm lượng dinh dưỡng trong giá đỗ được đầy đủ hơn.
- Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích thành phần chất dinh dưỡng từ những hạt giá đỗ cho thấy, trong giá đỗ không chỉ chứa protein, chất xơ, béo, đường, mà còn bao hàm một lượng chất muối vô cơ phong phú cùng với hàm lượng vitamin cao.
- Về thành phần dinh dưỡng, sau khi hạt đỗ nảy mầm, hàm lượng đường và chất béo giảm, nhưng hàm lượng protein, axit amin, vitamin A, C, hợp chất chống lão hóa, chất diệp lục lại tăng cao. Một điều thú vị là trong hạt đỗ hầu như không có vitamin C. Vitamin C chỉ hình thành trong quá trình cây nảy mầm thành giá mà thôi.
- Mầm giá có chất gây đầy hơi ít hơn rất nhiều so với đậu. Đó là lý do vì sao mà ăn giá đỗ rất dễ tiêu hóa.
Những lợi ích sức khỏe mà giá đỗ mang lại
Thực tế, hàm lượng vitamin C trong giá đỗ gấp 4-5 lần trong lê, chuối 🍌, mía. Nên sử dụng giá đỗ có thể hấp thụ được nhiều vitamin C và những chất dinh dưỡng khác nhằm thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường sức khỏe.
Vitamin C đặc biệt tốt trong việc giảm nguy cơ căng thẳng cũng như nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Với thành phần vitamin phong phú và dồi dào nên giá đỗ có thể khử các gốc tự do giúp giải độc nội ngoại sinh từ nhiều nguồn khác nhau.
Vitamin E có trong giá đỗ còn giúp chống lại sự lão hóa, đem lại một làn da tươi sáng và mịn màng. Mặt khác, vitamin còn có thể làm chậm phát triển bệnh Parkinson ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, giá đỗ cũng chứa nguồn đạm thực vật tương đối cao và rất tốt cho sức khỏe.
Giá đỗ chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Do vậy, thêm giá đỗ vào khẩu phần ăn là một cách tốt nếu bạn muốn giảm cân. Đây hoàn toàn là một món rau lý tưởng làm đẹp dáng. Ăn giá đỗ hằng ngày còn giúp làn da bớt khô và chống nếp nhăn ở phụ nữ.
Đặc biệt, giá đỗ còn có thể sử dụng để chữa ngộ độc thức ăn, say rượu và bí tiểu.
Cách Làm Giá Đỗ - Thời điểm nào nên thu hoạch để thu được nhiều giá trị dinh dưỡng
Các các nghiên cứu cho thấy, khi giá đỗ dài khoảng 2 cm (thông thường giá sinh trưởng khoảng 3-4 ngày) sẽ có hàm lượng vitamin C cao nhất. Trung bình 100 g giá đỗ chứa khoảng 36 mg vitamin C.
Hàm lượng vitamin C sẽ giảm dần theo thời gian sinh trưởng của giá. Vì vậy, chúng ta nên ăn giá lúc mới phát triển từ 3 đến tối đa 5 ngày là tốt nhất.
Có thể áp dụng cách làm giá đỗ từ các loại đậu nào?
Ngoài đậu xanh, bạn còn có thể làm giá đỗ từ nhiều loại đậu khác nữa. Chẳng hạn như đậu đen, đậu phộng, đậu nành, đậu ngự, đậu đỏ,... Đây là loại đậu dùng làm giá đỗ mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
Quy trình cũng tương tự như cách làm giá đỗ, đậu xanh. Tuy nhiên, thời gian ngâm đậu và thời gian ủ sẽ khác nhau theo từng loại đậu. Trong đó đậu xanh là rẻ và dễ làm nhất nên thường được lựa chọn để làm giá đỗ.
Không nên ăn giá sống, có đúng không?
Nhiều người cho rằng không nên ăn giá sống vì sẽ có nguy cơ bị ngộ độc, tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn Ecoli.
Bản thân giá đỗ sống không có vi khuẩn. Giá đỗ là một loại rau mầm, trong quá trình phát triển, mầm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Ăn cây mầm không chế biến rất tốt vì có thể giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của nó.
Nhưng trong quá trình nuôi trồng và chế biến sẽ có nguy cơ vi khuẩn ngoại lai xâm nhập, mới dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn.
Nguồn nhiễm khuẩn có thể từ nguồn nước, dụng cụ, môi trường xung quanh, con người tiếp xúc... Đặc biệt nếu trong nhà có nuôi chó, mèo thì cần phải cẩn thận tránh vi khuẩn từ vật nuôi bám vào.
Cách Làm Giá Đỗ - Những món ngon đơn giản dễ làm
Ngoài được sử dụng để ăn kèm như 1 loại rau sống, bạn còn có thể làm được rất nhiều món ngon mỗi ngày từ giá đỗ. Sau đây là những món ăn bạn có thể chế biến từ những mẻ giá đỗ tươi ngon do tự tay mình làm:
- Giá đỗ xào đậu hũ
- Giá đỗ xào thập cẩm
- Giá đỗ trộn chua ngọt
- Dưa giá
- Nộm giá đỗ dưa chuột
- Canh giá đỗ cà chua 🍅
- Giá đỗ xào măng
- Bánh xèo...
Đặc biệt món dưa giá là món ăn được nhiều người ưa thích. Dưa giá ăn mát, có vị chua chua ngọt ngọt, lại giòn giòn của giá và cà rốt 🥕. Thêm chút hương thơm từ hẹ nữa nên rất đưa cơm.
Món dưa giá giúp cân bằng hương vị của những bữa ăn nhiều cá thịt và chống ngấy rất tốt. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng mà có món dưa giá hoặc nộm dưa giá chua ngọt trong bữa ăn thì còn gì bằng.
Cách phân biệt giá sạch, an toàn
Nếu như bạn không có thời gian để làm giá đỗ, thì bạn nên biết xem qua những cách phân biệt giá đỗ sạch với giá đỗ bẩn:
- Cọng giá đỗ sản xuất theo phương pháp truyền thống có cọng nhỏ và không đều nhau, thân giá tuy trắng nhưng hơi có màu ngà. Còn giá bẩn thì màu trắng bóng trông rất bắt mắt.
- Điểm đơn giản để nhận biết cọng giá đỗ được sản xuất theo kiểu truyền thống là phần rễ sẽ dài và có rất nhiều rễ con. Còn cọng giá ngâm hóa chất mập tròn, rễ rất ngắn và không có rễ con. Điều này cũng dễ hiểu vì nếu trồng tự nhiên, cọng giá buộc phải mọc nhiều rễ để tìm nước. Còn với giá bẩn thì hóa chất sẽ làm cho cọng giá to lên nên không thể nào có rễ con được.
- Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ thấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh trong khi giá ngâm hóa chất có 2 lá mầm đóng chặt với nhau.
Bởi vì bình thường chúng ta chỉ ăn giá đỗ với 1 lượng nhỏ. Thường sẽ ăn kèm với bún, phở, hủ tiếu, bánh ướt,... trong bữa sáng nên rất hiếm xảy ra ngộ độc nên không biết được sự độc hại của nó.
Tuy nhiên nếu tích tụ nhiều ngày thì sẽ gây ra nhiều bệnh. Việc làm giá bẩn này đang tràn lan ngoài thị trường và rất khó kiểm soát.
Nên tốt nhất là mỗi người chúng ta nên tự trang bị kiến thức cho mình để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Các bạn hãy thử cách làm giá đỗ của bọn mình và chia sẻ cách làm cũng như những thông tin hữu ích về giá đỗ cho bạn bè và người thân nhé!
*Ảnh: Nguồn Internet
Từ khóa » Cách Làm Sạch Rễ Giá đỗ
-
Bí Quyết Làm Giá đỗ Mập Mạp, Trắng Sáng Và ít Rễ - BepXua
-
Cách Làm GIÁ ĐỖ TRẮNG, MẬP , ÍT RỄ, Không HÓA CHẤT Tại Nhà
-
9 Cách Làm Giá đỗ Mập, Trắng Ngon, ít Rễ, Thu Hoạch Nhanh - Yêu Trẻ
-
Có Cách Làm Giá đỗ Mới Không Cần Tưới Nước, Loại Bỏ Rễ, Thân Mập
-
4 Cách Làm Giá đỗ Mập Trắng, ít Rễ
-
Cách Làm Giá đỗ Xanh Thân Mập Trắng ít Rễ Tại Nhà - Mẹo Vặt - Ẩm Thực
-
Cách Làm Giá đỗ Mập, ít Rễ, Giá Trắng, đều đẹp - Topgia
-
Bỏ Túi 4 Cách Làm Giá đỗ Mập, ít Rễ Ngay Tại Nhà - PasGo
-
Cách Làm Giá đỗ Tại Nhà Vừa To Mập Lại Sạch ăn Mãi Không Hết - Eva
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm 4 Cách Làm Giá đỗ Tại Nhà Thành Công 100%
-
Cách Làm đơn Giản Giá đỗ Trắng Mập, ít Rễ Tại Nhà
-
Cách Làm Giá đỗ đơn Giản Tại Nhà ít Rễ, Giá Mập Và Dinh Dưỡng
-
12 Cách Làm Giá đỗ Tại Nhà đơn Giản Bằng Những Vật Dụng Quen Thuộc
-
Cách Làm Giá đỗ đơn Giản Không Cần Tưới Nước, Giá Mập Và Trắng