Cách Làm Trà Hoa Cúc Thanh Nhiệt, Đơn Giản Tại Nhà

Mỗi sáng thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, chỉ cần pha một tách trà hoa cúc và nhấm nháp hương thơm thanh khiết sẽ là cách giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng và đem lại cảm giác yên bình. Cách làm trà hoa cúc đơn giản hơn bạn tưởng, chỉ cần lựa chọn trà chất lượng và pha chế đúng cách là bạn có thể thưởng thức tách trà thơm mỗi ngày.

Uống trà hoa cúc

Uống trà hoa cúc thường xuyên giúp bạn có giấc ngủ ngon, dịu thần kinh, đẹp da. Ảnh: Internet

Hoa cúc không chỉ tô điểm cho vẻ đẹp mùa thu thêm rực rỡ mà còn được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Trà pha từ hoa cúc giúp người uống có cảm giác dễ chịu, thư thái, phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Tác dụng của trà hoa cúc trong làm đẹp, chữa bệnh lại càng tăng lên khi kết hợp với mật ong, cam thảo, atisô…

Chuyên Đề Thức Uống Hà Nội 1,000,000  XEM NGAY!!! Chuyên Đề Pha Chế Cà Phê Tại Nhà 1,600,000  XEM NGAY!!! Chuyên Đề Pha Chế Cà Phê Thủ Công – Brewing 10,000,000  XEM NGAY!!! Chuyên Đề Trà Trái Cây 2,400,000 3,000,000  XEM NGAY!!! Chuyên Đề Bia Úp Ngược 1,000,000  XEM NGAY!!! Chuyên Đề Sữa Chua Trân Châu Kết Hợp 2,000,000 3,000,000  XEM NGAY!!! Chuyên Đề Detox 1,800,000 2,800,000  XEM NGAY!!! Chuyên Đề Nước Ép 600,000 1,000,000  XEM NGAY!!! Chuyên đề sinh tố 600,000 1,000,000  XEM NGAY!!! Chuyên Đề Sữa Hạt 600,000 2,000,000  XEM NGAY!!!
  1. Trà hoa cúc có tác dụng gì?
  2. Chọn hoa cúc làm trà như thế nào?
  3. Cách làm trà hoa cúc
    1. Trà hoa cúc mật ong
    2. Trà hoa cúc cam thảo
    3. Trà hoa cúc atisô
  4. Mẹo và lưu ý

Trà hoa cúc có tác dụng gì?

– Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên thường được dùng để chữa các chứng do phong nhiệt. Kết hợp với hoa kim ngân, bồ công anh sẽ là bài thuốc cho những người bị các bệnh về gan, nóng trong, hay nhiệt miệng, giúp tiêu độc, mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan cấp tính.

– Trà hoa cúc rất hiệu quả trong việc điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Nếu thường xuyên bị stress, căng thẳng, nóng nảy, dễ cáu gắt… uống trà sẽ giúp bạn dễ chịu, thư thái hơn nhờ tác dụng làm dịu thần kinh.

– Đặc biệt, tác dụng giải nhiệt của hoa cúc rất tốt cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc văn phòng, ngồi máy tính thường xuyên, gặp áp lực công việc, ít có thời gian vận động, ăn uống không đủ chất.

một tách trà hoa cúc ấm nóng

Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi do công việc hay bị cảm lạnh, một tách trà hoa cúc ấm nóng là lựa chọn hoàn hảo nhất. Ảnh: Internet

– Theo nghiên cứu y học hiện đại, hoa cúc có đặc tính kháng siêu vi gây cảm cúm, có tác dụng làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, giảm các cơn đau đầu, chóng mặt, chảy nước mắt, ngăn tế bào ung thư phát triển.

– Nhờ có tính kháng khuẩn, kháng viêm khá mạnh nên ngoài cách uống trực tiếp, chị em phụ nữ có thể dùng trà để xông hơi sẽ giúp làm sạch sâu bề mặt da, giúp da sáng, láng mịn, làm dịu mẩn đỏ trên da.

– Vì trà hoa cúc có tính mát nên những người thường bị lạnh bụng, ăn uống khó tiêu, bụng sình hơi, đi tiêu lỏng, hay bị ớn lạnh, tay chân lạnh, huyết áp thấp… thì không nên dùng.

Nghiệp Vụ Pha Chế Đặc Biệt TÌM HIỂU NGAY Khóa Học Basrista TÌM HIỂU NGAY Khóa Học Bartender TÌM HIỂU NGAY Khóa học Kem Ý TÌM HIỂU NGAY Khởi sự kinh doanh Nhà Hàng – Cafe TÌM HIỂU NGAY Nghiệp Vụ Bar Trưởng TÌM HIỂU NGAY

Chọn hoa cúc làm trà như thế nào?

Có khoảng 13.000 loại hoa cúc khác nhau được dùng để làm trà như: cúc vàng, cúc trắng, cúc tổ ong, cúc cánh mai, cúc đại đóa, cúc vô ưu, cúc bách nhật, cúc hàm hương, cúc kim tiền… Trong đó, cúc vàng và cúc trắng là những giống hoa tốt nhất để làm trà, do vậy, mức giá cũng cao hơn so với các loại trà hoa cúc khác.

Chọn hoa cúc làm trà như thế nào

Hoa cúc vừa đẹp để ngắm vừa đẹp để pha trà. Ảnh: Internet

Trà hoa cúc rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn phải chọn được hoa tươi và sạch, không bị phun thuốc trừ sâu hay tẩm hóa chất để khi làm trà uống không bị ngộ độc. Tốt nhất, bạn nên tự trồng hoa tại nhà, vừa đẹp lại an tâm khi sử dụng.

Khi sơ chế hoa cúc, bạn cần cắt sát cuống, đem hoa ngâm trong nước và rửa sạch bụi bẩn, bùn đất rồi để thật ráo. Sau đó, bạn có thể dùng hoa tươi để pha trà uống ngay hoặc đem phơi khô, sấy khô rồi bảo quản để sử dụng dần.

Khi pha với nước nóng, cúc khô sẽ nở to và có hình dạng như hoa tươi. Nước trà có hương thơm nhẹ, vị thanh mát giúp người uống nhanh chóng lấy lại tinh thần.

Phương pháp sấy lạnh

Phương pháp sấy lạnh giúp giữ được màu sắc, hương vị và hàm lượng dinh dưỡng của hoa cúc. Ảnh: Internet

Cách làm trà hoa cúc

Có rất nhiều cách kết hợp hoa cúc với những nguyên liệu khác để tạo nên tách trà ngon. Tùy vào cách bạn phối trộn nguyên liệu mà thành phẩm sẽ có mùi vị và công dụng khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý cách pha trà dưới đây và chọn công thức phù hợp với sở thích cũng như nhu cầu của mình nhé!

Trà hoa cúc mật ong

Nguyên liệu

  • 15 bông cúc khô
  • 30ml mật ong
  • 350ml nước sôi
  • Mứt hoa cúc, long nhãn nếu thích

Cách làm

Bước 1: Bạn cho 15 bông cúc khô vào ấm trà, rót nước sôi vào ngập bề mặt, lắc nhẹ rồi đổ nước tráng đi. Công đoạn này vừa giúp loại bỏ tạp chất bám trên cánh hoa, làm mất đi mùi ẩm mốc nếu có, vừa giúp cánh hoa nở đều.

Bước 2: Cho vào ấm trà 30ml mật ong, rồi rót 350ml nước sôi vào và khuấy nhẹ cho tan. Đậy nắp ấm, đợi khoảng 3 phút cho trà ngấm là có thể thưởng thức.

Bạn nên chuẩn bị một ít long nhãn và 2 muỗng cà phê mứt hoa cúc cho vào ấm trà sẽ tăng thêm hương vị, giúp trà đậm đà hơn.

Trà hoa cúc mật ong

Trà có hương thơm tinh tế, nhẹ nhàng và vị ngọt thanh, dễ uống. Ảnh: Internet

Trà hoa cúc cam thảo

Nguyên liệu

  • 10g cúc trắng
  • 10g rễ cam thảo
  • 2 muỗng cà phê đường phèn
  • 300 – 400ml nước lọc

Cách làm

Bước 1: Bắc một ấm nước khoảng 300 – 400ml lên bếp, khi nước sôi thì cho hoa cúc, rễ cam thảo và đường phèn vào. Hạ lửa nhỏ và đun khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

Bước 2: Dùng rây để lọc bỏ xác trà, rót trà ra tách uống nóng hoặc cho vào chai thủy tinh, đợi nguội rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh uống dần.

Dùng rây để loại bỏ bã

Dùng rây để loại bỏ bã để nước trà trong, đẹp. Ảnh: Internet

Trà hoa cúc atisô

Nguyên liệu

  • 10g bông cúc khô
  • 2 bông atisô
  • 500ml nước lọc

Cách làm

Bước 1: Bạn cắt rời phần thân bông atiso ra, dùng dao chẻ làm bốn, sau đó dùng mũi dao để lấy hết phần nhụy hoa ra, tránh bị đắng khi pha trà. Ngâm và rửa atisô cho sạch rồi cho vào ấm, thêm 500ml nước lọc, bắc lên bếp đun với lửa nhỏ trong khoảng 45 phút.

Bước 2: Khi bông atisô đã mềm và ra hết nước, bạn cho bông cúc khô vào, đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Bước 3: Lọc nước trà qua rây, loại bỏ bã, thu lấy nước cốt trà.

Giảm cân, tiêu hóa tốt và làm đẹp

Giảm cân, tiêu hóa tốt và làm đẹp da là những công dụng của trà hoa cúc atisô. Ảnh: Internet

Mẹo và lưu ý

  • Mỗi lần pha không nên sử dụng quá nhiều hoa cúc để tránh lãng phí. Định lượng hợp lý là dùng từ 10 – 15 bông khô và 5 – 7 bông tươi.
  • Sử dụng nước nóng 80 – 90 độ C để pha trà. Nước ở 100 độ C sẽ làm giảm hàm lượng vitamin tự nhiên có trong hoa.
  • Khi pha trà, bạn nên sử dụng ấm trà bằng thủy tinh sẽ đẹp mắt hơn. Những cánh hoa mỏng nở trong nước sẽ kích thích thị giác lẫn vị giác.

Dùng ấm thủy tinh khi pha trà

Dùng ấm thủy tinh khi pha trà làm tăng tính thẩm mỹ. Ảnh: Internet

  • Ngoài những cách pha trà như trên, bạn có thể kết hợp trà hoa cúc với táo đỏ, kỷ tử cũng rất thơm ngon và đem lại nhiều hiệu quả chữa bệnh khác.
  • Để phát huy tối đa tác dụng, bạn nên uống trà hoa cúc đúng cách. Thời điểm thích hợp nhất để uống trà là buổi sáng khi vừa thức dậy, sau ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút. Đồng thời, lựa chọn trà có nguồn gốc rõ ràng, sơ chế và bảo quản an toàn để không gây hại cho sức khỏe.
  • Nhiều người thắc mắc uống nhiều trà hoa cúc có tốt không? Trà hoa cúc có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng bạn cũng không nên lạm dụng, chỉ nên dùng 1 – 2 lần/ngày.

HNAAu vừa chia sẻ tác dụng của trà hoa cúc và cách làm trà hoa cúc để bạn thực hiện tại nhà. Thật đơn giản để pha ngay cho mình một tách trà hấp dẫn với 3 công thức trên đây phải không nào. Chúc bạn thành công và có những phút giây thưởng trà bình yên, thư thái.

Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết cách làm trà hoa đậu biếc tại website của chúng tôi ngay nhé.

Từ khóa » Cách Nấu Cao Hoa Cúc