Cách Làm Nước Sốt Bò Bít Tết Ngon Chuẩn Vị Nhà Hàng 5 Sao - NgonAZ

Bò bít tết là món ăn kiểu Pháp du nhập vào Việt Nam cũng khá lâu rồi, món ăn ngon và hấp dẫn xuất hiện từ nhà hàng sang trọng đến quán ăn bình dân. Nếu là người yêu thích tìm hiểu ẩm thực thì chắc chắn biết rằng nước sốt là linh hồn của món ăn. Món ăn ngon hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào nước sốt, đặc biệt là văn hóa ẩm thực phương Tây thì không thể bỏ qua nước sốt cho các món ăn. Đối với món bò bít tết (Beefsteak) cũng vậy, không thể bỏ qua phần nước sốt bởi nếu mà thiếu đi phần nước sốt sẽ làm mất hương vị ngon đặc biệt của món ăn này. Vậy nước sốt bò bít tết là gì? có những loại nước sốt bò bít nào? Cách làm nước sốt bò bít tết ngon có khó không? Tất cả NgonAZ sẽ cập nhật trong bài viết này.

Nước sốt bò bít tết là gì?

Trước khi hiểu nước sốt bò bít tết là gì thì có một điều nhiều người quan tâm và đặt ra câu hỏi là “Nước xốt” hay là “nước sốt” mới đúng? Để giải thích cho câu hỏi này thì có thể do sự giao thoa cách phát âm của hai tiếng Mỹ và Pháp.

Tiếng Việt của mình có rất nhiều từ được phiên âm từ tiếng Pháp như “xúc xích” được phiên âm từ “saucisse” và “Xốt” cũng như vậy được phiên âm từ “sauce”. Trong tiếng Pháp chữ “s” được phát âm “xờ” rất nhẹ chính vì thế mà ta mới có chữ “Xốt” như bây giờ.

Thế nhưng vì sao lại xuất hiện từ “sốt”. Có vẻ như cách lý giải hợp lý nhất là do ảnh hưởng văn hóa Mỹ ngay sau đó. Bởi cách phát âm từ “sauce” với âm “sờ” mạnh hơn so với tiếng Pháp vì thế mà khi phiên âm ra tiếng Việt thì sẽ được ghi là “sốt”.

Như vậy nếu nhìn vào hai cách giải thích trên thì 2 cách viết đều đúng bởi phiên âm một từ ngữ nước khoài thì hoàn toàn không chính xác hoàn toàn. Nhưng có một điều các bạn nên nhớ rằng chữ quốc ngữ của ta được tạo ra bởi một ông tên Alexandre de Rhodes người Pháp nên những từ được phiên âm hiện nay hầu như bắt nguồn từ cách phát âm của tiếng Pháp thế nên “nước xốt” mới là từ được ra đời đầu tiên và được từ điển tiếng Việt công nhận. Và như thế chữ “nước xốt” mới là cách viết đúng nhất.  Rất tiếc là thói quen viết nước sốt thay vì nước xốt vẫn chưa sửa được.

Vậy

Sốt hay xốt là một loại chất lỏng, cũng có thể là dạng kem hoặc dạng sệt, được dùng để chế biến các món ăn khác hoặc có thể dùng trực tiếp lên món ăn. Sốt đạt chuẩn phải có hương vị rõ ràng, kết cấu tốt, mượt mà và sánh mịn. Đa phần các loại nước xốt thường khá lỏng hoặc sánh sệt. Cách làm Nước sốt bò bít tết cũng vậy, nếu chỉ đơn thuần là tẩm ướp thịt bò rồi áp chảo hay nướng thì không mấy hấp dẫn và không tạo ra nét riêng của món bít tết. Bạn để ý đó, cho dù làm bò bít tết ở cấp độ nào đi chăng nữa thì vẫn đi kèm một loại nước sốt.

Một số loại nước sốt bò bít tết

Hiện nay do nhu cầu sử dụng của xã hội nên có rất nhiều loại nước sốt khác nhau được dùng với bít tết. Trước đây, nhu cầu đến các cửa hàng ăn uống để thưởng thức món ăn nhiều thì nay người dân cũng đã tự làm bít tết tại nhà. Họ cũng chia sẻ những loại nước sốt vô cùng độc đáo thay vì phải đi mua những lọ nước sốt bán sẵn tại cửa hàng. Bên cạnh việc giới thiệu những loại sốt dùng cho bò bít tết thì sẽ là công thức hướng dẫn luôn để các bạn tiện theo dõi.

Sốt tiêu đen

Nếu đã từng làm hoặc thưởng thức loại sốt tiêu đen thì các bạn sẽ thấy vị cay nồng, thơm hấp dẫn của loại sốt này. Vốn là một loại sốt chay, nhưng sốt tiêu đen thường xuyên được thấy ở những món ăn khác như bò bít tết sốt tiêu đen hay cua bể sốt tiêu đen.

cách làm sốt tiêu đen 1

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Tiêu đen: 20gr
  • Dầu hào: 1 thìa
  • Rượu trắng: 1 thìa
  • Giấm gạo: 1 thìa
  • Xì dầu: 1 thìa
  • Bột năng: 1 thìa
  • Đường: 1 thìa
  • Các gia vị khác: hành, tỏi, cà chua, dầu ăn.

Lưu ý: nếu không có tiêu đen có thể dùng tiêu sọ.

Các bước làm nước sốt tiêu đen

Bước 1: Xay mịn hạt tiêu đen ra và để một chút giã nhỏ (hoặc bạn cũng có thể mua tiêu xay sẵn bên ngoài cửa hàng cho nhanh), khi say như vậy thì sẽ dễ ăn hơn vì nhiều người không ăn được tiêu khi tiêu còn to.

Bước 2: Cà chua chọn loại ngon đem về rửa sạch và gọt sạch vỏ, thái hạt lựu. Tỏi bóc sạch vỏ sau đó băm nhỏ, gừn tươi mang rửa sạch và thái sợi.

Bước 3: Cho 1 thìa dầu hào và nửa thìa đường trắng vào một bát nước sau đó khuấy điều và tan, tiếp đó là cho rượu trắng, xì dầu, giấm trắng, nửa thìa bột năng vào khuấy đều.

Bước 4: Đun nóng dầu với lửa lớn, sau đó cho tỏi, gừng vào phi thơm lên, tiếp đến đổ cà chua vào đảo đều cho chín. Đổ thêm tiêu xay vào, cuối cùng là đổ hỗn hợp vào khuấy đều, đến khi sôi thì văn nhỏ lửa đun đến khi sốt sánh lại.

cách làm sốt tiêu đen 2

Bên cạnh việc làm nước sốt thì bạn có thể mua sẵn Sốt tiêu đen Bumi Hịjau. Loại nước sốt này có thành phần: Đường, tiêu đen, muối, ớt, giầm, chất tạo đặc, chất điều chỉnh độ acid. Thích hợp ứớp các món chiên, nướng như bò sốt tiêu đen, gà sốt tiêu đen.

Sốt tiêu đen Bumi Hịjau

Hoặc sốt bít tết Chung Jung One chai với thành phần gồm: Nước, nước tương (đậu nành tách béo, bột mì, muối, đường, rượu cồn), hành tây muối (hành, giấm), đường, giấm lên men (giấm gạo, rượu cồn, nấm men), chiết xuất gia vị, chiết xuất chanh, rượu vang đỏ, muối, đậu nành Kojone, bột tiêu đen…

Sốt bít tết Chung Jung One chai

Sốt nấm ăn bò bít tết

Công thức đơn giản này bạn có thể làm sốt nấm để ăn kèm mì spaghetti hoặc bò bít tết thì tuyệt ngon đấy.

Nguyên liệu cần

  • Bơ nhạt (8gr): ½ muỗng canh
  • Dầu ăn (hoặc dầu olive sẽ ngon và bổ hơn) (8ml): ½ muỗng
  • Tỏi cắt nhỏ: 1 củ
  • Nấm mỡ, cắt lát: 100gr
  • Sữa tươi không đường: 100ml (hoặc thay bằng kem béo nếu có sẽ ngon hơn)
  • Bột bắp hoặc bột năng: 8gr
  • Nhúm muối và tiêu

Các bước làm sốt nấm ăn bò bít tết

Bước 1: Làm nóng một chảo vừa và cho bơ vào đun chảy. Sau đó, cho tỏi vào phi thơm.

Cách làm sốt nấm ăn bò bít tết

Bước 2: Thêm nấm mỡ đã rửa sạch, cắt lát dày vừa ăn vào xào. Bạn cứ xào cho nấm mềm và ra nước.

Cách làm sốt nấm ăn bò bít tết

Bước 3: Sau đó cho sữa tươi (hoặc kem béo vào). Chừa lại một ít sữa.

Cách làm sốt nấm ăn bò bít tết

Bước 4: Phần sữa còn chừa lại ở bước 3 thì cho thêm bột bắp (hoặc bột năng) vào hòa tan hết bột, rồi đổ vào trộn chung với nấm.

Bước 5: Sau đó tiếp tục nấu đến khi nấm mềm rụt thì nêm gia vị muối tiêu cho vừa ăn. Giờ thì có thể rưới lên bò bít tết hoặc mì đã luộc chín.

Cách làm sốt nấm ăn bò bít tết

Sốt nấm ngoài ăn kèm với bò bít tết ra còn có thể ăn kèm chấm với bánh mì, bằng cách sau khi nấm xong sốt đem xay nhuyễn là ra súp kem nấm, có thể ăn bữa sáng hoặc làm món khai vị rất đặc biệt nữa đấy.

Cách làm sốt nấm ăn bò bít tết

Sốt rượu vang đỏ ăn bò bít tết

Học cách để có thể làm được nước sốt rượu vang đỏ sẽ giúp cho món thịt bò bít tết thêm ngọt ngào, thơm ngon. Loại sốt này thường được dùng nhiều cho các loại thịt đỏ đặc biệt là thịt bò.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Rượu vang đỏ: 240 ml
  • Bơ lạt: 45 gram
  • Bột mì: 45 gram
  • 1 củ hành tây
  • 2 tép tỏi
  • 1 thìa đường nâu
  • 1 chén nước hầm thịt (bò, gà) hoặc nước hầm rau củ.

Bơ lạt hay còn gọi là bơ nhạt có tên tiếng Anh là Unsalted butter, là loại bơ không chứa muối, với hương thơm và vị ngọt nhẹ; được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong nấu ăn.

Các bước làm sốt rượu vang đỏ

Bước 1: Hành tây bóc vỏ già, loại bỏ rễ rồi thái nhỏ. Tỏi đập dập, băm nhỏ. Cho bơ vào chảo, mở lửa vừa và đun chảy ra.

Bước 2: Cho hành tây, tỏi vào, đảo đều cho hành tây mềm. Rắc bột mì vào, đun với lửa vừa từ 2 – 3 phút. Khuấy đều lên để chắc chắn hỗn hợp không bị dính chảo và hoàn toàn pha trộn với nhau.

Bước 3: Lấy chảo ra khỏi bếp, để qua một bên, rót rượu vang đỏ, đường nâu vào. Khuấy kỹ lưỡng để hỗn hợp hòa tan hoàn toàn, đặt chảo lên bếp lại. Đun tiếp tục, quấy liền tay tới khi hỗn hợp sôi lên, sệt lại.

Bước 4: Nấu với nhiệt độ cao thêm một chút đến khi nếm thấy hương vị đã như mong muốn thì giảm nhiệt độ xuống, rót nước hầm thịt bò vào một cách từ từ đến khi sốt rượu vang đỏ lỏng mịn như kem. Thêm muối, tiêu cho vừa ăn, đun sánh lại thì tắt bếp.

Nấu sốt rượu vang đỏ cần lưu ý

– Không được dùng bơ thực vật khi làm sốt rượu vang đỏ. – Không được nấu sốt rượu vang đổ ở nhiệt độ quá cao, điều này sẽ làm hỗn hợp chín nhanh, làm mất đi hương vị muốn có. – Khi đun chảy bơ, nên canh cẩn thận không để bơ cháy. Khi cho bột mì vào phải quậy đều để có được một kết cấu mịn.

Sốt tiêu xanh bò bít tết

Những thớ thịt mềm mại kết hợp với nước sốt tiêu xanh thơm lừng, béo ngậy sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm vị giác thú vị nhất.

Nguyên liệu sốt tiêu xanh cần

  • Dầu ô liu: 1 muỗng cà phê
  • Hành lá: 1 muỗng canh
  • Tiêu xanh: 2 muỗng canh
  • Bơ không muối: 2 muỗng canh
  • Nước tương: 1 muỗng canh
  • Bột: 2 muỗng cà phê
  • 1/2 chén nước thịt bò tự chế hoặc không muối
  • 1/2 chén muối trắng

Bơ lạt hoặc bơ không muối hay bơ nhạt là đều cùng là một. Loại bơ không chứa muối, với hương thơm và vị ngọt nhẹ; được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong nấu ăn.

Các bước làm sốt tiêu xanh

Cách làm sốt tiêu xanh bò bít tết
Ảnh minh họa

Bước 1: Đun nóng dầu trong một cái chảo vừa trên lửa vừa cao. Khi dầu sôi, thêm hẹ, hạt tiêu và 1 muỗng canh bơ và nấu trong 30 giây. Bước 2: Thêm bơ lạt vào, sử dụng một thìa phẳng hoặc thìa gỗ để lấy bơ cho vào chảo, và khuấy đều để kết hợp. Khuấy trong nước tương. Bước 3: Thêm bột và nấu, khuấy liên tục, trong một phút hoặc lâu hơn. Bước 4: Thêm nước dùng, khuấy đều và đun sôi. Nấu trong 5 phút, điều chỉnh nhiệt để hỗn hợp sôi dần. Bước 5: Thêm kem, cho lửa nhỏ và nấu trong 5 phút, cho đến khi hỗn hợp trở nên sệt là nếm đủ vị là được.

Xem thêm: Cách nấu thịt bò kho ngon tại nhà

Lời kết

Trong thế giới nước sốt bò bít tết rất phong phú và đa dạng. Qua tìm hiểu thông tin, đâu đó cũng trên 10 loại sốt để có thể kết hợp với thịt bò bít tết được. Như mình đã nói ở phần mở đầu, nước sốt là linh hồn của bò bít tết. Bởi món bò bít tết mà thiếu đi phần nước sốt này sẽ làm mất hương vị thơm ngon, đặc biệt của món ăn đi rất rất nhiều. Bài viết sẽ tiếp tục cập nhật thêm cách làm sốt bò bít tết ngon cho đầy đủ hơn. Chúc các bạn thành công!

4.6/5 - (8 votes)

Từ khóa » Các Loại Nước Sốt Cho Bò Bít Tết