Cách Làm “sạch” Và “trẻ Hóa” Mạch Máu đơn Giản Và Hiệu Quả

Rất nhiều người có thể bên ngoài chỉ là 20, 30 tuổi, nhưng mạch máu trong cơ thể như của tuổi 60, 70, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro, nên bản chất tuổi đời không còn được bao lâu nữa. Liệu có cách nào giúp làm trẻ hóa, làm sạch mạch máu hay không?

Nguyên nhân mạch máu lão hóa

Mạch máu là ống dẫn giúp vận chuyển máu đi nuôi dưỡng cơ thể, nó phân bố trên mọi bộ phận, có thể co lại và giãn ra. Nếu nối mạch máu thành một sợi dây dài thì nó có thể quấn quanh Trái Đất 2,5 vòng. Từ đó có thể thấy được mạch máu chiếm rất nhiều diện tích trong cơ thể chúng ta. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lão hóa mạch máu, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Thời gian dài hút thuốc lá, uống rượu làm xơ cứng, lão hóa mạch máu.
  • Mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao và tiểu đường khiến mạch máu không giữ được “tuổi trẻ”
  • Thời gian dài ăn uống không hợp lý gây ra tình trạng lão hóa mạch máu và thêm vào thiếu rèn luyện làm mạch máu xuất hiện hiện tượng xơ cứng
  • Thức khuya, áp lực tinh thần lớn, nhất là những người đi làm việc căng thẳng lại càng dễ xuất hiện tình trạng lão hóa mạch máu.
  • Nội tiết mất cân bằng, hoóc-môn trong cơ thể rối loạn gây ra tình trạng mạch máu xơ cứng và lão hóa

Làm sao để có thể khiến mạch máu không bị già đi?

Sau đây là những giải pháp bạn nên tham khảo, lựa chọn thứ phù hợp để áp dụng cho chính mình.

  • Vì sao bệnh máu khó đông nguy hiểm đối với nam giới?
  • Top 10 loại thực phẩm bổ sung sắt cho cơ thể
  • Điều trị chóng mặt do huyết áp cao: nên áp dụng ngay!
  • Ngạc nhiên với lợi ích của việc xoa bóp dẫn lưu bạch huyết
  • Những trường hợp bạn cần biết chính xác nhóm máu của bản thân

Bổ sung đủ chất xơ thô: Khống chế huyết áp và điều chỉnh chỉ số mỡ máu

Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan trong nước, có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol huyết tương. Điều tra dịch tễ học xác nhận rằng, bổ sung chất xơ từ thực phẩm đầy đủ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não như bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch.

bổ sung chất xơ
Bổ sung chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol huyết tương

Mỗi người lớn khỏe mạnh nên tiêu thụ hàng ngày khoảng 25g chất xơ. Các thực phẩm bao gồm đậu bắp, cam vỏ vàng, táo, lê và các loại trái cây rau quả, hạt đậu có vỏ (đậu nành, đậu xanh…), các loại hạt họ đậu khác (đậu lăng, đậu Hà Lan…) Ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mạch, lúa mì…) và các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, lạc…) đều là những thực phẩm giàu chất xơ.

Việc duy trì ăn 25g chất xơ mỗi ngày kỳ thực không khó để đạt được. Ví dụ, ăn uống bổ sung 100g ngũ cốc thô trộn với 200g ngũ cốc tinh mịn sẽ thu nhận được 6g chất xơ, 500g rau cải có chứa khoảng 10g, 250g trái cây chứa khoảng 5g, trong 50g sản phẩm từ đậu nành hoặc các món ăn khác có thể thêm khoảng 7g. Tất cả các món trên cộng lại có thể đạt 28g chất xơ.

>> Xem thêm Các giải pháp kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bổ sung chất Phospho-lipid: Phòng ngừa xơ cứng động mạch

Phospho-lipid là một trong những thành phần của lipo-protein. Trong đó lipo-protein giống như một chiếc “thuyền” vận chuyển cholesterol, có tác dụng thúc đẩy việc vận chuyển hợp lý và chuyển hóa cholesterol, ngăn chặn sự lắng đọng cholesterol trong thành mạch máu.

Người có sức khỏe bình thường có thể ăn bổ sung khoảng 6-8 g chất phospho-lipid mỗi ngày, có thể dùng một lần hoặc nhiều lần. Nếu với mục đích chăm sóc sức khỏe, có thể dùng lượng tăng lên khoảng 15-25 g. Phospho-lipid có nhiều trong lòng đỏ trứng và đậu nành. Ngoài ra, thịt nạc, gan động vật, hạt hướng dương, hạt lanh, hạt mè cũng có tỉ lệ tương đối cao.

lòng đỏ trứng và đậu nành
Phospho-lipid có nhiều trong lòng đỏ trứng và đậu nành

Bổ sung Vitamin C: Hỗ trợ chống oxy hóa

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có hiệu quả trong việc loại bỏ một loạt các gốc tự do và các loại ôxy phản ứng. Vitamin C cũng giúp phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng ôxy hóa mạch máu, giúp làm giảm dấu hiệu xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.

Hàm lượng Vitamin C trong thực phẩm hàng ngày vô cùng phong phú, đặc biệt là trong những loại trái cây tươi và rau quả như rau cải xanh, súp lơ, bắp cải, táo gai, táo tàu, kiwi…

Bạn nên thường xuyên ăn các loại trái cây để bổ sung vitamin C. Ưu tiên trái cây có vị chua, trái cây họ cam quýt.

bổ sung vitamin C
Bạn nên thường xuyên ăn các loại trái cây để bổ sung vitamin C để chống oxy hóa mạch máu

Bổ sung Kali: Thuốc chống cao huyết áp tự nhiên

Chế độ ăn giàu kali có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chứng huyết áp cao do ăn quá nhiều natri (muối). Kali sau khi vào cơ thể có tác dụng làm giãn nở các mạch máu, từ đó làm giảm huyết áp, điều chỉnh về mức thấp hơn, đồng thời làm tăng bài tiết natri niệu, do đó đóng một vai trò trong điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các bệnh khác.

Lượng kali được khuyến cáo nên sử dụng là 3.500 mg/ngày, nguồn kali tốt nhất là rau, đặc biệt là rau lá xanh, rong biển và khoai tây, trái cây và đậu.

Mỗi 100g thực phẩm sau đây chứa hơn 800mg kali là nấm, mộc nhĩ, đậu nành, đậu đỏ, nho khô, sò điệp và những thứ tương tự.

bổ sung kali
Nguồn bổ sung kali tốt nhất là rau, đặc biệt là rau lá xanh, rong biển và khoai tây, trái cây và đậu

>> Xem thêm Tại sao nên nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Vận động thường xuyên giúp “tắm rửa” mạch máu

Sinh mệnh nằm ở vận động, vận động là chủ đề muôn thuở. Vận động có thể rèn luyện mạch máu rất tốt, nâng cao khả năng vận chuyển máu của mạch máu, trì hoãn biến đổi bệnh lý của mạch máu, làm mạch máu càng trẻ tuổi.

Vận động có thể làm giảm cholesterol trong máu, giảm đường máu, thúc đẩy máu tuần hoàn, giảm bớt nguy cơ tắc động mạch, gián tiếp bảo hộ mạch máu, làm cho mạch máu được tắm rửa. Chính vì vậy những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ có mạch máu khỏe mạnh, tươi trẻ hơn những người lười biếng không chịu tập luyện.

Vận động
Vận động có thể làm giảm cholesterol trong máu, giảm đường máu

Nước là điều thần kỳ nhất trong cuộc sống

Trong tất cả những lời khuyên cho hầu hết các loại bệnh tật, việc đầu tiên cần làm bao giờ cũng là uống đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Dân đi làm thường vì bận bịu mà quên uống nước, đây là thói quen không tốt. Bạn chỉ uống nước khi thấy cảm giác khát đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang thiếu nước quá mức.

Nước là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể, nước có thể giúp cơ thể tỉnh táo, cũng là một cách hữu dụng, rẻ tiền và hiệu quả nhất để thanh lọc mạch máu.

Uống nước
Uống nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể

Uống nước có thể làm giảm độ đặc của máu, giảm bớt tiểu cầu (vai trò quan trọng làm đông máu) bám trên thành mạch máu, tránh gây ra tắc động mạch. Nhờ vậy mà có được mạch máu trẻ và sạch.

Uống nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng đào thải độc tố trong máu qua nước tiểu, máu trở nên tươi mới thì mạch máu cũng khỏe mạnh.

Ngồi lâu sẽ sinh bệnh. Đứng dậy uống nước bắt buộc người ta vận động, uống nước nhiều sẽ khiến họ đi vệ sinh nhiều, quá trình đi lại cũng giúp mạch máu khỏe mạnh.

Ngoài ra uống nước có thể tăng lên cảm giác no bụng, giảm bớt sức hút của thức ăn giúp ăn ít đi tránh bị béo phì và cholesterol máu cao… cũng chính là giảm bớt nguy cơ gây nên các tình trạng xơ vữa mạch máu. Do vậy, từ một phương diện khác mà nói thì việc này lợi cả đôi đường.

Tin liên quan

Cách điều trị chóng mặt do huyết áp cao

Điều trị chóng mặt do huyết áp cao: nên áp dụng ngay!

Tìm hiểu tại sao thiếu máu gây khó thở

Thiếu máu gây khó thở: Hiểu rõ các loại thiếu máu và cách xử trí phù hợp

Chỉ dẫn cách kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường

Từ khóa » Những Thức ăn Lọc Máu