Cách Lắp Công Tắc Cảm ứng Nhiều Vị Trí điều Khiển 1 Bóng đèn - Simon
Có thể bạn quan tâm
HƯỚNG DẪN LẮP MẠCH NHIỀU CÔNG TẮC CẢM ỨNG ĐIỀU KHIỂN MỘT BÓNG ĐÈN
Xem thêm:
Cách lắp công tắc nhiều vị trí bật tắt 1 bóng đèn.
Cách lắp nhiều công tắc bật cưỡng bức công tắc cảm ứng bật tắt 1 bóng đèn.
Lắp đặt công tắc cảm ứng tại nhiều vị trí để phát hiện người ở những nơi có khoảng cách rộng, những nơi có vách che để cùng bật 1 bóng đèn. Cũng có thể lắp ở phòng khách rộng để bật và tắt đèn chùm, đèn trang trí, … , lắp tại nhà xe, bãi xe, … . Mục đích là để tăng độ nhạy cảm ứng cho những vùng cảm ứng đặc biệt đó, giúp tiện nghi hơn khi sử dụng đảm bảo mọi vị trí đều có thể nhận diện được sự chuyển động của con người.
1. Sơ đồ đấu 1 công tắc cảm ứng chuyển động hồng ngoại bật tắt 1 bóng đèn:
Sơ đồ hướng dẫn cách lắp công tắc cảm ứng chuyển động hồng ngoại 1 vị trí
2. Sơ đồ đấu 2 công tắc cảm ứng hồng ngoại chuyển động điều khiển 1 bóng đèn:
Sơ đồ đấu 2 công tắc cảm ứng vi sóng điều khiển 1 bóng đèn
Sơ đồ lắp đặt 2 công tắc cảm biến chuyển động bật và tắt 1 bóng đèn hoặc 1 cụm bóng đèn hoạt động dựa trên nguyên lý sau:
Khi công tắc cảm biến số 1 nhận diện được con người đang di chuyển qua vùng quét của nó, công tắc 1 sẽ đóng mạch điện làm cho mạch điện cung cấp cho bóng đèn được thông nhau và đèn sẽ sáng.
Khi công tắc 1 đang trong chu kỳ sáng của nó mà có người đi vào vùng quét của công tắc 2, công tắc 2 sẽ đóng nguồn điện, lúc này cả công tắc 1 và công tắc 2 đều đang cung cấp điện cho bóng đèn. Đèn vẫn sáng bình thường.
Khi công tắc 1 đã hết chu kỳ bật đèn, công tắc 1 sẽ ngắt mạch điện cung cấp cho bóng đèn, nhưng công tắc 2 vẫn đang trong chu kỳ sáng đèn nên đèn vẫn sáng.
Đèn chỉ tắt khi cả 2 công tắc đều tắt, nghĩa là khi không có người thì cả 2 công tắc đều không bật thì đèn mới tắt, khi có người ở vị trí quét của bất cứ công tắc nào thì đèn sẽ sáng mà không cần phải cả 2 công tắc bật thì đèn mới sáng.
Chú ý: Nguồn cung cấp cho 2 công tắc cảm biến phải cùng pha nhau (Trong hệ thống điện 3 pha), nếu khác pha nhau khi cả 2 công tắc đều bật công tắc cảm biến sẽ nổ và đơn vị cung cấp thiết bị sẽ không chịu trách nhiệm bảo hành thiết bị đã bị cháy nổ.
3. Sơ đồ đấu 3 công tắc cảm ứng chuyển động hồng ngoại điều khiển 1 bóng đèn:
Sơ đồ hướng dẫn lắp mạch 3 công tắc cảm ứng chuyển động hồng ngoại cùng điều khiển 1 bóng đèn
4. Sơ đồ mạch đấu 4 công tắc cảm ứng chuyển động bật tắt 1 bóng đèn hoặc 1 cụm đèn:
Sơ đồ mạch điện và cách lắp nhiều công tắc cảm ứng ở nhiều vị trí điều khiển 1 bóng đèn
5. Sơ đồ đấu nhiều công tắc cảm ứng chuyển động hồng ngoại điều khiển bật tắt 1 bóng đèn:
6. Sơ đồ đấu nhiều công tắc cảm ứng chuyển động hồng ngoại điều khiển 1 cụm bóng đèn kết hợp với hẹn giờ tự tắt theo lịch trình:
Sơ đồ đấu nhiều công tắc cảm ứng chuyển động điều khiển 1 bóng đèn kết hợp với hẹn giờ tự tắt.
Sơ đồ đấu nhiều công tắc cảm ứng chuyển động độc lập kết hợp với hẹn giờ tự tắt điều khiển 1 bóng đèn
Nguyên lý hoạt động của nhiều công tắc cảm ứng điều khiển 1 bóng đèn:
Mỗi một công tắc cảm ứng có 1 nhiệm vụ cảm nhận sự chuyển động của con người trong 1 vùng, khi có 1 vùng nào đó có sự chuyển động điện đầu ra sẽ được cung cấp điện, điện sẽ cung cấp cho bóng đèn và đèn sẽ sáng hoặc nếu đấu vào khởi động từ thì khởi động từ sẽ đóng mạch.
Nếu như vùng này đang trong chu kỳ hoạt động vì mới có người đi qua mà vùng khác lại có người di chuyển đến thì vùng mới đó lại được cấp điện (Do dùng chung 1 nguồn điện nên khi cả 2 được cấp thì không xảy ra hiện tượng gì đáng lo ngại cả), nguồn điện sẽ duy trì hoạt động của bóng đèn cho đến khi kết thúc chu kỳ hoạt động của cảm ứng cuối cùng được tắt.
Ứng dụng thực tế của nhiều công tắc cảm ứng bật tắt 1 bóng đền:
– Lắp cho chuông báo động ở nhiều vị trí khác nhau, cùng hú hoặc bật còi báo động.
– Lắp cho nhà để xe rộng, nhà kho rộng.
Hướng dẫn lắp đặt:
Do cảm biến hạn chế về độ xa của cảm biến, cảm biến chỉ nhận được trong bán kính khoảng 10m, thậm chí có loại chỉ 3m, hoặc vùng cảm biến được chia nhỏ thành các vách ngăn hoặc đồ đạc nhiều thì chúng ta bắt buộc phải sử dụng nhiều cảm biến.
Xác định và chia vùng nhiệm vụ cho cảm biến, nếu cần bao nhiêu vùng cần tự động bật đèn thì sử dụng bấy nhiêu cảm biến.
Đi dây nguồn tới các vị trí lắp đặt công tắc cảm biến. Khoan và cố định đế của cảm biến. Nối nguồn vào cảm biến.
Nối các đầu ra của cảm biến và nối đến bóng đèn. Pha Lửa bật tắt bằng cảm biến và nối vào đèn, pha Nguội nối chung.
Chú ý: Nguồn sử dụng phải cùng pha nhau, nếu khác pha nhau công tắc cảm biến sẽ bị nổ, trong trường hợp cháy nổ nhà cung cấp sẽ không chịu trách nhiệm bảo hành.
Những lưu ý quan trọng:
Khi hệ thống điện lắp điện 3 pha, thì không được sử dụng khác pha nguồn điện. Nếu bạn chọn pha A thì toàn bộ công tắc cảm ứng đều phải lắp pha A, chọn pha B thì toàn bộ phải lắp pha B. Vì mỗi pha lệch nhau 120 độ theo dao động hình Sin nên nếu lắp khác pha khi có người di chuyển qua các vùng cảm ứng sẽ bị nổ dẫn đến chập cháy. Trường hợp này chúng tôi không chịu trách nhiệm.
Từ khóa » Cách đấu Dây đèn Cảm Biến
-
Hướng Dẫn Lắp đặt đui đèn Cảm Biến Cho Không Gian Sống Tiện Nghi
-
Lắp đặt đui đèn Cảm Biến Cực đơn Giản - YouTube
-
Cách Lắp đặt Cảm Biến Chuyển động Qua Bóng đèn Led Và Chuông ...
-
Cách Lắp Cảm Biến đóng Mở Cho đèn Hệ Tủ
-
Hướng Dẫn Cách Lắp đui đèn Cảm ứng Chuyển động - Kiwihome
-
4 Cách Lắp đặt đèn Cảm ứng Cầu Thang Thông Minh Cực đơn Giản
-
Cách đấu Công Tắc Cảm Biến Hồng Ngoại Bạn Nên Biết - Anh Khoa
-
Hướng Dẫn Lắp Cảm Biến Bật Tắt đèn Tự động Khi Có Người - Lumi
-
Cách đấu Dây, điều Chỉnh Cảm Biến Cửa Tự động - Automatic Door
-
Hướng Dẫn Lắp đặt Và Cách Nối Dây Của Cảm Biến Chạm
-
[PDF] HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI ỐP TRẦN KN ...
-
[PDF] Hướng Dẫn Sử Dụng Cảm ứng Bật đèn KONO KN-S01B
-
3 VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI LẮP ĐÈN LED CẢM BIẾN - Rạng Đông