Cách Làm Lọc Tràn Trên 3 Ngăn - Bể Cá Hoàng Gia
Có thể bạn quan tâm
Thú chơi bể cá luôn quan trọng ở các yếu tố: Cá, thủy sinh, đất và nước. Nguồn nước được đánh giá tối quan trọng. Bởi chất lượng nước tốt sẽ đảm bảo cho mọi sinh – thực vật bên trong phát triển khỏe mạnh – đẹp…. Do vậy bạn cần biết cách làm lọc tràn trên để vừa loại bỏ những yếu tố gây hại, vừa tái tạo những thành phần tốt cho nước.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đã biết tạo ra một bộ lọc tràn đơn giản mà gần như đủ tốt nước nuôi cá của mình. Vậy thì hãy đọc bài chia sẻ sau của bể cá Hoàng Gia nhé!
Lọc tràn trên 3 ngăn đơn giản – Bạn có thể tự làm hoặc mua bể lọc có sẵn và các nguyên liệu về để làm
Hướng dẫn cách làm lọc tràn trên 3 ngăn đơn giản.
Với những tiêu chí đơn giản như vậy. Bạn có thể làm lọc nước cho bể thủy sinh như sau:
1/ Chuẩn bị nguyên liệu
- Một bể dài chia từ 4 đến 5 ngăn. Tổng chiều dài ngắn hơn chiều dài của bể nuôi cá. Hoặc nếu dài hơn thì cần làm đường dẫn nước nối xuống bể chính.
- Bông lọc thô (mua loại cuộn tròn hoặc tấm đều được) mắt lưới lớn và mắt bé
- Than hoạt tính – xỉ – đá – nham thạch loại dành cho lọc nước.
- Sứ xốp – gốm (dùng để lọc amip và asen cực tốt)
- Tấm nhựa hoặc kính có chân để kê đáy mỗi ô bể lọc.
2/ Cách sắp xếp nguyên liệu vào bể lọc tràn
Ở các ngăn bể 1 sang 2, 3 sang 4 chúng ta đều khoan một lỗ ở thành ngăn, tại vị trí sát với đáy bể. Với mục đích nước sẽ qua lớp lọc chảy xuống dưới và tràn sang bể bên nhanh – tốt nhất.
Bước 1: Đặt dưới đáy toàn bộ các ngăn lọc 1 tấm nhựa hoặc kính có chân để tạo khoảng không bên dưới đáy bể. Khoảng không này nên bằng 1/4 chiều cao thành bể. (Có thể dùng bể 2 vách cao thấp thì không cần)
Bước 2: Đặt nguyên vật liệu dùng để lọc nước lên tấm nhựa hoặc kính mới kê ở trên. Làm sao cho ngăn lọc được chặt vừa phải. Tách riêng biệt được thành 3 lớp gồm: Lớp trên chứa nước, lớp giữa lọc, lớp dưới chứa nước. (Lớp trên cùng và lớp dưới cùng có thể là nước chưa lọc và nước được lọc tùy theo từng ngăn).
Bể lọc tràn dùng vách ngăn chia cao thấp. Nước tràn toàn bộ từ cao xuống thấp ở mỗi ngăn lọc
Xếp chúng theo thứ tự là: Bông lọc thô mắt lớn ⇒ gốm, sứ, nham thạch, than hoạt tính… ⇒ bông lọc thô mắt lưới nhỏ. Hoặc:
Ngăn 1: Cát – sỏi ⇒ bông lọc mịn ⇒ gốm, sứ, nham thạch, than hoạt tính… đã được rửa sạch.
Ngăn cuối cùng có thể để trống làm nơi trữ nước – phơi nước để tạo thêm lợi khuẩn môi trường.
Nguyên lý dòng chảy nước của lọc tràn trên
Cách làm lọc tràn trên từ 3 ngăn với nguyên liệu đơn giản như trên sẽ cho nước đi theo một chiều thẩm thấu thuận. Và cụ thể nó diễn ra như thế nào. Chúng ta cần xem chiều đi của nước ở từng ngăn lọc một.
Tại ngăn 1:
Nước đi qua lớp cát vàng hoặc bông lọc khe hở lớn. Tại đây, mọi tạp chất như rong – rêu, phù dung cũng như các loại xác động thực vật… đều bị ngăn lại. Dùng nguyên liệu có mắt lọc lớn thì sẽ giúp dòng chảy nhanh hơn và cũng đạt mục đích chỉ loại đi những “rác” nổi trong nước thôi.
Ngăn 2:
Với tính chất của than hoạt tính, gốm và nham thạch. Nó sẽ loại bỏ được gần như hoàn toàn các mùi hôi trong nước. Ngoài ra, còn có tác dụng lọc tính nhiễm vôi, sắt, các độc tố như asem, amip, clo, amoni…. Nhờ đó, nước sạch hơn ở những tính chất mắt thường không nhìn thấy được.
Một phần, các loại xỉ, nham thạch cũng tăng lượng O2 cho nước đi qua. Rất tốt cho hô hấp của cá trong điều kiện thiếu sáng.
Ngăn 3:
Bông lọc mắt nhỏ sẽ một lần nữa lọc các phần lắng còn lại chứa trong nước ở mức độ cao hơn. Hầu như loại bỏ hết tạp chất, các loại vi khuẩn có hại mang kích thước lớn hơn mắt lọc ở bông. Đảm bảo nước sạch hoàn toàn.
Đến ngăn 4 trống:
Đây là ngăn trữ nước để đổ vào bể nuôi cá của nhà bạn. Tại đây, trong thời gian nước lưu trữ sẽ tiếp nhận thêm một số lợi khuẩn trong không khí để bù lại những lợi khuẩn do có kích thước to bị loại bỏ ở ngăn 3. Nhờ đó nước tăng thêm tính năng tốt nhất.
Với cách làm lọc tràn trên này. Nước đưa vào để nuôi cá – cây thủy sinh sẽ đảm bảo chất lượng. Tăng thời gian sử dụng để giảm số lần phải chăm sóc bể cá định kỳ trong nhà bạn.
Nó hạn chế việc tảo xanh mọc nhưng không ngăn hoàn toàn việc tảo sinh ra trong nước. Do vậy bạn vẫn cần phải biết cách diệt tảo xanh trong bể của mình. Lọc nước giúp loại bỏ bớt đi các yếu tố thuận lợi cho tảo mọc lên nhanh chứ không ngăn được nó hình thành. Vì bể vẫn tiếp nhận liên tục các nguyên tố ngoài môi trường.
Cách làm bộ lọc nước hồ cá đơn giản
Phần máy bơm
Bạn có thể mua 1 máy lọc chìm loại dùng cho hồ cá. Gỡ bỏ phần lọc thô ở đầu vào của máy lọc (phần lọc thô này sẽ được sử dụng cho đầu hút nước nằm trong hồ)
Ở đầu ra của máy lọc, bạn có thể gắn 1 đoạn ống nhựa khoảng 4cm, dùng keo dán kín điểm nối. Nếu các bạn để ý sẽ thấy máy lọc chìm gồm 2 bộ phận có thể tháo rời.
Một bộ lọc nước nên cầm đảm bảo loại bỏ được những tạp chất thô, một số yếu tố gây hại cho cá – cây thủy sinh như: Asen, amip, nitric, amoni, nước cứng… Và cũng cần tạo ra một số chất tốt như O2 vào thêm trong nước. Giúp cá cảnh bên trong được thêm dưỡng chất.
Trong cách làm lọc nước hồ cá đơn giản này. 2 phần của máy lọc phải được dán thật kín. Kể cả chỗ mà dùng để gắn ống sục oxy. Đảm bảo cho nước không bị rò rỉ (sau khi dán xong, để khô keo 1 ngày. Rồi cho nước chạy qua máy lọc, để xem xem có bị rò rỉ chỗ nào không nha.)
Nối dây đầu vào và ra của máy lọc. Ở đầu vào dùng ống nhựa dẻo phi 15. Đầu ra gắn ống nhựa “ruột gà” dùng chuyên cho máy lọc chìm. Thế là hòm hòm được bộ phận bơm.
Phần bầu lọc:
Đầu vào:
Chuẩn bị một ống nhựa PVC cỡ phi 60. Nếu muốn để trực tiếp bầu lọc trên bể cá, thì chiều dài ống nhựa bằng chiều dài bể. Trừ đi khoảng 30-40cm. Việc này nhằm thuận tiện cho việc gắn ống nước vào và ra.
Lúc này, sử dụng 1 co nhựa (cỡ khoảng 60/27) nối vào đầu của đoạn ống nhựa. Ở đầu nhỏ của co, nối 1 đoạn ống PVC phi 27 (chỉ khoảng 5cm). Lại tiếp tục nối 1 co nhựa cỡ 27/15 vào đầu ống. (mục đích là thu hẹp đầu vào của bầu lọc. Bằng đầu ra của máy bơm để nối ống) Và khi nối ống, nhớ bôi keo dán PVC nha.
Đầu ra:
Cắt 1 đoạn ống nhựa PVC phi 27, dài bằng chiều dài của đoạn ống phi 60 ở trên. Bịt một đầu, đầu còn lại gắn xuyên qua co nhựa thu hẹp (cỡ 60/27) khoảng 4cm. Ở đầu này, gắn vào 1 co hẹp cỡ 27/15. Và dùng lưỡi cưa sắt khoét lỗ trên phần chiều dài của ống phi 27.
Cách làm bộ lọc nước hồ cá đơn giản cũng hòm hòm xong rồi. Giờ chỉ cần kết nối chúng lại là xong.
Cho phần máy bơm trên vào bể kính nhỏ (hoặc dùng bất cứ vật dụng gì, miễn sao chứa được máy bơm. Và không bị rò rỉ) Cho nước vào ngập bơm, mục đích làm mát bơm, và giấu ồn. Giấu bể nhỏ vào dưới hồ rong để tăng tính thẩm mỹ.
Đặt bầu lọc lên hồ rong (hoặc treo trên tường tùy bạn). Bạn nối đầu vào bơm của hồ, đầu ra của bơm lại gắn vào đầu vào của bầu lọc. Với ưu điểm giá “hạt rẻ”. Và quan trọng hơn, bạn có thể thỏa mãn sự mày mò. Chế tạo những bộ lọc hồ thủy sinh của chính mình.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ bể cá Hoàng Gia. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cho bạn cách làm lọc tràn trên – dưới nhiều mẫu phức tạp khác nữa.
Hotline: 0982.98.48.98
Chia sẻ:Từ khóa » Cách Bịt đầu Thổi Oxy
-
Tại Sao Lại Bịt đầu Thổi ôxi ? - CÁ CẢNH
-
Cái Lọc Nước | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
[lọc Nước] | Diễn đàn Chim Cá Cảnh
-
Nút Bịt ống Oxy 14mm - Shopee
-
Cách Chia ống Oxi Cho Nhiều Hồ - YouTube
-
Máy Lọc Nước Tạo Oxy Hồ Cá Cảnh - YouTube
-
HƯỚNG DẪN CÁCH HẠN CHẾ KHÔNG GÂY TIẾNG ỒN Ở MÁY ...
-
Máy Sục Khí Oxy Bể Cá - Lỗi Thường Gặp Và Cách Khắc Phục
-
Bế Cá Thừa, Thiếu Oxy – Nguyên Nhân Khiến Cá Cảnh Chết Hàng Loạt
-
Những Thắc Mắc Thường Gặp Về Máy Sục Oxy Bể Cá
-
Máy Lọc Nước Tạo Oxy Hồ Cá Cảnh - Amthucgiadinh
-
VAN INOX KHÓA CHIA KHÍ OXI - VÒI CHIA 2 - Cá Cảnh
-
[PDF] CẤU TẠO TỔNG QUÁT MÁY THỞ