Cách Làm Nền Nhà Xưởng Và Quy Trình đổ Bê Tông đúng Cách

Nội dung

  • 1 Công đoạn cần thực hiện trước khi làm nền nhà xưởng
    • 1.1 1/ Tìm hiểu cấu tạo nền nhà xưởng
      • 1.1.1 Lớp áo phủ mặt
      • 1.1.2 Lớp đệm
      • 1.1.3 Lớp trung gian
      • 1.1.4 Lớp nền
    • 1.2 2/ Thiết kế nền nhà xưởng
    • 1.3 3/ Bố trí thép nền nhà xưởng
  • 2 Quy trình thi công đổ bê tông nền nhà xưởng
    • 2.1 1/ Trộn bê tông
    • 2.2 2/ Đổ bê tông
    • 2.3 3/ Đầm bê tông
    • 2.4 4/ Dỡ cốp pha
    • 2.5 5/ Bảo dưỡng bê tông

Nền nhà xưởng là nơi thường xuyên phải chịu những tác động mạnh từ hoạt động sản xuất và môi trường làm việc. Bởi vậy cấu tạo của nền nhà xưởng có chắc chắn hay không cũng là yếu tố ảnh hưởng phần lớn đến năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm. Vậy làm nền nhà xưởng thế nào để đảm bảo chắc chắn và tốt nhất? Và ngay sau đây sẽ là quy trình thi công đổ bê tông nền nhà xưởng đúng cách mà bạn nên biết để áp dụng

làm nền nhà xưởng

Bê tông nền nhà xưởng

Công đoạn cần thực hiện trước khi làm nền nhà xưởng

Trước khi tiến hành thi công làm nền nhà xưởng. Thì đầu tiên ta cần làm là lên kế hoạch và dự tính một cách gần đúng nhất về công trình của mình. Đặc biệt, nền nhà thường là bộ phần có vai trò chịu tải trọng lớn nhất của toàn bộ công trình. Do đó, việc lựa chọn kết cấu và thiết kế nền nhà xưởng chính là vấn đề gia chủ vô cùng chú trọng

Vậy thì công đoạn chuẩn bị cho việc đổ bê tông nền nhà xưởng là gì? Sau đây là những vấn đề bạn nhất định bạn cần thực hiện một cách chi tiết, cụ thể. Để đảm bảo đem lại sự chắc chắn và phù hợp nhất cho công trình

1/ Tìm hiểu cấu tạo nền nhà xưởng

Nền nhà xưởng của bạn có chắc chắn hay không chính là phụ thuộc phần lớn vào việc kết cấu của chúng. Một kết cấu nền hoàn chỉnh và phù hợp sẽ đảm bảo sự chắc chắn và cứng rắn nhất. Do đó, viêc tìm hiểu về cấu tại nền nhà xưởng sao cho thích hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng mình. Chính là điều mà bạn nên quan tâm hàng đầu đối với bất cứ công trình nào.

làm nền nhà xưởng

Thi công làm nền nhà xưởng

Và đối với cấu tạo nền nhà xưởng thì sẽ gồm các bộ phần chính như sau:

Lớp áo phủ mặt

Chất lượng của sàn nhà công nghiệp được quyết định bởi lớp này. Bởi đây là lớp triwjc tiếp chịu tác động cơ, lý, hóa học. Lớp áp phủ mặt được chia thành 3 loại như sau:

+ Lớp áo liên tục như đất đầm chặt, các loại bê tông

+ Lớp áo bằng vật liệu rời. Các loại gạch, tấm bê tông, kim loại, gỗ…

+ Lớp áo bằng vật liệu cuộng: Các loại tấm nhựa tổng hợp

Lớp đệm

Vật liệu dùng để làm lớp đệm là cát, xỉ, đá dăm, soi, bê tông gạch vỡ bê tông đất hoặc bê tông dăm. Lớp này có vai trò truyền lực xuống lớp nền

Trong đó, việc sử dụng cát đá xây dựng là loại vật liệu cần được lưu tâm và chú ý nhất. Bởi 2 loại nguyên liệu này là thành phần chính sử dụng để đổ bê tông nền. Sử dụng cát đá phù hợp, chất lượng thì chắc chắn sẽ đem lại cho nền nhà xưởng của bạn được tốt nhất

Để chống mao dần của nước ngầm, lớp đệm được làm bằng vật liệu to để tạo độ rỗng. Chiều dày lớp đệm được xác định theo tính toán.

làm nền nhà xưởng

Nền nhà xưởng

Lớp trung gian

Dựa vào lớp phủ mặt và đặc điểm cơ, lý, hóa tác động lên nền. Người ta sẽ chọn vật liệu làm lớp trung gian như vữa xi măng – cát, vừa bitum – cát.

Chức năng của lớp trung gian là làm phẳng lớp đệm và liên kết các lớp khác nhau thành 1 khối. Và cát chính là thành phần chính để cấu tọa nên lớp nền trung gian này.

Do đó, các chuyên gia, kỹ sư xây dựng loại cát đen đổ nền chuyên dụng. Sẽ giúp cho chất lượng lớp trung gian này được chắc chắn hơn

Lớp nền

Công dụng của lớp nền là đỡ tất cả các lớp trên. Ở nền nhà là nền đất tự nhiên, ít lẫn chất hũu cơ. Ở những công trình nhiều tầng thì đó là sàn chịu lực

2/ Thiết kế nền nhà xưởng

Sau khi bạn đã năm rõ được cấu tạo các lớp cho nền nhà xưởng của mình. Thì bạn cần xác định được địa hình, diện tích và kiểu dáng phù hợp cho kết cậu nền của mình. Để từ đó, các nhà thiết kế sẽ đưa ra cho bạn những mẫu bản vẽ thiết kế nền nhà xưởng hoàn chỉnh nhất

thiết kế nền nhà xưởng

Xác định diện tích, địa hình để thiết kế phù hợp

Việc thiết kế nền này giúp cho việc hình dung cụ thể và khá chi tiết về kiểu dáng. Cũng như kết cấu cần thi công cho nền nhà xưởng. Đồng thời, nhìn vào bản thiết kế, người thợ xây dựng có thể dễ dàng tiến hành thi công một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn

3/ Bố trí thép nền nhà xưởng

Thép nền nhà là loại vật liệu chắc chắn. Có chức năng hỗ trợ đặc lực cho nền nhà với việc chịu lực nén và tải trọng dồn xuống. Do đó, việc bố trí thép nền thế nào sẽ quyết định tới chất lượng kết cấu nền nhà xưởng của bạn

Hiện nay, việc bố trí thép nền nhà xưởng thường được các kỹ sư xây dựng thực hiện một cách khá nhanh chóng. Nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và thời gian thi thép nền này.

bố trí thép nền nhà xưởng

Bố trí thép nền nhà xưởng

Và một trong những việc bạn cần lưu ý nhất ở bước này chính là bạn lựa chọn sử dụng loại vật liệu thép nền nào. Bởi chức năng chính của hệ thống bố trí thép này là chịu lực và tải trọng khá lớn. Nên loại thép sử dụng để lắp dựng phải là chính hãng và chất lượng. Hiện nay, thép gân vằn chính là loại vật liệu được ưu tiên cho sử dụng công đoạn bố trí thép nền nhà xưởng

Quy trình thi công đổ bê tông nền nhà xưởng

Sau khi đã có các bước chuẩn bị chi tiết và chính xác như trên. Thì việc đổ bê tông nền nhà xưởng sẽ được thực hiện nhanh chóng và vô cùng dễ dàng. Vậy quy trình đổ bê tông nền sẽ được tiến hành gồm những bước như thế nào? Việc làm nền nhà xưởng đổ bê tông đạt chuẩn, đúng kỹ thuật sẽ bao gồm bước công đoạn như sau

1/ Trộn bê tông

Việc trộn bê tông sẽ là bước quyết định quan trọng cho bạn trong quá trình đổ bê tông nền nhà xưởng. Hiện nay, việc trộn bê tông được thực hiện gồm 2 cách:

+ Trộn bê tông tại trạm trộn: Hầu hết các công trình nhà xưởng hiện nay đều thực hiện trực tiếp trộn bê tông tại trạm trộn. Sau đó, vật liệu được vận chuyển đến công trình để thi công. Việc cấp phối (Xi măng, cát, đá) phải đúng theo thiết kế.

+ Trộn bê tông bằng máy: Trước hết đổ 15 – 20% lượng nước. Sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc. Đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại.

đổ bê tông nền nhà xưởng

Trộn bê tông

Trong quá trình trộn bê tông, để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn. Cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn. Và quay máy trộn khoảng 5 phút. Sau đó cho cát và xi măng trộn tiếp theo vào thời gian quy định

2/ Đổ bê tông

Tiến hành kiểm tra lưới thép. Đảm bảo chúng được liên kết một cách chắc chắn. Đảm bảo căn chỉnh lại sao cho hợp lý

Một số lưu ý khi đổ bê tông nền nhà xưởng

+ Đảm bảo tiêu chuẩn vữa xây dựng đạt chuẩn khi đổ

+ Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m. Để tránh trường hợp phân tầng

+ Đổ bê tông theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài

+ Dùng đầm bàn cho sàn. Đầm dùi cho cột, dầm, tường

đổ bê tông nền nhà xưởng

Đổ bê tông

+ Mác bê tông từ 250 trở lên

+ Nền bê tông phải để các khe dãn nở bê tông

+ Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông

+ Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng

+ Bê tông dầm và bản sàn được tiến hàng đồng thời. Khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm. Có thể đổ riêng từng phần. Nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý

3/ Đầm bê tông

Mục đích là để bê tông được đặc chắc. Giúp cho bên trong không bị lỗ hỏng và bám chặt vào cốt thép

Yêu cầu khi đầm: Sử dụng thiết bị, máy móc hiện đại để hỗ trợ. Tiến hành đầm kỹ theo đúng quy định. Đầm đúng thời gian yêu cầu để đảm bảo bê tông được đồng nhất. Dúng máy đầm bàn để đảm bảo cho sàn và nền khi đầm mặt phải kéo từ từ. Các dài chồng lên nhay 5 – 10cm. Thường thì thời gian đầm trung bình từ 30 – 50s

đầm bê tông

Thi công đầm bê tông

4/ Dỡ cốp pha

Trong điều kiện bảo dưỡng tốt, với chất lượng của xi măng sử dụng tốt thì thời gian có thể dỡ cốp pha sau 3 tuần

Lưu ý khi sử dụng xi măng đổ bê tông nền:

+ Không nên tiếp xúc trực tiếp với xi măng. Khi trộn vữa phải đeo khẩu trang, gang tay, đi ủng cao su

+ Khi bị xi măng bắn vào mắt phải rửa ngay bằng nước sạch. Sau đó nhỏ thuốc tra mắt. Trường hợp bị nặng phải đưa đến cơ sở y tế để điều trị

dỡ cốp pha

Dỡ cốp pha sau thời gian phù hợp

5/ Bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thủy hóa của xi măng. Mục đích của việc bảo dưỡng là tạo nên các điều kiện thuận lợi để hỗn hợp đóng rắn, bảo đảm độ ẩm yêu cầu của môi trường

Ở điều kiện thường thì ngay sau khi đổ 4 giờ. Ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng hiện trường “trắng bề mặt” bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15 độ C trở lên. Thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Khoảng 3 giờ tưới 1 lần. Ban đêm ít nhất 2 lần. Những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần

Kỹ thuật phun nước bê tông: Phun nước theo dạng mưa. Không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng

làm nền nhà xưởng

Phun nước bảo dưỡng bê tông

Trên đây là những công đoạn cơ bản cho việc làm nền nhà xưởng mà bất cứ ai cũng nên lưu ý. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích và hỗ trợ cho bạn trong việc thi công đổ bê tông nền nhà xưởng

Từ khóa » đổ Bê Tông Sàn Nhà Xưởng