Cách Làm Giò Bò Xào Lạ Miệng, Giòn Dai Chinh Phục Cả Gia đình

Ai đã từng thưởng thức món giò bò xào chắc chắn không thể quên được hương vị đặc biệt của món ngon hấp dẫn này. Giò bò xào thường được mua về để thưởng thức trong bữa cơm hàng ngày hoặc lễ Tết nhưng không phải ai cũng biết được cách làm giò bò xào đơn giản, có thể tự chế biến ngay tại nhà.

Thịt bò là một nguyên liệu ngon được rất nhiều người yêu thích nhờ vào vị ngọt tự nhiên hòa quyện cùng các nguyên liệu khác tạo nên các món ăn đặc biệt. Có thể tự tay chuẩn bị cho gia đình món ăn này, đây sẽ là niềm vui nhỏ nhỏ của các chị em nội trợ đảm đang đấy!

Xem thêm: Cách làm giò đà điểu – Bí quyết cho món giò chuẩn vị

Cách làm giò bò xào đúng cách tại nhà thơm ngon
Cách làm giò bò xào đúng cách tại nhà thơm ngon

Mục lục:

Toggle
  • Cách làm giò bò xào
    • Chuẩn bị nguyên liệu
    • Các bước tiến hành
  • Cách bảo quản giò đúng cách
  • Giò bò xào – Đặc sản ngày Tết cố truyền

Cách làm giò bò xào

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bắp bò ngon 700 gam.
  • Da heo 300 gam.
  • Mộc nhĩ.
  • Hành tây 1 củ, gừng một nhánh nhỏ.
  • Gia vị gồm: nước mắm, bột ngọt, bột canh, hạt tiêu, đường trắng, dầu ăn.
Chuẩn bị bắp bò tươi ngon làm giò bò xào
Chuẩn bị bắp bò tươi ngon làm giò bò xào

Cách chọn bắp bò ngon:

  • Bắp bò là một trong những phần ngon nhất của con bò. Nó nằm ở vị trí bốn chân của con bò. Phần này có rất nhiều đường gân. Bắp bò dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon, khi ăn sẽ có cảm giác giòn sần sật rất lạ miệng.
  • Để biết thịt bò có tươi hay không cần phải chú ý vào màu sắc của miếng thịt. Thịt ngon có màu sắc đỏ tươi,  các thớ thịt nhỏ, mỡ bò màu vàng nhạt.

Dụng cụ bao gồm:

  • Khuôn gói giò.
  • Lá chuối: Chọn lá chuối bản to, hơ qua lửa để khi gói không bị rách. Rửa sạch lá. Dùng dao dọc lá dọc theo sống lưng lá lấy phần lá mềm riêng.
  • Lạt

Có thể bạn quan tâm: Làm giò bò như thế nào đúng cách?

Làm giò bò trong khuôn gói giò sẽ đẹp mắt và chắc thịt hơn
Làm giò bò trong khuôn gói giò sẽ đẹp mắt và chắc thịt hơn

Các bước tiến hành

Bước 1:

  • Bắp bò và da heo được rửa sạch. Cạo sạch lông ở miếng da heo.
  • Cho một nồi nước sạch lên bếp, gừng thái lát mỏng thả vào nồi. Sau khi đun sôi nước thì cho gân bò và da heo vào.
  • Luộc trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Mộc nhĩ trần qua nước sôi cho tới khi nở ra hết thì vớt ra, bỏ phần đuôi trắng cứng rồi thái nhỏ.

Bước 2:

  • Dùng một thau nước sạch thả đá vào cho nước lạnh thì vớt bắp bò và da heo vào ngâm cho tới khi nguội hắn.
  • Bắp bò và da heo săn lại, như vậy sẽ dễ chế biến hơn.

Bước 3:

  • Thái bắp bò thành những lát mỏng đều nhau. Da heo thì thái sợi dài. Đem bắp bò cùng da heo, mộc nhĩ vào chung với nhau rồi đi ướp.
  • Thêm nước mắm, bột ngọt, bột canh, đường, tiêu ướp trong 30-35 phút. Nếu không thích đường hoặc hạt tiêu thì có thể không cho.

Bài viết được quan tâm: Cách chế biến thịt đà điểu đúng cách tại nhà

Cho tất cả nguyên liệu vào bọc giò lá chuối
Cho tất cả nguyên liệu vào bọc giò lá chuối

Bước 4:

  • Cho một chút dầu ăn vào chảo để nóng thì thêm phần nguyên liệu đã được ngấm đều gia vị vào. Để lửa vừa phải, không quá to.
  • Đảo đều tay, nêm nếm gia vị vừa ăn, cho tới khi nguyên liệu chín, phần da heo bám vào thành chảo thì tắt bếp.

Bước 5:

  • Lót một lớp lá chuối vào trong lòng khuôn gói. Cho toàn bộ nguyên liệu vừa xào xong vào khuôn giò đã được chuẩn bị sẵn.
  • Ép chặt giò lại khoảng 5-6 tiếng cho tới khi giò nguội là được.
  • Dùng lạt gói vào để bảo quản.
Những gói giò đẹp mắt
Những gói giò đẹp mắt

Cách bảo quản giò đúng cách

  • Giò xào do đặc điểm món ăn được chế biến bằng cách xào, dùng dầu ăn nên không thể để giò ở ngoài nhiệt độ môi trường trong thời gian quá lâu. Nếu không dễ gây ra nấm mốc, thay đổi hương vị món ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Chỉ nên để ở ngoai trong khoảng 3-5 ngày nếu nhiệt độ ngoài trời mát, còn thời tiết nắng nóng thì nên cho giò chưa sử dụng vào tủ ngay sau khi dùng.
  • Giò bò xào để được trong tủ lạnh ngăn mát khoảng 10-15 ngày, còn trong ngăn đông lạnh khoảng 1 tháng. Đối với xào chúng ta không thể luộc lại ăn được mà cần biết cách chế biến giò. Như vậy mới gói lại được.
  • Cho giò được bảo quản cùng một chút nước sạch vào nồi đun nóng lại, đảo đều rồi để nguội. Đổ giò vào khuôn và cũng lại ép chặt cho tới khi giò nguội thì đem ra sử dụng hoặc bảo quản tiếp.
Những miếng giò hấp dẫn sau khi hoàn thành
Những miếng giò hấp dẫn sau khi hoàn thành

Giò bò xào – Đặc sản ngày Tết cố truyền

Cứ mỗi độ Tết về thị trường giò lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Giò là một trong những món ăn truyền thống của ngày Tết Việt Nam. Trên mâm cơm cúng của mỗi gia đình bao giờ cũng dành một vị trí cho đĩa giò nhỏ. Khoanh giò nhỏ nhưng tròn trịa với mong muốn một năm với tròn đầy, viên mãn. Có rất nhiều cách trình bày món giò bò trên đĩa. Một số gợi ý cho bạn về cách cắt giò truyền thống như

  • Thái đôi khoanh giò rồi cắt theo chiều ngang thành những miếng đều nhau hình chữ nhật.
  • Cắt khoanh giò bằng ba đường. Ba đường này giao nhau ở tâm hình tròn. Khoanh giò được chia thành sáu phần có hình tam giác đều nhau và đẹp mắt.
Giò bò kết hợp cùng dưa hành - Đặc sản cho ngày Tết cổ truyền ấm cúng
Giò bò kết hợp cùng dưa hành – Đặc sản cho ngày Tết cổ truyền ấm cúng

Giò bò xào cùng hành muối là một cặp đôi thân thiết không thể thiếu trong ngày Tết. Miếng giò thơm ngọt béo ngậy cùng cảm giác dai giòn lạ miếng. Nhưng nếu ăn quá nhiều dễ bị ngán và hành muối sẽ làm trung hòa cái độ béo ngậy đó.

Hy vọng với những thông tin hữu ích bài viết cung cấp, bạn có thể tự tin chế biến cho gia đình mình món giò bò xào thơm ngon, đậm vị bên mâm cơm gia đình sum vầy yêu thương.

Đánh giá post

Từ khóa » Bó Giò