Cách Làm Lễ Cúng Tất Niên Chiều 30 Tết
Có thể bạn quan tâm
- Câu chuyện về những tấn dầu đầu tiên được khai thác tại Việt Nam
- Quán hủ tíu “làm mới” những nụ cười
- Thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ từ trường đại học: Bài toán cần tìm lời giải
- Hai thí sinh giành giải Nhất cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội 2024”
- Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương: Gìn giữ, tôn tạo, bảo vệ, khai thác hiệu quả Di tích Bến Vũng Rô
- 46 nước tham dự Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng năm 2024 tại Quảng Ninh
- Đua nhau săn “Vũ nữ chân dài” làm quà biếu Tết
- Vua chúa xưa ăn Tết thế nào?
Lễ cúng tất niên chiều 30 Tết là nghi thức văn hóa cổ truyền của Việt Nam. Ảnh minh họa |
Ý nghĩa, cách chuẩn bị cúng tất niên
Để kết thúc một năm, chuẩn bị đón chào những ngày năm mới, các gia đình tại Việt Nam thường tổ chức một bữa cơm cuối năm gọi là Lễ Tất niên vào chiều 30 Tết.
Với người Việt Nam, bữa cơm tất niên chiều 30 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Là bữa cơm đoàn viên, gắn kết mọi thành viên, các thế hệ trong gia đình. Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó “phúc lộc đề đa”, càng có nhiều may mắn.
Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời Ông Công Ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.
Ngày tất niên, mọi việc quan trọng chuẩn bị cho lễ Tết Nguyên đán gần như đã hoàn tất nhưng thường thì ai cũng tất bật với rất nhiều công việc nhỏ, cố gắng chuẩn bị cho một năm mới trọn vẹn, chu đáo. Tuy vậy, những người chủ chốt trong gia đình vẫn không bao giờ sao nhãng việc cúng tất niên.
Lễ Tất niên tại gia thường được tiến hành vào chiều 30 Tết. Tuy nhiên có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc cũng tổ chức vào các ngày trước đó, 29, 28,27 âm lịch…
Trước khi tiến hành lễ này, các gia đình lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất v.v.
Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.
Mâm lễ cúng tất niên thường gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)... Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Bữa cơm tất niên làm thịnh soạn hơn ngày thường. Trong bữa cơm tất niên, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt đông đủ, người ta nói nhiều chuyện vui vẻ đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong những ngày se se lạnh.
Ngày nay, không chỉ trong gia đình mới cúng tất niên và ăn tất niên. Nhiều cơ quan, nhóm hội cũng tổ chức cúng tất niên và mở tiệc tất niên, tổng kết năm cũ. Tất niên cũng được hiểu rộng rãi hơn, ngày ăn tất niên cũng không chỉ là ngày cuối cùng của năm nữa, mà là những ngày giáp Tết, khi các cơ quan bắt đầu được nghỉ lễ.
Văn cúng Lễ Tất niên chiều 30 Tết
Theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam, văn cúng Lễ tất niên chiều 30 Tết cụ thể như sau:
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ .................
Hôm nay là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thân
Tín chủ (chúng) con là: ...........................................
Ngụ tại: …………………….......................... ..................................................
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Đ. Nguyên (Tổng hợp)
Những phong tục tập quán trong ngày Tết cổ truyền Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, người Việt vẫn gìn giữ được những phong... #Cách chuẩn bị lễ cúng Tất niên vào chiều 30 Tết # Cách làm lễ cúng Tất niên chiều 30 Tết # lễ cúng Tất niên # cúng chiều 30 Tết Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Hiểu thế nào cho đúng khi siết chặt 20% chỉ tiêu xét tuyển sinh sớm đại học
- Câu chuyện về những tấn dầu đầu tiên được khai thác tại Việt Nam
- Quán hủ tíu “làm mới” những nụ cười
- Vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên thế giới
- Công bố kết quả thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh
- MobiFone tiếp tục tặng 50 vé concert Anh Trai Say Hi cho 50 khách hàng may mắn
- Hà Nội xếp hạng 7 di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng
- Thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ từ trường đại học: Bài toán cần tìm lời giải
- Hai thí sinh giành giải Nhất cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội 2024”
- Sáu trường hợp người lao động được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần
- ĐH Bách Khoa Hà Nội mở hệ thống đăng ký thi Đánh giá tư duy vào ngày 1/12/2024
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/11
- 2 Đấu giá đất Sóc Sơn: Trả tới 30 tỷ đồng/m2, sau đó “sợ quá, xin rút”?
- 3 Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ
- 4 Thị trường bất động sản đang bỏ qua một phân khúc rất lớn
- 5 Bỏ quy định phòng cháy chữa cháy là ngành kinh doanh có điều kiện
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
Từ khóa » Cách Cúng 30 Tết Trong Nhà
-
Hướng Dẫn Cúng 30 Tết đầy đủ: Mâm Lễ, Bài Cúng, Cách Cúng
-
Văn Khấn Chiều 30 Tết Trong Nhà - Bài Cúng Tất Niên ...
-
Những Bài Văn Khấn Tất Niên 30 Tết Theo đúng Phong Tục Việt
-
Chiều 30 Tết Bày Mâm Cúng Tất Niên Thế Nào để đón Năm Mới Sung ...
-
Hướng Dẫn Bài Cúng Tất Niên đúng Chuẩn, Cụ Thể Theo Phong Tục
-
Bạn Cần Chuẩn Bị Gì Cho Mâm Cỗ Cúng đêm 29 Tết Nguyên Đán?
-
Bài Cúng Sáng 30 Tết, Văn Khấn Sáng 30 Tết
-
Bài Cúng Trưa 30 Tết, Văn Khấn Trưa 30 Tết
-
Hướng Dẫn Cách Cúng Ngày 30 Tết Chuẩn Và Đầy Đủ Nhất, Văn ...
-
Cúng 30 Tết Như Thế Nào Cho đúng Và Cần Chuẩn Bị Những Gì?
-
Bài Cúng 30 Tết Trong Nhà Và Ngoài Trời Chi Tiết Nhất Năm 2021 - Eva
-
Bài Cúng Tất Niên Theo Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam - VietNamNet
-
Văn Khấn Tất Niên 30 Tết - Cúng Tất Niên đúng Chuẩn Nhất
-
Bài Văn Khấn Cúng Tất Niên Tết Nhâm Dần 2022 - VTC News