Cách Lập Bảng Trích Khấu Hao Tài Sản Cố định Theo Thông Tư 45/2013
Có thể bạn quan tâm
Lập bảng trích khấu hao tài sản cố định
Lập bảng trích khấu hao tài sản cố định bước đầu tiên các bạn phải xác định được thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại “Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC”.
Tham khảo:
Cách hạch toán Tài sản cố định tài khoản 211 theo Thông Tư 133
Có bị phạt khi không đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ?
Lập bảng trích khấu hao tài sản cố định vào thời điểm:
- Khi tăng TSCĐ: Khai báo thông tin ban đầu (đến hết cột 5 – Mức khấu hao)
- Cuối tháng thực hiện tính ra số KH để lấy chi phí khấu hao vào CP trong kỳ.
Căn cứ để lập: là HS về TSCĐ: HĐ, BB giao nhận, thẻ TSCĐ,…
Căn cứ vào bảng tính khấu hao tài sản cố định Cột (10)- Giá trị khấu hao kỳ. Hạch toán chi phí khấu hao cho bộ phận sử dụng:
Nợ 6421: 4,687,500
Nợ 6422: 500,000
Có 214: 5,187,500
Hướng dẫn các làm từng cột cụ thể trong quá trình lập bảng trích khấu hao tài sản cố định.
-
Cột (1) Mã tài sản:
Là ký hiệu của tài sản được đặt để thuận tiện cho việc theo dõi quản lý. VD: mã “A”
-
Cột (2) Tên tài sản:
Là cột các bạn ghi tên tài sản được đưa vào để trích KH: căn cứ vào cách gọi tên trên Hóa đơn mua TSCĐ hoặc hợp đồng kinh tế.
-
Cột (3) Ngày tính khấu hao:
Là ngày bắt đầu đưa TS vào tính khấu hao. Chính là ngày ghi tăng TSCĐ.
-
Cột (4) Nguyên giá:
Ghi nguyên giá của TSCĐ
-
Cột (5) Số năm khấu hao:
Là thời gian khấu hao của TSCĐ
-
Đối với TSCĐ mua mới (chưa qua sử dụng):
Căn cứ vào phụ lục 1 – khung khấu hao của thông tư 45 để xác định số năm khấu hao của TSCĐ. Xem chi tiết tại: Khung khấu hao của TSCĐ
-
Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ | = | Giá hợp lý của TSCĐ | * | Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (Ban hành kèm theo thông tư 45/2013/TT-BTC) |
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) |
Trong đó:
Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc giá trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác.
-
Cột (6) Số tháng khấu hao:
Là tương ứng với số năm khấu hao TSCĐ = số năm khấu hao * 12
-
Cột (7) Mức khấu hao năm
Mức khấu hao năm = Nguyên giá / Số năm khấu hao
-
Cột (8) Mức khấu hao tháng
Mức khấu hao tháng = Nguyên giá / Số tháng khấu hao (hoặc = Mức khấu hao năm / 12)
-
Cột (9) Giá trị khấu hao lũy kế kỳ trước
Là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời kỳ báo cáo.
-
Kỳ trước là tháng trước (Vì bảng tính 214 được thực hiện theo tháng)
VD: thực hiện lập bảng trích khấu hao cho tháng 8/2016 thì giá trị đưa vào cột này là số khấu hao từ tháng bắt đầu khấu hao cho đến hết tháng 7 năm 2016
-
Trường hợp tháng này
Là tháng đầu tiên tiến hành trích khấu hao của TS đó thì Cột (9) này sẽ được bỏ trống
-
Cột (10) Giá trị khấu hao kỳ này:
Là số KH được ghi nhận CP trong tháng được tính theo số ngày trong tháng:
-
Nếu đây là tháng đầu tiên:
Mà ngày đưa vào trích KH không tròn tháng (không phải bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng) – chúng ta phải tính theo số ngày đưa vào trong tháng:
Cách tính số ngày KH đưa vào trong tháng = (Số ngày của tháng – ngày bắt đầu trích khấu hao) + 1
- Mức KH của tháng đầu tiên = Mức KH tháng * số ngày KH trong tháng/ số ngày trong tháng
- Các tháng tiếp theo: Trích tròn tháng: Giá trị KH kỳ này = Nguyên giá/ số tháng KH
- Tháng cuối cùng = Nguyên giá – giá trị KH lũy kế kỳ trước
(Mức trích khấu hao năm cuối cùng của thời gian trích KH TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số KH lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó.)
- Cột (11) Giá trị KH lũy kế
Giá trị KH lũy kế = Giá trị KH lũy kế kỳ trước + Giá trị KH kỳ này
- Cột (12) Giá trị còn lại
Giá trị còn lại = Nguyên giá – giá trị KH lũy kế
- Cột (13) Ghi chú:
Bạn có thể ghi TSCĐ đó đã được đưa vào sử dụng hay chưa hoặc đơn vị tính của TSCĐ hay 1 vài lưu ý nào đó về TSCĐ mà bạn cần nhớ.
Từ khóa » Bảng Khấu Hao Tài Sản Cố định Theo Thông Tư 133
-
Mẫu Bảng Tính Khấu Hao TSCĐ Theo TT 133 - Sàn Kế Toán
-
Mẫu Bảng Tính Và Phân Bổ Khấu Hao TSCĐ ...
-
Mẫu Bảng Tính Khấu Hao Tài Sản Cố định Theo Thông Tư 133 - Luật ACC
-
Cách Hạch Toán Hao Mòn Tài Sản Cố định Tài Khoản 214 Theo TT 133
-
Mẫu Bảng Tính Và Phân Bổ Khấu Hao TSCĐ Và Cách Lập Theo Thông ...
-
Mẫu Bảng Tính Và Phân Bổ Khấu Hao TSCĐ Theo ... - Kế Toán Lê Ánh
-
Mẫu Bảng Tính Và Phân Bổ Khấu Hao TSCĐ Theo Thông Tư 133
-
Mẫu Bảng Tính Phân Bổ Khấu Hao TSCĐ Theo Thông Tư 200 Và 133
-
Khung Thời Gian Khấu Hao Tài Sản Cố định Mới Nhất
-
Bảng Tính Khấu Hao Tài Sản Cố định Theo Thông Tư 133 Và TT 200
-
Trích Khấu Hao TSCĐ Theo Thông Tư 45 - KIỂM TOÁN PHƯƠNG NAM
-
Download Bảng Tính Và Phân Bố Khấu Hao Tài Sản Cố định Dễ Dàng
-
Hướng Dẫn Lập Thẻ TSCĐ Theo Thông Tư 133 Trên Excel