Cách Lắp đặt Aptomat Chống Giật Tại Nhà - ELCB LS

Aptomat chống giật là khí cụ điện bảo vệ an toàn cho hệ thống điện gia đình bạn. Khi cầu dao chống giật được lắp đặt nếu mạch điện xuất hiện dòng dò sẽ tự động ngắt nguồn điện ở nơi phát hiện. Vậy cách lắp đặt aptomat chống giật tại nhà có đơn giản? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu hơn nhé!

Cách lắp đặt aptomat chống giật đơn giản tại nhà

Cách lắp đặt aptomat chống giật tại nhà

Cách lắp đặt aptomat chống giật tại nhà

Lắp đặt aptomat tại nhà đơn giản thực hiện như sau:

  • Chọn aptomat chống giật

Lựa chọn cầu dao chống giật phù hợp là điều quan trọng nhất bởi nếu aptomat có trị số là 30mA, tức là nếu phát hiện dòng dò ở dưới 30mA  thì aptomat chống giật không tự động ngắt. Đây cũng lý giải lý do vì sao lắp aptomat chống giật mà vẫn bị điện giật.

  • Đấu dây vào aptomat chống giật

Đầu tiên là dây tiếp đất bạn thực hiện nối qua vỏ của thiết bị điện mà nó điều khiển sau đó mới nối xuống đất. Nếu là loại aptomat không có dây nối đất thì không cần thực hiện thao tác này.

Hai dây quan trọng nhất là dâu nóng và dây nguội thì: dây nóng đấu với cọc L ở phía trên của aptomat còn dây nguội đấu với cọc N ở phía dưới.

  • Chú ý nhỏ: Việc lắp thêm dây nối đất đấu vào vỏ thiết bị sau đó nối đất giúp cầu dao chống giật bảo vệ tốt hơn. Cầu dao chống giật sẽ tác động ngay khi phát hiện dòng dò mà không cần đợi người dùng động vào rồi mới nhảy aptomat.

Tại các chung cư không có đất để đóng cọc tiếp địa nên không thực hiện được phương pháp này.

Các thông số của aptomat chống giật

Cách lắp đặt aptomat chống giật tại nhà

Cách lắp đặt aptomat chống giật tại nhà

  • Dòng điện định mức – In: Thông thường người sử dụng quan tâm đến 1 trị số là dòng dò và dòng tải, dòng tải là 15A, 20A, 30A, 50A. Dòng dò có 2 loại phổ biến: 30mA và 15mA. Trong đó được sử dụng nhiều hơn là 30mA.
  • Icu: là khả năng chịu đựng của dòng điện lớn nhất đi qua tiếp điểm của cầu dao chống giật trong khoảng thời gian 1 giây. Đây là thông số quyết định độ bền của cầu dao chống giật.
  • Ics: là khả năng cắt thực tế khi phát hiện sự cố. Tùy công nghệ sản xuất của hãng khác nhau sẽ ảnh hướng tới trị số này.
  • Icw: là khả năng chịu được dòng ngắn mạch trong khoảng thời gian nhất định.
  • Các chức năng  khác: Aptomat chống giật có thể được tích hợp với át chống ngắn mạch thông thường và bộ phận dập hồ quang, nếu dùng át này, các bạn không cần mắc thêm Aptomat thường nữa nhưng loại này ít. Trên thị trường đa số toàn át chống giật không có chức năng bảo vệ quá dòng.

Kết luận: Nên lựa chọn những dòng sản phẩm của thương hiệu thiết bị điện LS bạn sẽ được hướng dẫn tư vấn chi tiết cụ thể.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0916.975.013

Từ khóa » Cách đấu Cb Chống Giật Ls