Cách Làm Văn Nghị Luận Xã Hội Lớp 10

Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 10Văn mẫu lớp 10Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Ngữ văn lớp 10: Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 10

  • 1. Các bước làm bài văn nghị luận xã hội
  • 2. Văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý
  • 3. Văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
  • 4. Văn nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
  • 5. Một số lưu ý khi viết bài văn nghị luận xã hội
  • 6. Một số ví dụ về văn nghị luận xã hội
    • Dàn ý Nghị luận về câu danh ngôn Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối
    • Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

Cách làm văn nghị luận xã hội như thế nào? VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 10, với nội dung tài liệu cập nhật chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn 10 một cách đơn giản hơn. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo chi tiết dưới đây.

1. Các bước làm bài văn nghị luận xã hội

Văn nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi của dạng bài này rất rộng. Nó bao gồm những vấn đề tư tưởng, đạo lí cho đến lối sống, bên cạnh đó một đề văn nghị luận xã hội đôi khi đề cập tới những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hằng ngày.

Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài

  • Đọc kĩ, xác định yêu cầu đề bài để biêt được yêu cầu đặt ra là gì? là nghị luận về hiện tượng đời sống hay một tư tưởng đạo lí.
  • Phân biệt yêu cầu của đề là về tư tưởng đạo lí hay đời sống xã hội.

Bước 2: Lập dàn ý

Mục đích:

  • Ghi lại những ý cần viết, tránh bỏ sót ý
  • Trình bày khoa học, mạch lạc trong một nội dung.
  • Chủ động trong việc triển khai các ý chính/ luận điểm của bài viết, tập trung vào những luận điểm quan trọng, tránh trình bày lan man, dài dòng không cần thiết.

Bước 3: Triển khai viết bài chi tiết

Dựa trên những luận điểm chính đã nêu ở dàn ý, ta có thể viết được một bài văn hoàn chỉnh.

Để bài văn có sức hấp dẫn, cần lưu ý một số điểm:

Tạo sự liên kết giữa các luận điểm, các ý nhằm làm nổi bật đối tượng, nội dung cần nghị luận.

Đưa những dẫn chứng phù hợp, đảm bảo tính thực tế khách quan.

Lưu ý:

- Dẫn chứng đưa ra cần cụ thể, không lấy dẫn chứng chung chung

- Dẫn chứng người thật, việc thật

- Lồng ghép dẫn chứng vào bài thật khéo léo và phù hợp.

- Lập luận chặt chẽ

- Lồng ghép những quan điểm, đánh giá của bản thân (đồng tình, không đồng tình, ca ngợi, phê phán,...)

Bình luận mở rộng vấn đề

- Phản biện những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề cần nghị luận

- Dẫn chứng kèm theo

Đưa ra bài học nhận thức và bài học hành động

- Chốt lại bài học mà mình nhận được sau khi phân tích

- Bài học cần hướng tới những bài học tốt, cách sống tử tế hơn.

Kết luận

- Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã viết

- Mở ra hướn suy nghĩ mới về vấn đề đó

2. Văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý

A. MỞ BÀI

- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

B. THÂN BÀI

1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng).

- Các em cần lưu ý bám sát tư tưởng đạo lí, tránh suy diễn chủ quan, chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh ẩn ý.

- Đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.

2. Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi).

a. Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu. Các em cần lưu ý:

- Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để đánh giá.

- Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.

- Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.

b. Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu. Các em cần lưu ý:

- Trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?

- Lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.

- Cần có tư tưởng vững vàng, dám đưa ra chính kiến riêng miễn có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng):

- Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.

- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.

- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.

C. KẾT BÀI

- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.

- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

3. Văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

A. MỞ BÀI

- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.

- Trình bày suy nghĩ, hướng giải quyết vấn đề.

B. THÂN BÀI

1. Giải thích hiện tượng đời sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng).

- Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.

- Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.

2. Bàn luận về hiện tượng đời sống: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi).

- Phân tích các mặt, biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn.

- Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.

- Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng).

Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động. (Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng).

C. KẾT BÀI

- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận

- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.

4. Văn nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

A. MỞ BÀI

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận.

- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

B. THÂN BÀI

1. Vài nét về tác giả và tác phẩm: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng):

- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.

2. Bàn luận vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (1,5 đến 2 mặt giấy thi)

- Nêu vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học:.

+ Vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?

+ Tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.

- Từ vấn đề xã hội được rút ra, tiến hành nêu những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề xã hội ấy:

+ Vấn đề được yêu cầu bàn luận ở đây (cũng là vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học) có thể là 1 tư tưởng đạo lí, có thể là một hiện tượng đời sống.

+ Vì vậy người viết chỉ cần nắm vững cách thức làm các kiểu bài nghị luận xã hội (về tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng của đời sống) để làm tốt phần này.

+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng).

- Bài học phải rút ra từ chính vấn đề xã hội (tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống) được đặt ra trong tác phẩm mà đề yêu cầu, hướng tới tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.

- Nên rút ra hai bài học gồm về nhận thức và hành động.

- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, hứa hão.

C. KẾT BÀI

- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.

- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

5. Một số lưu ý khi viết bài văn nghị luận xã hội

  • Để bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, lời văn, câu văn phả cô đọng, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, cảm xúc trong sáng, lành mạnh, tạo lối viết song song có khen chê rõ ràng.
  • Dung lượng chữ cần có trong bài phải đáp ứng yêu cầu của đề, tránh trường hợp thiếu hoặc thừa quá nhiều chữ, sẽ bị trừ điểm.

6. Một số ví dụ về văn nghị luận xã hội

Dàn ý Nghị luận về câu danh ngôn Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối

1. Mở bài

Cuộc đời con người không chỉ toàn hoa hồng mà còn nhiều khó khăn và vất vả, điều quan trọng là cách mỗi chúng ta đối diện và vượt qua điều đó như thế nào.

Bàn về điều này, kho tàng danh ngôn thế giới có câu: “Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối”.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Bóng tối” là khó khăn, thất bại, nghịch cảnh; “ngọn nến” là biểu tượng cho ánh sáng, hi vọng.

“Thắp nến” là lối sống tích cực, có niềm tin, nghị lực vượt qua nghịch cảnh, không chấp nhận bóng tối, không đầu hàng cái xấu, cái ác.

“Nguyền rủa bóng tối”: lối sống tiêu cực, vô nghĩa, nhàm chán, dễ bị nghịch cảnh đánh gục.

→ Câu danh ngôn nêu lên bài học về thái độ sống, là lời khuyên mỗi chúng ta phải sống tích cực, dám đương đầu và vượt qua khó khăn thử thách.

b. Bàn luận

Trong cuộc sống, con người phải đối mặt với nhiều va vấp, nếu mỗi lần đều bị đánh gục hay đắm chìm trong khó khăn thì không thể trưởng thành và thành công được. Cũng như khi bị lạc trong bóng tối, nếu ta buông xuôi thì sẽ không bao giờ nhìn thấy được ánh sáng.

Khi sống tích cực ta sẽ sống yêu đời, nhiệt tình, hăng hái. Khi đối diện và vượt qua khó khăn ta sẽ dày dặn và bản lĩnh hơn, năng lực và phẩm chất cũng được trau dồi, nâng cao để đứng vững và thành công trong cuộc sống.

c. Dẫn chứng

Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người bình thường của một đất nước chìm trong bóng tối của kiếp lầm than, nô lệ. Nhưng chính sự ra đi tìm tòi, nỗ lực của người đã thắp lên cho cả một đất nước, một dân tộc ngọn lửa của sự tự do, hạnh phúc.

Anh Nguyễn Sơn Hà bị chất độc màu da cam, mù từ khi mười mấy tuổi nhưng không chịu chấp nhận sống trong bóng tối mà đã đi học vi tính và sau này mở trung tâm tin học giúp nhiều người khuyết tật khác có nguồn thu nhập chính đáng và sống có ích.

d. Phê phán

Những kẻ sống không có mục đích hay chỉ đơn thuần sống vì những mục đích tầm thường, nhỏ nhoi và ích kỉ.

Những kẻ dễ dàng bị “bóng tối” khuất phục, không chủ động thoát khỏi nghịch cảnh sẽ dàng buông xuôi, mệt mỏi dẫn đến thất bại và mất đi sự tôn trọng, đề cao của người khác.

3. Kết bài

Câu danh ngôn là bài học về thái độ sống vô cùng đúng đắn với mọi thời đại và với mỗi con người, nhất là những con người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm trên đường đời.

Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:

– Hiểu mình và hiểu người là biểu hiện cao của trí tuệ.

+ Hiểu mình là biết rõ ưu điểm, nhược điểm của mình. Hiểu rõ những gì mình thật sự yêu thích và mong muốn cũng như những điều khiến mình không hài lòng trong cuộc sống.

+ Hiểu người là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích. Nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới. Các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.

– Hiểu mình và hiểu người là một trong những điều kiện quan trọng. Giúp chúng ta biết cách ứng xử và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Hiểu người, để rồi đáp ứng người. Thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng mọi điều mình mong muốn.

Nếu không hiểu mình, hiểu người. Thì mọi suy nghĩ của ta chỉ là áp đặt hoặc hời hợt. Mọi vấn đề gặp phải đều khó giải quyết thấu đáo. Hiểu mình để có cái nhìn cảm thông với người khác. Từ đó hiểu được tất cả những điều người khác nghĩ.

– Phê phán những con người sống ích kỉ, hời hợt, vô tâm. Họ không hiểu mình và cũng không hiểu người, sống lạnh nhạt với mọi vấn đề trong cuộc sống.

– Bài học: Nhìn nhận lại bản thân một cách nghiêm túc. Từ đó để thấy ưu, khuyết điểm của mình, hiểu rõ ước mơ, khát vọng của bản thân. Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người mình gặp gỡ thường ngày. Từ trong cuộc sống, trong công việc, lắng nghe những điều họ nói, quan sát những việc họ làm.

Từ khóa » Bài Văn Mẫu Nghị Luận Xã Hội Lớp 10