CÁCH LÀM MỒI CÂU CÁ CHÉP SÔNG,HỒ CỰC KÌ HIỆU QUẢ
Có thể bạn quan tâm
Cách làm mồi câu cá chép rất đa dạng. Mồi câu chép sông cũng khác mồi cá chép hồ. Câu lưỡi lục làm mồi cũng khác lưỡi đơn. Hôm nay Blog Câu Cá xin tổng hợp và chia sẻ một số cách làm mồi câu cá chép đơn giản đạt hiệu quả nhất được đánh giá cao của những anh em chia sẻ cho blog câu cá. Cùng nhìn lại một số đặc tính của loài này để hiểu hơn cách thức chọn mồi và ăn mồi. Cá chép là loài có năm cơ quan khứu giác, thính giác, thị giác, xúc giác và vị giác phát triển mạnh. Nhiều khi các cần thủ còn có cảm giác chúng linh cảm để biết được nguy hiểm đang ở gần mình. Chính vì các cơ quan phát triển nên cá chép đứng đầu những dòng cá khó câu và trảnh ăn. Ngoài ra cá chép là loài có đặc tính bầy đàn chúng có thể thông tin cho nhau biết nơi có nguồn thức ăn thế nên khi các cần thủ làm mồi câu chuyên chép thường sẽ được giật khá nhiều chép. Với đặc tính bầy đàn cá chép có thể vào nhiều nhưng chúng lại có thể tiết ra một loại mùi báo hiệu khi gặp nguy hiểm nên khi giật được một chú cá chép các cần thủ thường phải chờ đến 15p mới được giật lại chú thứ hai rất khác với loài cá rô, trắm, chim…
Cá chép thường ăn gì
cá chép thường thích ăn ở tầng đáy sở thích ăn những loại giun, ốc, khoai lang, khoai tây, bột mì, ngũ cốc, cơm, các loại ấu trùng sâu bọ. Một số hồ nuôi cá chép thường cho ăn cám công nghiệp…thì khi những con chép đó thả vào hồ câu chúng cũng rất dễ quen với mồi cám. Cá chép là loài ăn tạp và hay ăn ở tầng đáy chúng có thể ăn các loại rong tảo, thực vật, và cả những loài giáp sát, ốc…thời gian mạnh nhất cá chép đi ăn là vào rạng sáng, chiều tối và đêm. Với đặc tính sục bùn kiếm mồi cá chép thường hay nhấm nhấm thử thức ăn nếu ngon chúng sẽ đớp không ngon sẽ bỏ và đặc biệt khi cảm giác có dấu hiệu nguy hiểm chúng sẽ bỏ chạy và phát tín hiệu cho cả đàn chạy theo. Với những đặc tính đó đi câu chép bạn nên ẩn mình, lặng lẽ cố gắng để cho những chú chép không phát hiện ra. Có thể bạn thấy không đúng do hồ câu giờ đông đúc người ra người vào liên tục những nhiều cần thủ vẫn giật ầm ầm. Nhưng thưa rằng những con cá được câu từ hồ là những chú cá nuôi nên chúng khá rạn người và háu ăn và với mật độ cá nhiều và mồi câu ở khắp nơi cũng khiến chúng hoảng loạn mà mất đi cái bản năng rụt rè của mình. Nếu bạn câu ở một hồ rộng, tự nhiên sẽ hiểu hết đặc tính nhút nhát của nó
Bài mồi câu cá chép bằng lăng xê: Câu cá chép sông anh em thường sử dụng lăng xê với những ưu điểm mồi nằm đa số vị trí tĩnh do có thể lăng xa, đễ được những em chép khủng, mồi bó khó bị các loài cá khác rỉa tan hết, những móc con dễ vào miệng cá do thói quen tạp tập mồi của chép.
- nửa gói mè đầu đỏ thường có giá bán trên thị trường 15 nghìn
- cám gà nở các bạn dùng một lạng
- cám tanh xay nhỏ sử dụng hai lạng
- sữa trẻ em sử dụng 3 thìa
- Hòa vào nước và nắm vào lăng xê lỏng đủ để hương liệu tan vào nước tạo mùi khiến cá tới, vừa chặt đủ để không bị tan vào trong nước và bị những con cá nhỏ rỉa tan mất mồi.
----------------------------
Bài mồi câu cá chép sông:
Bạn nên chọn những vị trí nước đứng dòng chảy nhỏ để cá có thể đứng nghỉ và tạp mồi dễ hơn. + cám rang cháy trộn với bùn loãng và đất sét để tạo hương vị mồi cũ của dòng sông + Thóc nhâm đã lên mộng 15kg + bột bắp + Trộn đều và cho tất cả vào bao đục các lỗ nhỏ bằng đầu đũa để mùi hương tỏa ra dẫn dụ cá Phương pháp này đòi hỏi thời gian khá lâu thường rơi vào 48 tiếng để cá bắt đầu cảm thấy an toàn với khu vực mồi, đừng hấp tấp thả lưỡi lục sớm có thể gây hoảng và cá bỏ đi mất. Phương pháp này nếu dùng lưỡi đơn nhiều khi lại rất hiệu quả vì không đánh động và cá khi đã cảm nhận an toàn sẽ dễ ăn mồi hơn
Mồi câu cá chép ao hồ
Câu cá chép hồ có nhiều đặc điểm khác so với câu cá chép sông vì cá thường nuôi ở ao thả đã rạn hơn nhưng lại có quá nhiều mồi thả trong một hồ nhỏ nên việc cạnh tranh giữa các cần thủ cũng trở nên gay gắt hơn, cá chép có nhiều sự lựa chọn ăn mồi hơn. Sau đây là bài thính với 5kg + lạc một lạng + đỗ tương hai lạng + vừng đen một lạng + cám gạo ba lạng => Gang hơi cháy cạnh để khả năng tỏa mùi được tốt hơn, trộn đều với nhau. + ớt bột nửa lạng. + sữa lợn ba thìa. +gạo rang cháy hai lạng để nguyên hạt. + ốc vặn 4kg và 2kg đập lát để lan tỏa mùi và 2kg đập nứt vỏ. + Nếu bạn muốn câu chép cũ thì 50 phút trước khi thả mồi bạn nên đập vỏ vì cá chép cũ sau khi bị một vài lần chết hụt chúng sẽ rất rón rén cảm giác mồi cũ chúng mới vào, với chép mới thì không cần đập sớm. + Trộn đều tất cả với nhau và nên để lưỡi lục cách ổ thính từ 10 >> 30cm vì chép có đặc tính ăn rìa ngoài và hiếm khi sông vào giữa ổ
Chia sẻ: Tin liên quan
- KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THÔNG SỐ CẦN CÂU (11.12.2016)
- TÌM HIỂU SƠ VỀ KẾT CẤU MÁY CÂU (09.12.2016)
- 9 CON CÁ LỚN NHẤT BỊ BẮT TRONG LỊCH SỬ CÂU CÁ (09.12.2016)
Từ khóa » Cách Câu Cá Chép Bằng Lăng Xê
-
Bật Mí Cách Làm Mồi Ngâm Lăng Xê “Săn Chép” Của Cao Thủ
-
Bài Mồi Câu Lăng Xê Cá Chép Thần Thánh
-
Hướng Dẫn Cách Làm Mồi Câu Lăng Xê Cá Chép
-
Những điều Cơ Bản Về Kỹ Thuật Câu Lăng - Xê - Cancau24h
-
Mồi Câu Lăng Xê Cá Chép Của Cần Thủ Chuyên Chép - Phần 2 - QuaTest2
-
Hướng Dẫn Làm Mồi Câu Lancer ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ Câu Cá Tự ...
-
Hướng Dẫn Câu Lăng Xê( Lancer) - Fishing - YouTube
-
Cách Nắm Mồi Lăng Xê (lancer) Hiệu Quả đối Với Các Bạn Mới Tập Câu
-
Hướng Dẫn Tự Làm Mồi Câu Lăng Xê Cá Chép Giật Cá Liền Tay
-
Cách Làm Mồi Câu Cá Chép Dùng Cho Câu Lăng Xê, Câu Lục đạt Hiệu ...
-
Hộp 4 Bộ Lưỡi Câu Lăng Xê (lancer) Câu Cá Chép, Cá Trắm, Mè, Rô Phi ...
-
Kỹ Thuật Làm Mồi Câu Lăng Xê Cá Chép Nổi Tiếng
-
Kinh Nghiệm đi Câu Và Cách Làm Mồi Câu đài, Câu đơn, Câu Lăng Xê ...
-
Kỹ Thuật Câu Cá Lăng Xê Và Hướng Dẫn Làm Mồi Lăng Xê