Cách Làm Trái Vải Ngâm đường Phèn Giải Khát Cực Ngon - VinID

Trái vải ngâm đường phèn là món ăn cực kỳ ngon, vừa giải khát, vừa giữ nguyên hương vị trái vải lại giúp tăng thời gian bảo quản vải lên đến 1 – 2 tháng. Hãy cùng VinID tìm hiểu cách lựa chọn trái vải ngon và thực hiện các món vải thiều ngâm hảo hạng nhé.

Trái vải ngâm đường phèn
Trái vải ngâm đường phèn là món ăn giải khát cực kỳ ngon.

Nội dung chính

  • 1. Cách chọn nguyên liệu làm món vải thiều ngâm
  • 2. Các món vải thiều ngâm vừa ngon, vừa dễ làm
    • 2.1. Trái vải ngâm đường phèn
    • 2.2. Trái vải nấu nước đường trắng
    • 2.3. Trà vải từ trái vải ngâm
    • 2.4. Trái vải ngâm rượu trắng

1. Cách chọn nguyên liệu làm món vải thiều ngâm

Muốn làm món trái vải ngâm đường phèn ngon, bạn cần lựa chọn vải thật tươi, mọng nước và không bị sâu.

  • Quan sát bên ngoài:
    • Nên mua vải có cành dẻo, còn dính vào trái, lá còn xanh để đảm bảo độ tươi. Không nên lựa những cành vải khô, dễ gãy, đã héo.
    • Chọn vỏ vải mỏng, có màu hồng tươi đồng đều, gai nhẵn. Những quả có đốm, đặc biệt là đốm thâm ở cuống rất dễ bị sâu đầu. Còn những quả gai nhiều, nhọn thường sẽ bị chua.
Vải ngon sẽ có vỏ màu hồng tươi.
Vải ngon sẽ có vỏ màu hồng tươi.
  • Kiểm tra độ đàn hồi: Khi vải vừa chín, sờ vào sẽ có cảm giác mềm tay nhưng vẫn có độ đàn hồi nhất định. Nếu vải mềm, không còn đàn hồi nữa, tức là đã chín rục, không nên lựa.
  • Ăn thử:
    • Khi bóc ăn thử, vải ngon sẽ có vị ngọt, mùi thơm thanh nhẹ đặc trưng, cùi vải dày, màu trắng trong, dễ tách khỏi hạt, mọng nước, mềm.
    • Vải để lâu ngày sẽ bị biến sắc, khô. Nếu phần cùi có màu sắc lạ, có mùi rượu thì không nên mua.

Để chọn mua được vải thiều tươi ngon nhất, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, hãy tải ngay app VinID để đặt hàng từ cửa hàng VinMart gần nhất nhé.

>>> Giải đáp: Vải thiều bao nhiêu calo? <<<

2. Các món vải thiều ngâm vừa ngon, vừa dễ làm

Các món vải thiều ngâm là món ăn ngon, thực hiện đơn giản. Không những giúp kéo dài thời gian bảo quản trái vải tới 1 – 2 tháng mà món vải ngâm còn giữ nguyên hương vị tuyệt vời của loại trái cây này. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước ngâm vải để pha trà, nấu chè… rất ngon đấy.

2.1. Trái vải ngâm đường phèn

Trái vải ngâm đường phèn
Món vải thiều ngâm đường phèn có thể bảo quản trong thời gian dài.

Nguyên liệu:

  • Nửa lít nước lọc
  • 250 gram đường phèn
  • 5 nhánh lá dứa
  • Nửa kg vải thiều
  • Đá lạnh

Hướng dẫn cách làm:

  • Rửa sạch lá dứa, thắt nút lại.
  • Đun sôi nước lọc, lá dứa, đường phèn với lửa lớn.
  • Khi nước sôi được khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp, vớt lá dứa ra, chờ nước nguội hẳn.
  • Bỏ cuống, rửa sạch trái vải.
  • Bắc nồi nước, khi sôi, cho vải vào luộc trong 3 phút.
  • Vớt vải ra ngâm trong thau đá lạnh. Sau đó lột vỏ, tách hạt. Lưu ý khi tách hạt phải giữ nguyên được hình dạng phần thịt vải.
  • Cho vải vào hũ, chế nước đường phèn ngập vải rồi đậy nắp lại.
  • Cho hũ vải vào ngăn mát tủ lạnh trong 7 đến 10 ngày là bạn đã có ngay món trái vải nấu đường phèn cực ngon rồi đó.
>>> Khám phá công dụng & cách chế biến Vải thiều khô <<<

2.2. Trái vải nấu nước đường trắng

Một công thức khác chế biến món vải ngâm chính là trái vải nấu nước đường trắng.

Nguyên liệu:

  • Nửa lít nước lọc
  • 400 gram đường cát trắng
  • Nửa muỗng cà phê muối
  • 1 ký vải thiều

Hướng dẫn cách làm:

  • Đun sôi nước lọc rồi cho thêm đường cát và muối vào. Khi nước sôi lần nữa thì tắt bếp, đợi nước nguội hẳn.
  • Vải thiều: bỏ cuống, rửa sạch, luộc trong 2 phút rồi vớt ra ngâm trong thau nước đá lạnh khoảng 10 phút.
  • Bóc vỏ, tách hạt vải rồi lại ngâm đá thêm 10 phút.
  • Cho vải vào hũ, đổ nước đường vào ngập mặt vải rồi đậy nắp, để trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày.
Trái vải nấu nước đường trắng
Trái vải ngâm nước đường trắng là món giải khát tuyệt vời cho những ngày oi bức.

2.3. Trà vải từ trái vải ngâm

Khi đã có trong tay hũ trái vải ngâm đường phèn ngon ngọt, hãy tận dụng nước đường ngâm vải để làm món trà vải giải khát cho những ngày oi bức nhé.

Nguyên liệu:

  • 1 trái vải ngâm
  • 1 gói trà túi lọc (chọn loại trà tùy theo sở thích)
  • 30 ml nước đường ngâm vải
  • Nước sôi
  • 20 gram đường cát trắng

Hướng dẫn cách làm:

  • Cho túi trà vào ly rồi chế nước sôi để hãm trà trong khoảng 10 phút.
  • Vứt bỏ túi lọc, cho đường vào trà, pha đều cho đường tan.
  • Dằm trái vải ngâm rồi cho vào ly trà.
  • Cho nước đường ngâm vải vào ly, khuấy đều, nêm nếm cho vừa miệng.
  • Cho thêm đá lạnh và thưởng thức.

2.4. Trái vải ngâm rượu trắng

Nguyên liệu:

  • 1 ký vải thiều chín
  • 1 lít rượu trắng nguyên chất
  • 4 – 5 muỗng cà phê muối hột

Hướng dẫn cách làm:

  • Trái vải: rửa sạch, bỏ cuống, lột vỏ, tách hạt.
  • Cho muối vào thau nước sạch, khuấy đều cho tan rồi cho vải vào ngâm khoảng 30 – 60 phút.
  • Vớt vải ra, rửa lại với nước lạnh rồi để vào rổ cho ráo nước. Để nước chảy ra hết, nên lật úp trái vải xuống.
  • Cho vải vào hũ, rót rượu ngập mặt vải rồi đậy nắp để ở nơi thoáng mát, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
  • Sau khi ngâm ít nhất 20 ngày thì bạn đã có thể thưởng thức món vải ngâm rượu trắng. Tuy nhiên, rượu càng để lâu sẽ càng ngon và dậy mùi thơm, nên bạn hãy ủ thật lâu nhé.

Một số lưu ý chung khi thực hiện các món vải thiều ngâm:

  • Lựa chọn trái vải chín vừa tới, không chọn vải quá chín hoặc có dấu hiệu sắp hư.
  • Khi tách vải khỏi cành, bỏ cuống, không nên dùng tay vặt vì sẽ làm vỏ trái vải bị lệch, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vải khi rửa với nước.
  • Sau khi cho nước đường vào hũ, nên đậy kín nắp ngay để tạo ra áp suất lớn trong hũ giúp việc bảo quản được lâu dài hơn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách làm món trái vải ngâm đường phèn cũng như các cách chế biến vải thiều ngâm vừa ngon ngọt, giải khát lại bảo quản được lâu. Đừng quên tải ngay app VinID để đặt hàng những trái vải tươi ngon, chất lượng nhất từ chuỗi cửa hàng VinMart nhé.

>>> Xem ngay Công dụng bất ngờ của quả vải <<<

Từ khóa » Cách Nấu Nước Vải