Cách Làm Giảm Cơn Gò Tử Cung Hiệu Quả Cho Mẹ Bầu
Có thể bạn quan tâm
Cách làm giảm cơn gò tử cung là một trong những điều mẹ bầu rất quan tâm. Bởi sự xuất hiện của các cơn gò này khiến mẹ có cảm giác đau âm ỉ, càng về cuối thai kỳ thì cơn đau càng rõ rệt và gây cứng bụng, khó chịu.
Mục lục bài viết
1. Những điều cần biết về cơn gò tử cung
Để biết được các cách làm giảm cơn gò tử cung, thì điều đầu tiên chúng ta cần nhận biết các cơn gò tử cung thường xuất hiện trong giai đoạn thai sản. Khi nhận diện được cơn gò mà mình gặp phải thì sẽ có cách giải quyết dễ dàng hơn. Các cơn gò mà mẹ bầu dễ gặp phải trong giai đoạn này bao gồm:
Cơn gò sinh lý
Đây được coi là cơn gò chuyển dạ giả, là lần tập dượt cho ngày vượt cạn về sau. Tình trạng này thường xuất hiện ở tuần thứ 20 của chu kỳ thai sản. Cơn gò này xảy ra mà không làm cho tử cung thay đổi, không gây đau đớn nhiều mà chỉ có cảm giác căng bụng.
Bạn nên uống đầy đủ nước mỗi ngày, không gây áp lực, mệt mỏi cho cơ thể, đồng thời nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cơn gò sinh lý không làm phiền bạn.
Để có cách làm giảm cơn gò tử cung sinh lý, mẹ nên nắm vững đặc điểm nhận biết của cơn gò này:
– Chỉ gây căng bụng mà không có cảm giác đau đớn.
– Khi mẹ mang thai lần đầu thì tình trạng này sẽ gây khó chịu.
– Cơn gò thường tập trung tại vùng bụng.
– Tình trạng này xuất hiện sau khi quan hệ tình dục, sự chuyển động của bào thai, mẹ xoa bụng,…
Cơn gò sinh non
Cơn gò sinh non xuất hiện với tần suất đều đặn, khoảng cách ngắn. Đây là tình trạng mà mẹ cần chú ý đặc biệt, bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Các đặc điểm nhận biết cơn gò sinh non xuất hiện gồm:
– Có cảm giác đau âm ỉ.
– Tử cung có cảm giác bị căng chặt.
– Khi cơn gò kéo dài thì sẽ xuất hiện tình trạng chuột rút hay co thắt kèm theo.
Cơn gò chuyển dạ
Cách làm giảm cơn gò tử cung do chuyển dạ thì cách tốt nhất là đưa mẹ bầu đến ngay bệnh viện, bởi đây là dấu hiệu của việc bạn sắp sinh. Cơn gò này sẽ diễn ra liên tục, chồng chéo, kéo dài khoảng 30 giây nhưng lại khiến cho mẹ bầu vô cùng đau đớn.
Cách nhận biết sự xuất hiện của cơn gò chuyển dạ:
– Xuất hiện với tần suất và mức độ ngày càng tăng.
– Các cơn gò cách nhau 10 – 15 phút, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây.
– Bạn sẽ nhận thấy được tình trạng tử cung mở rộng.
– Kèm theo các cơn đau là sự xuất hiện của chất nhầy màu hồng chảy ra từ âm đạo, chảy nước ối,…
Dựa vào các dấu hiệu nhận biết mà mẹ bầu có thể dễ dàng tìm ra được cơn gò tử cung mà mình đang gặp phải, điều này sẽ giúp cho bạn có cách làm giảm cơn gò tử cung nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Cơn gò tử cung chuyển dạ và sinh non là những tình trạng khá nguy hiểm đối với cả mẹ bầu và thai nhi, nếu không biết cách xử lý kịp thời thì rất dễ nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, mẹ bầu cần chủ động tìm hiểu biểu hiện của các cơn gò tử cung trong giai đoạn thai sản, để có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình và con yêu thật tốt.
2. Cách làm giảm cơn gò tử cung hiệu quả mà mẹ bầu nên biết
Những cơn gò tử cung xuất hiện sẽ khiến cho cơ thể mẹ bầu trở nên mệt mỏi, gây khó ngủ, mất ngủ vì khó chịu. Dưới đây là một số cách làm giảm cơn gò tử cung mà mẹ bầu có thể áp dụng. Cụ thể như sau:
Uống hoặc tắm với nước ấm
Trong thời gian thai kỳ và sau sinh, mẹ bầu không nên uống những loại nước có gas cũng như nước lạnh. Việc mẹ uống nước ấm sẽ giúp cho sự lưu thông máu trong cơ thể, kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh cũng như tăng cường quá trình trao đổi chất và cải thiện giấc ngủ.
Ngoài ra, nước ấm còn có công dụng giảm đau rất hiệu quả, mẹ bầu có thể uống hoặc tắm bằng nước ấm để xoa dịu các cơn đau và giúp cho cơ thể thư giãn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý chỉ tắm nước ấm không tắm nước có nhiệt độ quá nóng, bởi theo các chuyên gia việc mẹ tắm nước quá nóng sẽ có thể khiến cho con bị dị tật.
Đi bộ
Đi bộ là một trong những cách làm giảm cơn gò tử cung hiệu quả được nhiều chị em quan tâm. Việc đi bộ rất thích hợp cho các cơn gò tử cung sinh lý hoặc chuyển dạ. Không ai có thể phủ nhận được lợi ích của việc đi bộ hàn ngày,mẹ bầu cũng vậy. Điều này là rất tốt cho tim mạch, tập luyện cho chân, đầu gối và đặc biệt giúp mẹ bầu quên đi cơn đau một cách nhanh chóng.
Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên đi bộ 30 phút mỗi ngày, để việc sinh đẻ được dễ dàng hơn. Mặt khác, đi bộ còn giúp cho cơ thể được dẻo dai hơn, cải thiện tình trạng mất ngủ, có được những giấc ngủ ngon hơn trong thai kỳ.
Khi xuất hiện cơn gò chuyển dạ, ngoài việc đến ngay bệnh viện thì còn có cách làm giảm cơn gò tử cung đó là thay đổi một số tư thế người dưới đây:
– Cần một điểm tựa: Mẹ bầu có thể tựa người mình vào chồng hoặc người thân bằng cách vòng tay qua cổ.
– Hãy giữ vào đầu thành ghế: Cơn gò chuyển dạ sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn vô cùng, lúc này mẹ sẽ khó có thể đứng được, ngồi sẽ thấy đau thêm. Khi đó, mẹ hãy thử ôm chặt hoặc đặt tay lên thành ghế và nhờ người massage lưng để cơn đau có thể giảm đi.
– Quỳ gối: Đây là một tư thế được coi là phù hợp với những mẹ bầu sắp vượt cạn. Để các cơn đau chuyển dạ được giảm đi thì mẹ nên quỳ gối và có thể ôm bóng tròn dành cho người sản phụ.
Ngồi thiền
Là một cách làm giảm cơn gò tử cung mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Khi thai nhi trong bụng mẹ đã lớn, ngồi thiền sẽ giúp mẹ biết được các cơn gò xuất hiện. Việc này sẽ giúp mẹ có thể dùng liệu pháp thở sao cho phù hợp, giảm các cơn đau gò tử cung khó chịu.
Ngoài ra, điều này còn giúp chuyển tải oxy và chất dinh dưỡng đến cho thai nhi. Ngoài ra, động tác thiền còn giúp mẹ cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, táo bón,… rất hiệu quả
Tập yoga
Bài tập yoga giúp kiểm soát các cơn gò tử cung, giảm đau khi sinh. Luyện tập yoga bạn sẽ biết cách lấy hơi, giữ hơi và hít thở đúng cách, bạn có thể sẽ kiểm soát được những cơn đau xảy đến. Đây được coi là môn thể thao giúp cho việc xả stress, mệt mỏi hiệu quả, cột sống và xương chậu được mềm mại hơn. Các động tác yoga được các mẹ bầu áp dụng và xem như là cách làm giảm cơn gò tử cung như: ngồi thẳng lưng kết hợp với hai lòng bàn chân hướng vào nhau, dùng lực của hông để nâng người dậy, …
Một số biện pháp khác
Khi xuất hiện các cơn gò tử cung gây khó chịu, bạn có thể dùng các biện pháp sau đây để có thể kiềm chế cơn đau: Xem phim, chơi game để tránh tập trung vào cơn đau, nghe nhạc giúp thư giãn và giảm cảm giác khó chịu. Đặc biệt, khi mẹ bầu chuyển dạ để vượt cạn thực sự thì phải sử dụng thuốc gây tê để giảm đau.
Trên đây là những cách làm giảm cơn gò tử cung mà mẹ bầu có thể tìm hiểu và áp dụng vào giai đoạn thai sản của bản thân.
3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi thấy xuất hiện cơn gò tử cung
Cần phân biệt được những cơn gò tử cung để có thể tìm ra những cách làm giảm cơn gò tử cung, giảm tình trạng khó chịu.
Không chủ quan với sự xuất hiện của các cơn gò tử cung.
Với trường hợp chị em mang thai lần đầu, nên chủ động hỏi bác sĩ để biết được tình trạng hiện tại của bản thân.
Nếu có cơn gò xuất hiện thường xuyên và các biện pháp áp dụng không làm giảm cơn đau,tình trạng khó chịu và thấy có các biểu hiện bất thường như: Vỡ ối, máu chảy,… thì hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Sự xuất hiện của các cơn gò tử cung sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và đôi lúc mất kiểm soát. Do đó, bạn nên để ý đến những thay đổi của cơ thể cũng như biểu hiện nhận biết để có các cách làm giảm cơn gò tử cung. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn củng cố được các thông tin về các cơn gò, cách khắc phục kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho cho cả mẹ và thai nhi.
Từ khóa » Giảm đau Cơn Gò Tử Cung
-
Phân Biệt Cơn Gò Chuyển Dạ, Cơn Gò Sinh Lý Và Thai Máy | Vinmec
-
Dấu Hiệu Của Cơn Gò Tử Cung Và Cách Giảm đau Cho Mẹ Bầu
-
Cơn Gò Khi Mang Thai: Bác Sĩ Hướng Dẫn Phân Loại Và Cách Giảm đau
-
ĐAU ĐẺ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU
-
Hiểu đúng Về Các Cơn Gò Tử Cung | Vinmec
-
Nhận Biết Về Cơn Gò Tử Cung | Tâm Anh Hospital
-
5 Cách Giảm đau Khi Sinh Hiệu Quả Giúp Mẹ "vượt Cạn" Nhẹ Nhàng
-
Những điều Cần Biết Về Phương Pháp Giảm đau Khi Chuyển Dạ
-
Hiểu đúng Về Cơn Gò Tử Cung Và Cách Phân Biệt Với Thai Máy
-
Các Cách đối Phó Với Cơn đau Chuyển Dạ - Bộ Y Tế
-
Đau Bụng đẻ Và Các Phương Pháp Giảm đau Trong Khi Sinh
-
️ 5 Kiểu Cơn Gò Tử Cung Trong Thai Kỳ Và ảnh Hưởng Của Chúng
-
Cơn Gò Tử Cung Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Cách Làm Giảm Cơn Gò Tử Cung Khi Mang Thai Mẹ Bầu Nên Biết