Cách Làm Mứt Dừa Dẻo Ngon đủ Loại Từ Dừa Tại Nhà - NgonAZ
Có thể bạn quan tâm
Trong những giây phút rộn ràng chào năm mới chắc hẳn nhiều chị em đã rục rịch làm mứt dừa tại nhà đúng không nào. Tuy hơi kỳ công một chút nhưng bù lại, bạn sẽ có thành quả chuẩn như ý với đủ hương vị và màu sắc rực rỡ. Đừng lãng phí bất kỳ giây phút nào nữa mà hãy bắt tay thực hiện theo những công thức mà chúng tôi đã dày công sưu tầm dưới là cách làm mứt dừa non đẻo ngon và cách bảo quản mứt dừa được lâu nhất tại đây nha!
“Xuân xuân ơi xuân đã về. Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến.
Xuân xuân ơi xuân đã về. Tiếng chúc giao thừa mừng đón mùa xuân…”
Có những loại mứt dừa nào hiện nay?
Dưới đây là một số loại mứt dừa phổ biến hiện nay của Việt Nam:
Mứt dừa truyền thống: Đây là loại mứt dừa cơ bản nhất, được làm từ cùi dừa non, đường và vani. Mứt có màu trắng ngà, vị ngọt thanh, bùi béo.
Mứt dừa ngũ sắc: Loại mứt này được làm từ cùi dừa non, đường và các loại màu tự nhiên như lá dứa, củ dền, hoa đậu biếc,… Mứt có nhiều màu sắc bắt mắt, vị ngọt thanh, thơm mát.
Mứt dừa viên: Loại mứt này được làm từ cùi dừa non, đường và các loại khuôn để tạo hình. Mứt có nhiều hình thù khác nhau, vị ngọt thanh, giòn rụm.
Mứt dừa non sữa tươi: Loại mứt này được làm từ cùi dừa non, đường và sữa tươi. Mứt có vị ngọt thanh, béo ngậy, thơm mùi sữa.
Mứt dừa khô: Loại mứt này được làm từ cùi dừa non, đường và sấy khô. Mứt có vị ngọt thanh, giòn rụm, thơm mùi dừa.
Ngoài ra, còn có một số loại mứt dừa khác như mứt dừa cacao, mứt dừa trà xanh, mứt dừa gấc,… Các loại mứt này được chế biến từ cùi dừa non kết hợp với các loại nguyên liệu khác, tạo nên hương vị và màu sắc mới lạ, hấp dẫn.
Chọn dừa non làm mứt ngon
Nhiều người sẽ thắc mắc: tại sao phải chọn dừa để làm mứt, không phải dừa nào cũng giống dừa nào sao? Điều này hoàn toàn sai nhé. Theo kinh nghiệm chia sẻ của các chị em đi trước thì khi làm mứt nên chọn loại dừa non, dừa bánh tẻ là ngon nhất.
Dừa non có da mềm, màu xanh tươi. Phần cùi cũng mềm và bạn có thể dùng móng tay bấm vào.
Dừa bánh tẻ có phần vỏ màu hơi nhạt, đều màu, không bị loang ra và lớp vỏ hơi mềm. Nếu bạn bấm móng tay vào vỏ dừa sẽ thấy giòn, không bị dai. Phần cùi dừa có màu trắng ngần, không phải màu trong hoặc ngà ngà. Phần vỏ sát bên ngoài có màu nâu nhạt. Dừa bánh tẻ có độ cứng và dai thích hợp nên dễ dàng nạo sợi và làm mứt hơn.
Còn chị em cũng nên tránh loại dừa già. Dừa già thường cứng, dùng móng tay bấm vào cuống thì chúng không bị tróc. Cùi dừa già khô, dày, có màu nâu sẫm, cứng, ở ngoài có nhiều múi, màu trắng sáng khi dừa còn tươi. Đặc biệt cùi dừa già còn không bị thâm hay ngả màu dù để ở ngoài lâu.
Cách làm mứt dừa truyền thống
Cùng với sự phát triển của xã hội thì rất nhiều các loại mứt đã ra đời. Tuy nhiên mứt dừa truyền thống vẫn là hương vị không thể nào thay thế.
Nguyên liệu cần có
- Dừa bánh tẻ: 500g
- Đường trắng: 200g
- Vài nhánh lá nếp
Các bước làm mứt dừa truyền thống
– Trước tiên với dừa, bạn chọn loại dừa bánh tẻ. Sau đó cạo sạch phần vỏ rám bên ngoài, dùng bàn nạo, nạo thành những sợi mỏng, dài vòng theo cùi dừa.
– Bạn đun sôi 1 nồi nước trắng rồi cho toàn bộ phần cùi dừa vào trần. Sau đó tắt bếp và ngâm cùi dừa trong nước nóng chừng 15 phút. Mục đích nhằm cho dừa ra bớt dầu, khi làm mứt không bị hôi. Sau đó bạn vớt dừa nạo sợi ra, rửa thật sạch, để ráo nước.
– Cứ khoảng 500g cùi dừa sơ chế, bạn cho vào 200g đường. Đây cũng là mức độ vừa phải. Nếu thích ngọt hơn hoặc nhạt hơn, bạn tự điều chỉnh theo sở thích nhé.
– Bạn trộn đều đường với dừa nạo, để khoảng 4-6h cho đường tan hết và cùi dừa ngấm đường. Trong thời gian trộn đường, thỉnh thoảng bạn đảo đều mứt dừa lên cho mứt ngấm đều. Bạn có thể cho thêm vài nhánh lá nếp đã sơ chế sạch, cắt khúc vào trộn đều để tăng hương thơm cho mứt.
– Sau đó bạn cho toàn bộ phần cùi dừa ướp đường, lá nếp, phần nước đường tiết ra vào chảo đế dày và rộng. Lưu ý nếu mà cùi dừa nhiều thì bạn có thể làm thành nhiều mẻ.
– Đợi khi nước trong chảo bắt đầu cạn, bạn hạ thật nhỏ lửa, chỉ để mức đủ để phàn đáy chảo nóng già rồi đảo thật đều tay. Đợi khi mứt bông lên, trắng tinh và những hạt đường nhỏ li ti bám đều một lớp thật mỏng nhẹ trên toàn bộ phần cùi dừa thì tắt bếp và tiếp tục đảo thêm chừng 5-10 phút nữa để mứt khô ráo hoàn toàn.
– Sau đó bạn nhặt phần lá nếp lẫn trong mứt dừa ra. Để mứt dừa ra bên ngoài cho nguội. Sau đó mới đóng lọ để ăn dần nhé.
Thành quả của món mứt dừa truyền thống chính là từng sợi mứt cuốn tròn, trắng tinh, dẻo ngọt, thanh nhẹ. Chúng có vị béo béo đặc trưng của cùi dừa, cũng thoảng hương thơm của lá nếp.
Cách làm mứt dừa khô
Bạn có thích vị giòn giòn, thơm thơm cùng màu nâu ngọt ngào của mứt dừa khô hay không. Thuở bé khi đi ăn chè, tôi thường bảo cô chủ quán cho cháu thật nhiều mứt dừa khô vào nhé. Lớn lên rồi thì đã mò ra được cách làm mứt dừa khô cực hấp dẫn dưới đây.
Nguyên liêu cần có
- 2-3 trải dừa khô
- 0,5kg đường vàng
- 1 ống vani
Các bước làm mứt dừa khô
– Trước tiên với dừa, bạn chặt đôi quả dừa rồi dùng mũi dao lách vào giữa phần thịt và vỏ dừa để lấy thịt. Lưu ý lách từ từ để phần cùi dừa không bị vỡ vụn.
– Sau đó bạn dùng dao sắc gọt lớp vỏ màu nâu cứng bên ngoài, đem ngâm với nước vôi loãng hoặc nước phèn chua khoảng 1 tiếng. Điều này giúp cùi dừa giòn hơn, khi sên sẽ tạo màu cánh gián đẹp mắt.
– Bạn dùng dao thái phần cùi dừa khô thành những miếng mỏng và có độ dài vừa phải.
– Sau khi thái xong, bạn đem rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đến bạn ướp với 0,5kg đường vàng khoảng 5 tiếng cho ngấm đều vị ngọt.
– Đợi khi ướp đường tan hết, bạn đặt chảo lên bếp rồi cho hết cả cùi dừa lẫn nước đường tan chảy lên trên. Bạn đun lửa lớn cho đường trong chảo sôi lên. Sau đó thì hạ nhỏ lửa rồi đảo đều nhẹ nhàng. Đợi khi miếng mứt dừa khô ráo chuyển màu vàng đẹp mắt và đường bám đều xung quanh thì bạn cho vani vào đảo đều lên.
– Sau đó bạn cho mứt dừa ra khay, trải đều và chờ đến khi mứt dừa ngô nguội bớt thì cho vào túi nilon hoặc lọ thủy tinh nhé.
Cách làm mứt dừa non
Bên cạnh những món mứt quen thuộc thì nhiều người lại thích mứt dừa non vì chúng vừa mềm, vừa thơm lại ngọt ngào. Tuy nhiên nếu không biết cách chế biến chuẩn nhất thì chỉ khoảng vài tiếng là dừa đã bị chảy nước. Nếu vậy thì đừng bỏ qua bí quyết làm mứt dừa non đơn giản dưới đây nha.
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1kg cùi dừa non
- 500g đường
- 1 ống vani
Các bước làm mứt dừa non
– Trước tiên bạn bổ đôi quả dừa, dùng thìa tách phần cùi với vỏ. Sau đó dùng dao loại bỏ vỏ nâu bên ngoài.
– Bạn cũng có thể thái dừa thành miếng. Vì dừa còn non mềm và dẻo nên bạn thái dày 1 chút cũng được nhé.
– Sau đó bạn rửa sạch với nước để loại bỏ bớt phần dầu dừa.
– Bạn đun sôi 1 nồi nước, cho dừa vào chần nhanh trong khoảng 2-3 phút. Sau đó đổ ra rổ, để ráo nước.
– Tiếp theo, bạn cho đường vào ngâm cùng với dừa non ít nhất 1 tiếng đến khi đường tan chảy hết
– Sau đó bạn cho tất cả dừa, đường và nước đường vào chảo. Đun ở lửa lớn cho đường sôi. Sau đó thì hạ bớt lửa xuống mức nhỏ nhất. Bạn đảo liên tục đến khi cảm thấy nặng tay, đường bắt đầu bám trắng vào từng miếng mứt. Đợi lúc này thì bạn cho ống vani vào mứt và tiếp tục đảo đều.
– Sau đó bạn tắt bếp và đảo tiếp trong 5 phút.
– Tiếp sau thì bạn cho mứt ra khay và đợi chúng nguội hẳn rồi mới cho vào lọ thủy tinh nhé.
Tham khảo: Cách làm mứt hạt sen không quá ngọt mà mùi hương thích mêCách làm mứt dừa sữa
Tiếp tục thêm một công thức làm mứt dừa cực ngon cho các chị em mang tên mứt dừa sữa nha. Không muốn dùng sữa đặc hoặc không thích vị quá ngọt thì chị em thử đảo dừa với sữa tươi mang đến hương thơm mới lạ.
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1kg cùi dừa non
- 400g đường
- 200ml sữa tươi có đường
Các bước làm mứt dừa sữa
– Trước tiên với dừa non, bạn bào dày một chút khi ăn mứt sẽ dẻo và thơm hơn.
– Sau đó thì bạn ngâm dừa non trong nước từ 10 – 12 tiếng để phần dầu dừa chảy bớt. Tiếp theo bạn vớt dừa ra, rửa lại với nước sạch nhiều lần rồi để ráo.
– Bạn cho dừa vào âu lớn cùng với đường và sữa tươi. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín dừa ngâm. Ngâm đến khi đường tan chảy hết là được.
– Lúc này bạn bắp chảo lên bếp, cho dừa đã ngâm sữa vào sên trên lửa vừa. Đợi nước trong chảo sôi thì bạn hạ lửa xuống mức nhỏ, đảo thật đều tay để mứt không bị gãy.
– Sau khi thấy đường đã kết tinh vào mứt, bạn cho chảo xuống. Để mứt khô và nguội hoàn toàn thì cho vào túi zip hoặc lọ thủy tinh nhé.
Cách làm mứt dừa cà phê
Lúc mới có mặt trên đĩa bánh kẹo ngày Tết, nhiều người còn thắc mắc: không biết mứt dừa cà phê nó ra cái vị gì nhỉ? Tuy nhiên chỉ sau miếng đầu tiên, bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi hương vị của chúng.
Nguyên liệu cần có
- 1kg cùi dừa
- 400g đường trắng
- 100g sữa đặc
- 30g cà phê pha sẵn
- 1 thìa cà phê hương vani
Các bước làm mứt dừa cà phê
– Trước tiên với dừa, bạn dùng dao bào hoặc máy để cắt dừa thành từng sợi mỏng. Sau đó rửa thật sạch và để ráo nước.
– Tiếp đến bạn cho dừa vào tô lớn rồi cho đường, nước cafe vào trộn đều. Có thể ướp khoảng 1 đêm cho thật thấm vị.
– Sau đó bạn cho toàn bộ dừa, nước đường, cafe vào chảo để sên. Lưu ý khi chảo bắt đầu sôi thì bạn rim nhỏ lửa và cứ khoảng 10 phút lại đảo một lần cho gia vị thấm đều.
– Khi đường bắt đầu keo lại thì bạn hạ lửa thấp, đảo liên tục. Nhớ đảo đều tay nếu không dừa rất dễ cháy.
– Đợi khi đường kết tinh thành màu trắng, dừa đã đủ độ khô thì bạn cho vani vào. Sau đó bạn tắt bếp và tiếp tục đảo trong khoảng 1 phút là hoàn thiện. Cuối cùng bạn cho mứt ra ngoài, để ráo rồi mới cho vào lọ thủy tinh nhé.
Tham khảo: Cách gói bánh chưng bằng khuôn và không cần khuôn cho ngày Tết cổ truyềnCách làm mứt dừa nhiều màu
Theo quan niệm của nhiêu người thì đĩa mứt ngày Tết có nhiều màu sắc không chỉ rực rỡ mà còn đem lại nhiều may mắn, tài lộc. Đặc biệt với tụi nhỏ, chúng có thể lựa chọn đúng hương vị mà mình yêu thích nhất. Trong đó mứt dừa màu xanh và màu đỏ đơn giản và cực dễ thực hiện.
Mứt dừa xanh
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1kg dừa non
- 400g đường trắng
- 100g lá nếp
Các bước làm mứt dừa xanh
– Trước tiên với dừa, bạn gọt bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài. Sau đó nạo thành từng sợi mỏng rồi ngâm dừa trong nước cho ra hết dầu. Thời gian ngâm có thể từ 8-10 tiếng rồi rửa lại bằng nước sạch.
– Sau đó bạn lấy lá dứa nếp rửa sạch, xay nát rồi vắt lấy nước cốt màu xanh để trộn với dừa.
– Để mứt dừa có màu xanh, bạn cho 7 phần nước lá dứa ướp cùng với dừa và đường trắng khoảng 2h. Thi thoảng bạn đảo dừa để dừa ngấm đường và màu đều hơn.
– Đợi khi đường tan chảy hết, bạn cho chảo lên bếp, bật lửa lớn. Tiếp theo cho dừa vào chảo đun sôi, sau đó hạ lửa xuống thấp dần.
– Đợi đến khi dừa cạn hết nước, bạn cho nốt phần nước lá dừa còn lại vào và đảo đều sẽ giúp lên màu đẹp hơn.
– Sau đó bạn cho dừa ra, để ráo hẳn rồi cho vào lọ thủy tinh nhé!
Mứt dừa đỏ
Nguyên liệu chuẩn bị
- 2 quả dừa
- 500g đường trắng
- 1 thìa bột dâu tây
Các bước làm mứt dừa đỏ
– Trước tiên với dừa, bạn cạo bỏ lớp vỏ màu nâu, chỉ lấy phần cùi dừa trắng. Dùng dao nạo để nạo phần cùi dừa thành những sợi dài mỏng.
– Sau đó bạn cho dừa vào chậu nước ấm để loại bỏ bớt dầu bên trong. Rồi bạn rửa sạch sợi dừa nhiều lần với nước cho đến khi thấy nước trong là được. Điều này nhằm giúp loại bỏ bớt lượng dầu có trong dừa. Rửa xong, bạn vớt dừa ra rổ để ráo nước. Nếu bạn không có thời gian rửa dừa với nước nhiều lần thì có thể ngâm dừa với nước từ 10 – 12 tiếng, tốt nhất là ngâm qua đêm.
– Sau đó bạn cho dừa vào nồi nước trên bếp đang sôi, chần dừa khoảng 1 phút để dừa có được độ mềm. Tiếp theo bạn vớt dừa ra rổ và để cho dừa nguội bớt.
– Đợi dừa nguội, bạn cho dừa cùng với đường vào chung. Bạn trộn đường vào dừa cho đều và ướp từ 3 – 4 tiếng để cho đường ngấm vào mứt dừa.
– Tiếp đến bạn bắc một chiếc chảo lớn lên bếp, cho toàn bộ nước đường và dừa vào đun sôi lên. Khi nước đường đã sôi lên thì bạn giảm nhỏ lửa cho đường không bị cháy.
– Bạn sên đều tay đến khi nước đường cạn thì cho bột dâu tây vào đảo cùng. Đợi khi dừa chuyển sang màu đỏ hồng, bạn để lửa nhỏ nhất, sên cho các sợi mứt tơi ra, đường kết tinh bám vào thì tắt bếp.
– Cuối cùng cho mứt dừa ra bên ngoài, đợi khô hoàn toàn mới cho vào lọ thủy tinh.
Cách bảo quản mứt dừa để lâu
Mứt dừa bạn làm chắc chắn sẽ nhiều vì còn để ăn vài ngày Tết. Do đó, công đoạn bảo quản mứt dừa làm là điều cần thiết. Dưới đây Ngonaz đã tổng hợp một vài cách bảo quản mứt dừa nhé.
Phơi mứt dừa ở nhiệt độ cao
Để bảo quản được mứt dừa được lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng, độ ngon, mềm và ngọt thì bạn nên sấy ở nhiệt độ 100 độ C.
Nếu nhà bạn không có máy sấy thì có thể thay thế bằng cách tận dụng ánh nắng mặt trời để phơi khô, tuy nhiên thời gian sẽ hơi lâu.
Bảo quản mứt dừa trong tủ lạnh
Hoặc một cách đơn giản hơn là bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sau khi làm xong, bạn cho mứt dừa vào túi ni lông hoặc lọ thuỷ tinh kín khí.
Một mẹo nhỏ, khi bạn bảo quản mứt dừa trong lọ thuỷ tinh thì nên rắc vào trước một lớp đường mỏng, điều này sẽ giúp bảo quản mứt được lâu hơn đấy.
Bảo quản mứt dừa khi trình bày khay mứt
Vào những ngày tết, khi trình bày mứt dừa lên khay để đãi khách thì nên sử dụng loại khay kín, có nắp đậy.
Tuyệt đối không để khay mứt ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào vì sẽ làm mứt dừa bị chảy nước, không còn ăn được nữa.
Hạn chế dùng tay bóc trực tiếp vào miếng mức vì có thể làm tăng nguy cơ làm ẩm ướt những sợi mứt khác.
Lời kết
Trên đây là một vài công thức hướng dẫn cách làm mứt dừa dẻo ngon tại nhà. Không khí mùa xuân đã tràn ngập khắp nơi rồi. Các chị em cũng tranh thủ thời gian này làm trước mứt tết để năm nay đĩa bánh kẹo có thêm màu sắc tươi mới nhé!
Từ khóa » Cùi Dừa Non Làm Mứt
-
Cách Làm Mứt Dừa Non Dẻo Thơm Hấp Dẫn Cho Ngày Tết Mà Ai Cũng ...
-
Cách Làm Mứt Dừa Miếng Dẻo Thơm, Dễ Thực Hiện Cho Ngày Tết
-
Cách Làm Mứt Dừa Non đón Tết Không Bị Chảy Nước - Vietnamnet
-
Bí Quyết Làm MỨT DỪA Non KHÔNG Bị CHẢY NƯỚC Khi để Lâu
-
CÁCH LÀM MỨT DỪA NON THƠM NGON, BÉO NGẬY NHÂM NHI ...
-
Cùi Dừa Non, Quả Dừa Non, Dừa Bánh Tẻ Làm Mứt Tết - Shopee
-
Cách Làm Mứt Dừa Non Miếng Dẻo Nhiều Màu đón Tết 2022
-
Bí Quyết Làm Mứt Dừa Non Không Bị Chảy Nước, Nhiều Người ... - 24H
-
Tự Tay Làm Mứt Dừa Non Mềm Dẻo, Thơm Ngon đón Tết
-
TOP 3 Cách Làm Mứt Dừa Non Mềm Ngon, Béo Ngọt | VinID
-
Bí Quyết Làm Mứt Dừa Non Không Bị Chảy Nước, Nhiều Người Tiếc Hùi ...
-
Cách Làm Mứt Dừa Dẻo Ngọt Đơn Giản Trong Dịp Tết
-
Làm Mứt Từ Cùi Dừa Non, Nhiều Người Bị Hỏng Và Thành Phẩm Không ...