Cách Làm Giò Tai Heo Ngon Giòn Sừn Sựt Ngày Tết Cổ Truyền
Có thể bạn quan tâm
Tết sắp đến rồi! Học ngay cách làm giò tai heo mộc nhĩ truyền thống ngon giòn sừn sựt vô cùng đơn giản dưới đây để trổ tài khéo léo nào. Chẳng cần khuôn, bạn vẫn có thể làm giò xào chắc ngon nhức nách.
Giò tai hay còn gọi là giò thủ, giò xào, giò mỡ…. một trong những món ăn truyền thống của người Việt không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Món giò xào có nguồn gốc miền Bắc nhưng ngày nay được phổ biến rộng rãi và được yêu thích vô cùng. Sở dĩ gọi là giò tai bởi nguyên liệu chính làm nên những chiếc giò là phần tai heo và thịt thủ cùng các gia vị quen thuộc. Thưởng thức giò tai heo cùng dưa cải muối chua hay củ kiệu muối là lòng lại bồi hồi nhớ quê, nhớ những ngày cuối năm người thái thịt, người lau lá chuối chuẩn bị món ngon ngày Tết. Cùng Bếp Mina học cách làm giò tai heo để trổ tài dịp tết này nhé.
Nội dung
- 1 Cách làm giò tai heo mộc nhĩ
- 2 Cách làm giò tai heo cuộn
- 3 Cách làm giò tai thủ
Cách làm giò tai heo mộc nhĩ
Nguyên liệu làm giò tai
- Tai heo: 1 cái khoảng 500g
- Lưỡi heo: 1 cái khoảng 400g
- Thịt mõm heo đã lột: 400g
- Thịt chân giò: 800g
- Hành tím: 3 củ
- Gia vị: nước mắm, muối, bột canh, bột nêm, tiêu xay…
- Lá chuối hoặc giấy bạc
- Dụng cụ: khuôn giò
Đây còn được gọi là cách làm giò thủ tai heo miền bắc. Mình rất thích cho thêm phần thịt mõm (thịt thủ) bởi nó giòn, nhìn có vẻ mỡ nhưng không hề bị ngấy. Với phần nguyên liệu trên, bạn làm được khoảng 2 cái giò loại khoảng 1kg. Khi lựa chọn nguyên liệu làm giò tai cần lưu ý:
– Không cho quá nhiều tai hay lưỡi vì sẽ làm giò thành phẩm bị khô quá. Thường người ta sẽ cho vào 1/2 là thịt bắp giò để có độ mềm giòn vừa đủ nhất. Có thể thay thế bằng thịt ba chỉ nhưng không ngon bằng nhé.
– Mộc nhĩ cho vừa đủ, không cho quá nhiều làm giò bị khô, rời rạc.
– Chọn thịt tươi ngon nhất để thành phẩm ngon nhất.
– Lá chuối dùng để lót bên ngoài giò, giúp bảo quản giò được lâu hơn mà không sợ bị nhớt. Nếu không mua được lá chuối, hãy thay bằng giấy bạc cũng được nhé.
– Khuôn giò có loại khuôn lò xo, khuôn nén tay đều dùng được. Nếu không có khuôn, hãy dùng chai coca nhựa, tuy nhiên giò sẽ không được chắc lắm.
Cách làm giò tai, lưỡi
Sơ chế nguyên liệu
– Tai heo, lưỡi, thịt mõm, thịt bắp giò đem rửa với nước muối loãng. Bạn ngâm 10 phút rồi đem rửa sạch giúp khử mùi hôi nhé
– Chuẩn bị một nồi nước đun sôi, cho thịt vào chần 3 phút để loại bỏ hết chất bẩn cũng như mùi hôi. Sau đó đem thịt ra rửa và sơ chế tiếp
– Phần tai lợn, cần rạch sâu bên trong lỗ tai, cạo sạch rồi dùng muối, chanh chà xát cho thật sạch không sẽ rất hôi
– Lưỡi lợn phải cạo hết lớp màng trắng và nhớt
– Sau khi rửa sạch lại hết phần thịt lợn thì để ráo nước. Sau đó bạn thái nhỏ thịt, dày hơn thịt rang một chút để khi gói có độ kết dính hơn.
– Mộc nhĩ ngâm nước nóng 20 phút cho nở mềm. Cắt bỏ chân rồi rửa thật sạch sau đó thái nhỏ
– Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ
– Lá chuối rửa sạch, hơ qua ngon lửa hoặc đem phơi nắng cho héo mềm thì khi gói không bị rách lá. Sau đó, dùng khăn lau cho khô ráo.
Xào giò tai thủ mộc nhĩ
– Cho ít dầu ăn vào chảo, phi thơm ít hành tím. Cho thịt vào xào. Với lượng thịt trên, bạn xào làm 3-4 lần cho chín đều nhé. Mộc nhĩ cùng chia làm 3-4 cho vào cùng.
– Xào nhỏ lửa để thịt chín đều. Nêm gia vị nước mắm, bột canh, bột nêm theo khẩu vị gia đình. Lưu ý đừng nêm mặn quá sẽ làm giò mất ngon. Khi thịt săn lại thì cho mộc nhĩ vào xào cùng. Xào đến khi tất cả nguyên liệu chín là được. Thêm tiêu xay đảo đều rồi tắt bếp.
Gói giò tai
Cộng đoạn gói giò tai này quyết định lớn đến độ chắc, đẹp mắt của giò thành phẩm. Thời xa xưa, không có khuôn nén như bây giờ, ông bà thường gói giò bằng lá chuối, sau đó dùng các thanh gỗ ép 4 bên xung quanh để nén chắc giò lại. Còn bây giờ, có thể dùng khuôn lò xo rất tiện lợi.
- Gói giò tai thủ bằng lá chuối
– Đầu tiên hãy trải lá chuối ra một cái mâm, xếp nhiều lớp lá chuối nhé. Sau đó, cho giò đã xào dàn đều ra lá chuối
– Cuộn lá chuối lại thành khối trụ tròn. Nếu ai lần đầu làm sẽ hơi khó khăn trong bước này nhé. Ai quen tay sẽ tạo được những chiếc giò tròn đẹp, còn ai chưa quen tay sẽ hơi méo một chút. Tuy nhiên, cần gói cho chặt và đều tay nhé. Sau khi cuộn giò xong, gấp mép 2 đầu lại dùng rồi lạt buộc cố định.
– Dùng 4 cái nẹp gỗ, áp vào 4 mặt của cái giò rồi buộc cố định lại giúp nén giò được chắc hơn.
– Để giò bên ngoài khoảng 4-5 giờ cho giò đông chắc lại thì tháo nẹp gỗ rồi bảo quản.
- Cách làm giò xào bằng chai nhựa
– Đây là cách làm giò tai không cần khuôn mà vẫn đảm bảo hình thức giò đẹp mắt, giò vẫn chắc ngon như thường. Bạn chỉ cần sử dụng chai cô ca hoặc pepsi loại 1,5 lít. Dùng một que thép nhỏ chọc vài lỗ dưới đáy để có đường thoát hơi và nước mỡ chảy ra ngoài. Phần miệng cắt rộng hơn miệng chai một chút.
– Dùng lá chuối lót xung quanh thành chai. Sau đó, dùng muôi xúc thịt giò xào cho vào chai. Dùng chai thủy tinh hoặc chày nén thịt xuống thật chặt. Bên trên, dùng lá chuối bịt kín miệng rồi dùng dây lạt buộc lại. Để giò 3-4 tiếng cho kết dính là có thể tháo ra được.
- Gói giò tai heo bằng khuôn
Hiện nay có loại khuôn giò inox lò xo vô cùng tiện lợi. Chỉ cần cho thịt vào rồi nén bằng cách vặn ốc lò xo, cố định bằng chốt là được. Giò tai gói bằng khuôn sẽ tròn đẹp và chắc ngon.
Bảo quản giò tai thủ
Giò tai thủ gói sau 3-4 giờ thì tháo khỏi khuôn hoặc chai. Bạn dùng một tàu lá chuối gói bên ngoài chiếc giò để bảo quản được lâu hơn. Sau đó, cho giò vào ngăn mát tủ lạnh ăn trong vòng 5-7 ngày nhé.
Lưu ý khi làm giò xào tai thủ
– Giò tai thủ thành phầm phải kết dính, chắc chứ không rời rạc. Giò có độ giòn sừn sựt, thơm mùi đặc trưng của tiêu. Muốn vậy, phải dùng tỉ lệ tai, lưỡi và thịt chuẩn xác nhất, tránh cho quá nhiều tai làm giò bị khô.
– Xào thịt xong thì gói giò luôn khi thịt còn nóng, không để nguội sẽ khó kết dính.
– Giò xào phải có màu hơi hồng nhẹ của thịt, màu trắng của mỡ đông và màu nâu đen của mộc nhĩ trông rất bắt mắt.
Cách làm giò tai heo cuộn
Tết này hãy trổ tài làm món giò tai heo cuộn đẹp mắt lại còn giòn ngon này, chắc chắn bạn sẽ ghi điểm trong mắt gia đình. Nhìn tưởng chừng làm khó lắm nhưng thực ra lại cực dễ, còn đơn giản hơn cả cách làm giò tai thủ bên trên.
Nguyên liệu làm giò tai cuộn
- Tai heo: 2 cái
- Mộc nhĩ: 6 tai
- Nấm hương: 6 cái
- Hành tím: 1 củ
- Gia vị: mắm, muối, tiêu, bột nêm, nước tương…
Làm giò tai cuộn
Bước 1: Tai heo sơ chế thật sạch, dùng muối hạt chà rửa bên trong lỗ tai để khử hết mùi hôi. Sau khi rửa sạch, để ráo thì bạn cắt riêng phần thịt mỡ phía dưới vành tai để riêng. Thịt này đem thái nhỏ để cuộn vào trong tai, nếu không thích ăn mỡ quá thì bạn mua thêm một ít nạc kèm vào nhé.
Bước 2: Ướp thịt trên với bột nêm, tiêu xay. Điều chỉnh liều lượng cho phù hợp khẩu vị
Bước 3: Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở mềm rồi rửa sạch, thái nhỏ
Bước 4: Trải tai heo (phần vành tai) ra thớt hoặc mặt phẳng. Tiếp đến, cho một lớp mộc nhĩ, nấm hương dàn đều. Cho phần thịt đã ướp lên trên. Khéo léo cuộn chặt ti heo lại, dùng chỉ buộc cố định.
Bước 5: Cho tai heo đã cuộn vào nồi đổ ngập nước. Cho hành tím, 1 vài lát gừng, nêm 3 thìa tương nhạt, 1 thìa bột nêm để đậm đà hơn. Luộc sôi, bạn dùng muôi hớt bọt thường xuyên để giò thơm hơn. Hạ nhỏ lửa, luộc giò tai heo trong 25-30 phút là chín.
Bước 6: Vớt tai heo ra để nguội. Bạn cho tai heo vào ngăn mát tủ lạnh để 2 giờ giúp tai săn chắc lại và có độ giòn hơn. Khi ăn, thái miếng trong mỏng vừa ăn.
Với cách làm giò tai thủ và cách làm giò tai cuộn mà Bếp Mina vừa chia sẻ, bạn có thể dễ dàng chế biến cho cả nhà ăn mỗi khi nhớ hương vị Tết. Chúc các bạn thành công!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Cách làm kho quẹt tôm khô
- Cách làm nộm tai heo dưa chuột
Cách làm giò tai thủ
Author: Bếp MiNaTết sắp đến rồi! Học ngay cách làm giò tai heo mộc nhĩ truyền thống ngon giòn sừn sựt vô cùng đơn giản dưới đây để trổ tài khéo léo nào. Chẳng cần khuôn, bạn vẫn có thể làm giò xào chắc ngon nhức nách. 5 từ 4 đánh giáChuẩn bị 25 minutes Nấu 25 minutes Khẩu phần 2 cái In Công thức Pin Công thứcNGUYÊN LIỆU1x2x3x- 500 g tai heo
- 400 g lưỡi heo
- 400 g thịt mõm
- 800 g thịt bắp giò
- 3 củ hành tím
- 60 g mộc nhĩ
- Gia vị: nước mắm, muối, bột canh, bột nêm, tiêu xay…
- Lá chuối hoặc giấy bạc
- Khuôn giò, chai nhựa
- Tai heo, lưỡi, thịt mõm, thịt bắp giò đem rửa với nước muối loãng. Bạn ngâm 10 phút rồi đem rửa sạch giúp khử mùi hôi nhé.
- Chuẩn bị một nồi nước đun sôi, cho thịt vào chần 3 phút để loại bỏ hết chất bẩn cũng như mùi hôi. sau đó cạo rửa thật sạch.
- Thái nhỏ thịt, dày hơn thịt rang một chút để khi gói có độ kết dính hơn.
- Mộc nhĩ ngâm nước nóng 20 phút cho nở mềm. Cắt bỏ chân rồi rửa thật sạch sau đó thái nhỏ
- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ
- Lá chuối rửa sạch, hơ qua ngon lửa hoặc đem phơi nắng cho héo mềm thì khi gói không bị rách lá. Sau đó, dùng khăn lau cho khô ráo.
- Cho ít dầu ăn vào chảo, phi thơm ít hành tím. Cho thịt vào xào. Với lượng thịt trên, bạn xào làm 3-4 lần cho chín đều nhé. Mộc nhĩ cùng chia làm 3-4 cho vào cùng.
- Xào nhỏ lửa để thịt chín đều. Nêm gia vị nước mắm, bột canh, bột nêm theo khẩu vị gia đình. Lưu ý đừng nêm mặn quá sẽ làm giò mất ngon. Khi thịt săn lại thì cho mộc nhĩ vào xào cùng. Xào đến khi tất cả nguyên liệu chín là được. Thêm tiêu xay đảo đều rồi tắt bếp.
- Đầu tiên hãy trải lá chuối ra một cái mâm, xếp nhiều lớp lá chuối nhé. Sau đó, cho giò đã xào dàn đều ra lá chuối
- Cuộn lá chuối lại thành khối trụ tròn. Nếu ai lần đầu làm sẽ hơi khó khăn trong bước này nhé. Ai quen tay sẽ tạo được những chiếc giò tròn đẹp, còn ai chưa quen tay sẽ hơi méo một chút. Tuy nhiên, cần gói cho chặt và đều tay nhé. Sau khi cuộn giò xong, gấp mép 2 đầu lại dùng rồi lạt buộc cố định.
- Dùng 4 cái nẹp gỗ, áp vào 4 mặt của cái giò rồi buộc cố định lại giúp nén giò được chắc hơn.
- Để giò bên ngoài khoảng 4-5 giờ cho giò đông chắc lại thì tháo nẹp gỗ rồi bảo quản.
- Bạn sử dụng chai cô ca hoặc pepsi loại 1,5 lít. Dùng một que thép nhỏ chọc vài lỗ dưới đáy để có đường thoát hơi và nước mỡ chảy ra ngoài. Phần miệng cắt rộng hơn miệng chai một chút.
- Dùng lá chuối lót xung quanh thành chai. Sau đó, dùng muôi xúc thịt giò xào cho vào chai. Dùng chai thủy tinh hoặc chày nén thịt xuống thật chặt. Bên trên, dùng lá chuối bịt kín miệng rồi dùng dây lạt buộc lại. Để giò 3-4 tiếng cho kết dính là có thể tháo ra được.
- Giò xào phải có màu hơi hồng nhẹ của thịt, màu trắng của mỡ đông và màu nâu đen của mộc nhĩ trông rất bắt mắt.
Từ khóa » Cách Bó Giò Tai Heo
-
Cách Làm Giò Tai Mũi Lợn (giò Thủ) Ngon! - YouTube
-
Cách Làm Giò Tai Heo Ngon Sần Sật Cho Ngày Tết
-
Cách Làm Giò Thủ Dai Ngon, Hợp Vệ Sinh đãi Khách Ngày Tết
-
Cách Làm Giò Tai Heo Ngon Với 2 Công Thức Giòn Sần Sật ăn ... - NgonAZ
-
Cách Làm Giò Xào Tai Heo Nấm Mèo Giòn Ngon Ngày Tết
-
Cách Làm Giò Tai Thơm Ngon, Giòn Sần Sật Cho Ngày Tết
-
Cách Làm Giò Tai Heo Giòn Dai, Sần Sật Cho Ngày Tết - Yêu Trẻ
-
Cách Làm Giò Thủ Ngon Miền Bắc Gói Không Cần Khuôn - Yêu Trẻ
-
Cách Làm Giò Thủ Ngon, Giòn Thơm, ăn Không Ngán, Ai Cũng Mê
-
Cách Làm Giò Xào Ngon, Chống Ngán Cho Ngày Tết - Vietnamnet
-
Cách Làm Giò Thủ Thơm Ngon đậm đà Cho Ngày Tết - Mẹo Vặt
-
Cách Làm Giò Thủ (giò Xào) Dễ Làm Tại Nhà Ngon, ăn Không Ngán
-
Cách Làm Giò Xào Ngon, Không Ngấy Ngày Tết - Minh Housewares
-
Cách Làm Giò Xào, Giò Thủ Giòn Dai Ngon Tuyệt, Đãi Tết Gia Đình