Cách Làm Tan Máu Bầm Sau Nâng Mũi Nhanh Chóng - TopNose
Có thể bạn quan tâm
Nâng mũi thẩm mỹ làm đẹp là một trong những phương pháp được rất nhiều chị em quan tâm. Sau khi nâng mũi sẽ xuất hiện tình trạng thâm tím vô cùng mất thẩm mỹ chính vì trong bài viết này chúng tôi sẽ bật mí một số cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Hầu hết những phương pháp dưới đây đều được các chị em thực hiện và kiểm chứng qua nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Giải thích hiện tượng máu bầm sau nâng mũi
Hiện tượng máu bầm sau nâng mũi là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi khi đó các mạch máu dưới da bị tổn thương. Khi tiến hành làm phẫu thuật mũi các bác sĩ sẽ rạch một đường để độn sụn, khiến cho mạch máu bị đứt chưa thể nào lành lại luôn. Việc tụ máu bầm sau nâng mũi là quá trình các mô và biểu bì đang dần được hồi phục. Ngoài ra, khi thực hiện nâng mũi sẽ có một số mao mạch máu không thể thoát ra được khiến chúng bị tích tụ dẫn đến bầm tím. Hiện tượng này chỉ xuất hiện từ 1 – 2 tuần đầu sau đó sẽ được thuyên giảm ngay, nếu qua thời gian này vùng mũi của bạn chưa hồi phục thì rất có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu.
Vết thương sau nâng mũi sẽ được lành và hồi phục như sau:
- Vết thương sẽ có màu xanh dương hoặc màu đỏ tía của máu trong 1 – 2 ngày đầu. Lúc này bạn sẽ có cảm giác đau nhức, nhiều bệnh nhân khi tiến hành nâng mũi bị bầm mắt là do vết thương quá lớn.
- Vết thương sẽ dần chuyển sang màu xanh lá 5-6 ngày tiếp theo. Khi đó vết thương hở đã bớt đau, bạn không còn cảm nhận rõ sự đau nhức.
- Vết thương có màu vàng hơi ngả màu trong khoảng 1 tuần đổ ra, lúc này các mạch máu đã dần ổn định.
- Vết thương quay lại trạng thái bình thường.
Thời gian để vết thương lành sau phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào từng người. Nhìn chung thời gian sẽ dao động từ 2-3 tuần đầu sau nâng mũi. Và cách vệ sinh mũi sau khi nâng cũng là một yếu tố quan trọng.
Cách tan máu bầm sau nâng mũi đơn giản
Máu bầm sau nâng mũi sẽ không thể hết ngay, nhưng bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc mũi sau khi nâng làm tan máu bầm ở sống mũi như sau, giúp vết thương chóng lành:
Mát xa nhẹ nhàng vùng mũi
Sử dụng đầu ngón tay tiến hành mát xa nhẹ vùng xung quanh vết thương, lưu ý không được sờ trực tiếp vào vết mổ vì sẽ dễ gây nhiễm trùng. Bạn chỉ được sử dụng một lực vừa đủ để mát sa không được nắn bóp hoặc tác động mạch. Chỉ nên thực hiện mát xa trong thời gian ngắn 5-10 phút, không sờ vùng vết thương quá lâu.
Khi mát xa vùng mũi hãy đảm bảo ngón tay của bạn sạch sẽ, rửa tay và sát trùng cẩn thận.
Đặt ống dẫn lưu
Đặt ống dẫn lưu cũng là một trong những phương pháp làm tan máu bầm nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này phải được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Đặt ống dẫn lưu sẽ giúp cho các bệnh nhân máu bị loãng hoặc dịch tụ nhiều trong khoang mũi dễ dàng thoát ra ngoài hơn. Chính vì vậy, tính trạng sưng bầm cũng sẽ được cải thiện rất tốt.
Chườm nóng & chườm lạnh
Cách chườm đá sau khi nâng mũi và chườm nóng để giảm máu bầm cũng là một trong những phương pháp được nhiều người thực hiện. Phương pháp này khá phổ thông và dễ làm. Chườm nóng và lạnh sẽ giúp cục máu đông nhanh chóng được tan và giúp dáng mũi hồi phục. Phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh nên thực hiện trong khoảng 2-3 ngày đầu sau nâng mũi. Khi thực hiện chườm nóng – lạnh bạn cần khéo léo không tiếp xúc quá nhiều đến vết thương hở vì có thể dễ gây nhiễm trùng, trước khi chườm bạn cần sát trùng và làm sạch thật kỹ vết thương.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm để hiểu rõ hơn về: những lưu ý sau khi nâng mũi để giúp bạn có được chiếc mũi ưng ý nhất.
Sử dụng gừng tươi
Sử dụng gừng tươi làm tan máu bầm là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Bạn có thể sử dụng một củ gừng nhỏ (đã làm sạch) sau đó lăn nhẹ lên xung quanh vùng mũi. Không được lăn trực tiếp vào vết thương. Đây là phương pháp giảm sưng bầm sau nâng mũi được dân gian truyền miệng nên cần tìm hiểu thật kỹ khi thực hiện.
Ăn nhiều dứa, đu đủ
Dứa và đu đủ chứa nhiều Vitamin C bạn cần ăn nhiều dứa và đu đủ để giúp vết thương mau chóng lành. Dưa và đu đủ là hai loại trái cây mềm nên rất dễ ăn phù hợp để sử dụng sau nâng mũi. Ngoài ra, bạn cần kiêng cữ các thực phẩm dễ gây kích ứng da và vết thương sau mổ như: Rau muống (khiến hình thành sẹo lồi), cua ghẹ (vết thương bị ngứa), đồ nếp (vết thương bị nhức),…
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Sau phẫu thuật bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc và dặn dò, tái khám, chăm sóc hậu phẫu thuật. Bạn cần tuân thủ và thực hiện đúng chỉ định, không được sử dụng các thực phẩm có hại, dễ gây kích ứng. Một lưu ý rằng, bạn không được tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, chỉ sử dụng thuốc được kê đơn.
Tìm hiểu ngay: Nâng mũi có mấy loại?
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách làm tan máu bầm sau nâng mũi mà Topnose muốn cung cấp tới bạn. Mong rằng, những thông tin trên là có ích nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Bài Viết Liên Quan:
Nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng là do đâu?Nâng mũi cần kiêng những gì để mau lành?Cách giảm sưng sau nâng mũi mà bạn nên biếtCách chườm đá sau khi nâng mũi đúng chuẩn Nâng mũi bao lâu hết sưng, bao lâu lành hẳn không còn sẹo?giam sung nang mui 3897 Views 196Từ khóa » Giảm Bầm Tím Sau Phẫu Thuật
-
Thuốc Tan Máu Bầm Sau Phẫu Thuật - Bidophar
-
Ngừa Vết Bầm Tím Sau Phẫu Thuật
-
Bầm Tím Da Sau Hút Mỡ Có đáng Lo Ngại Không? - Suckhoe123
-
10 Cách Trị Bầm Tím Nhanh Nhất Bằng Nguyên Liệu Có Sẵn Trong Nhà
-
6 Cách Làm Tan Máu Bầm ở Mắt đơn Giản, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
"Bí Kíp" Giảm Hẳn Sưng Tím Sau Phẫu Thuật Nâng Mũi - Dr.Hải Lê
-
Đánh Tan Bầm Tím Sau Phẫu Thuật Thẩm Mỹ | Báo Dân Trí
-
80% Khách Hàng đến DrD Giảm Sưng Bầm Rất Nhanh Nhờ Những ...
-
Nhấn Mí Bị Bầm Tím: 4 Cách Làm Tan Máu Bầm Hiệu Quả
-
Ngừa Vết Bầm Tím Sau Phẫu Thuật
-
Những Cách Làm Giảm Sưng Bầm Sau Khi Cắt Mí Mắt | BS Hoạt
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sau Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Mí Mắt | Vinmec
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Sau Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Ngực | Vinmec
-
Giảm Hết Bầm Nhanh Chóng Sau Khi Nhấn Mí Mắt Và Cắt Mắt Hai Mí