CÁCH LÀM GIÀN LAN NHỎ, GIÀN LAN MINI | LAN ĐỘT BIẾN

Search Sign in Welcome! Log into your account your username your password Forgot your password? Get help Chính sách bảo mật Password recovery Recover your password your email A password will be e-mailed to you. LAN ĐỘT BIẾN Home Kinh nghiệm trồng lan Chia sẻ kinh nghiệm CÁCH LÀM GIÀN LAN NHỎ, GIÀN LAN MINI

Làm giàn lan thế nào để cây phát triển tốt nhỉ? đây thường là câu hỏi mà những bạn mới chơi lan thường gặp phải. Các bạn mới chơi lan thường thắc mắc chưa biết hỏi ai về cách làm một giàn lan gia đình, giàn lan mini chuẩn và đạt hiệu quả cao cho việc phát triển và tiểu khí hậu tốt cho cây lan thì những chia sẻ dưới đây của 1 bạn trên “Hội Giao Lưu Phong Lan 3 Miền” về kinh nghiệm áp dụng trên vườn lan của bạn ấy sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích nhé.

Cách làm giàn lan nhỏ giàn lan mini

Kinh nghiệm về CÁCH LÀM MỘT VƯỜN LAN NHỎ, GIA ĐÌNH CHO CÁC BẠN MỚI CHƠI LAN.

Lan là loại cây ưa ẩm mát, gió, và cả nắng nữa. Nếu không đạt đủ các yếu tố đó thì cây phát triển rất kém và không hiệu quả.

Đối với vườn lan làm trên sân thượng có nền gạch, bê tông. Khi làm giàn lan thì lưới phải được che phủ toàn bộ nền gạch. Loại lưới thông dụng mà tốt, đủ ánh sáng, nắng và bền là loại lưới xanh, hoặc đen của thái.

Làm giàn lan cao từ 2,5 -3,5m không nên làm quá cao tránh gió to mạnh. Trụ và khung to hay nhỏ là tùy vào điều kiện người chơi. Nhưng cũng không nên hàn quá nhiều sắt nhìn thì quy mô đẹp nhưng khi nắng nóng sắt hấp nhiệt cũng ảnh hưởng rất lớn tới lan. Làm sao để diàn lan chắc chắn là được.

Trên sân thượng thường à gió sẽ nhiều nên không nhất thiết phải làm mái chéo hút gió. Có thể làm mái bằng hoặc mái vòm. Nắng và nóng ở đây nhiều hơn các giàn lan làm dưới đất. Chính vì thế nên trồng các loại cây mini hoặc địa lan bên dưới… Xung quanh dàn lan cần che lưới hết. Xung quanh trồng thêm các loại cây dây leo, vạn niên thanh, phát lộc… v v .. Để tránh hắt nắng từ mái tôn nhà bên cạnh hoặc xung quanh.

Các bạn treo lan cách mái 1-1,5m tránh bị nhiệt từ mái xuống giò lan. Các đòng thân thòng như phi điệp chịu nắng tốt hơn treo trên cùng, bên dưới là các loại đơn thân. Nhưng làm sao để nắng trải được đều hết cả vườn lan.

Cây lan phải được hưởng nắng từ sáng cho tới chiều, nắng sáng nhẹ không gắt giúp cây quang hợp tốt nhất. Nắng chiều tuy gắt và nóng nhưng giúp cây cứng cáp ít bị sâu bệnh hơn các loại chỉ được ăn 1 nắng sáng. “Chú ý là các loại thân thòng nên treo cố định một hướng. Hướng 1 mặt lá nắng sáng hoặc nắng buổi chiều, không di chuyển giò lan nhiều.. Ánh sáng đều cây lan sẽ không bị cong queo và phát triển tốt.

Giàn lan mái các bạn chia làm 2 ngăn. Ngăn kia che 2 lớp lưới giảm độ nắng hơn ngăn còn lại. Đối với các loại thuần và và phát triển mạnh thì treo bên ngăn có lượng ánh nắng cao, ánh nắng chiếu xuống lan 70-80% còn 1 ngăn dành cho các loại mới ghép, cấy mô hoặc là ươm.

Các loại địa lan cần độ nắng thấp hơn lan khác, nắng chiếu xuống 40-50%. Khi nào cây khỏe mạnh thì mang ra chỗ nắng hơn. Chú ý là gió phải được lưu thông trong vườn lan các chiều chứ không để treo sát tường hoặc các góc tường chắn gió nha. Vì khi tưới mà nước không kịp khô thì sẽ bị hầm nóng gây thối thân và úng gốc. Làm sao khi các bạn tưới xong sau 1-2h gốc lan khô là chuẩn nhất.

Trên sân thượng thì không nên làm giàn tưới tự động vì nóng, ống nhựa nóng. lượng nước đọng lại trên ống mà không làm vòi xả sau khi tưới xong sẽ làm ảnh hưởng tới cây lan rất nhiều, nên tưới bằng tay bằng các vòi hoa sen bé. để cây được đều hơn…

Đối với các giàn lan có diện tích rộng hơn một chút, nền là nền đất, cỏ, nước v v …. Thì tiểu khí hậu sẽ hợp và rất tốt cho lan phát triển.

Giàn lan có thể làm cao 4-5m có thể chia làm 2 tầng. Tầng 2 treo các loại thân thòng, loại thuần mạnh và chịu nắng tốt. Tầng một treo các loại đơn thân và các cây ươm. Làm giàn lan dưới đất thì thấp và có lượng gió ít hơn là ở trên sân thượng nên mái phải thiết kế hút được gió. Mái có thể làm mái vòm hoặc mái kênh. Mái kênh nghĩa là chia mái làm 2 mảnh. Một mảnh thấp hơn 1 mảnh cao hơn tạo ra khe hở hút gió. Hoặc là chia mái làm 3 mảnh, 2 mảnh hai bên thấp, mảnh ở giữa cao hơn 2 mảnh 2 bên. Xung quanh giàn lan không cần che lưới, kín chỉ cần che từ mái xuống 1m-1m5 để tránh nắng xiên là ok..

Nếu có điều kiện thì quây lưới b40 còn không cần thiết thì thôi. Không làm giàn lan dưới bóng cây to, tránh mưa bão đổ cây vào giàn, và bị che khuất ánh nắng, cớm nắng. Khung thì cũng không nên hàn quá nhiều sắt. Bên dưới có thể làm cỏ, sỏi, hoặc bể nước, các loại đơn thân và địa lan, lưới lan vẫn dùng 2 loại lưới xanh và đen của thái là tốt nhất.

Hệ thống tưới các bạn có thể làm vòi tưới tự động loại vòi xoay thành tia từ trên mái phun xuống. Và tạo thêm vòi phun dưới lên số lượng vòi tùy theo kích thước vườn lan, khoảng cách mỗi vòi có thể 2-3m thì lượng nước vào gốc lan sẽ nhanh và đủ nước. Còn tưới phun sương nhìn có thể đẹp mắt thôi nhưng nhiều khi tưới lâu mà cây lan thì ướt nhưng gốc cây thì lại khô vì bị chắn bởi thân và lá lan.

Đối với các dòng đơn thân khóm to, khi lắp đặt nhớ tạo thêm một van xả thấp nhất. Khi tưới xong thì nên xả lượng nước đọng lại trên ống để tránh nước bị đun nóng rồi tưới lần sau nước đó sẽ vào cây. Treo lan khoảng cách từ mái tới giò lan 1m-1,5m là chuẩn tránh treo sát bị hấp nắng từ mái xuống, không cần chia giàn thành 2 chế độ ăn nắng. Vì căn bản dưới nền đất giàn lan cũng đã rất mát rồi. Nắng trải đều khắp giàn, nhìn giàn lan thoáng cứng cáp và đơn giản là tốt nhất. Chỉ cần như vậy là cây lan có thể phát triển rất tốt rồi.

Quan trọng nhất là tiểu khí hậu chứ dùng phân tốt bao nhiêu hay chăm sóc như thế nào mà cấu trúc giàn lan không đủ các yếu tố mát, nắng, gió, thoáng … thì cây lan không thể phát triển tốt được. Treo lan trong các vườn lan có mái nhựa trong hay mái hiên nhà mà không được hưởng nước mưa và sương thì không thể tốt được mà có khi còn bị héo và teo thân dần đi. Mỗi một năm mầm non lại bé hơn mầm năn trước, dần đần là sẽ bị lụi vì cách chăm sóc của mình khác với các nhà vườn công nghiệp làm bằng kính hay bằng nhựa.

Còn vấn đề giò mầm phát triển tốt. cũng cần nhiều yếu tố như phân bón, cách chăm, cắt tỉa rễ, các loại thân già thừa… Giò lan càng gọn thì mầm non càng to, giò mà lâu không cắt tỉa rễ thì một một năm rễ lại bó lại và tạo bụi, tạo điều kiện cho côn trùng làm tổ, nấm bệnh, cây sẽ ra nhiều mầm nhưng không hiệu quả, toàn mầm bé. và sẽ lụi dần….

Nếu làm được các yếu tố như vậy chả cần thiết ngày nào cũng phải lên ngó thăm lan. Như mình chăm lan 1 tuần cũng chỉ về vườn và gặp lan 1 lần. Còn tưới thì mình nhờ người nhà tưới vào chiều mát. Ngày 1 lần là ok, không phải quá bận rộn về lan khi mình áp dụng trên vườn lan của mình. Còn vấn đề tốt hay không cũng còn phụ thuộc vào địa hình, khu vực, khí hậu nữa. Nên các bạn tham khảo thôi nha… Các tiền bối có nhiều kinh nghiệm hơn xin góp ý và bổ xung thêm cho mọi người nhất là với các bạn mới chơi tham khảo và có những giò lan tốt nhất nhé.

3.863

Có thể bạn quan tâmXem thêm

lan kiếm lá sần

Lan kiếm bị sần lá: Cách nhận biết và phòng bệnh

Cách kích mầm lan kiếm từ cuống hoa

Cách kích mầm lan kiếm từ cuống hoa

cách kích lan kiếm ra hoa

Cách kích lan kiếm ra hoa theo ý muốn

Kinh nghiệm chăm sóc và kích mầm kie lan tự nhiên.

Lan Kiếm Rừng: Phân loại nhận biết và cách trồng chuẩn

Cách nhận biết lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng

guest Label Tên bạn* Email guest Label Tên bạn* Email 1 Bình luận Cũ nhất Mới nhất Bình chọn nhiều nhất Inline Feedbacks Xem tất cả các bình luận Huong Huong 4 năm trước đây

Thanhks AD

0 Trả lời Lan Đột Biến là blog tổng hợp phân loại về các loài phong lan đột biến. Giới thiệu các dòng hoa lan đột biến quý như lan Giả Hạc đột biến, các loại lan Kiếm đột biến, lan Ngọc Điểm đột biến... Tổng hợp chia sẻ kinh nghiệm trồng lan và chăm sóc phong lan hiệu quả nhất. DMCA.com Protection Status Liên hệ chúng tôi: hoalandotbien@gmail.com © Landotbien.com 10Hãy chia sẻ kinh nghiệm của các bạn nhé!x()x| ReplyInsert

Từ khóa » Cách Làm Giàn Lan 2 Tầng