Cách Lắp đặt Bồn Nước Inox, Bồn Nhựa đúng Kỹ Thuật - Gọi Thợ 24/7

Bài viết hôm nay chúng tôi giới thiệu cho bạn về cách lắp đặt bồn nước đúng kỹ thuật tại nhà. Bạn muốn tự mình lắp đặt bồn nước cho gia đình? Bạn đã biết cách chọn bồn nước như thế nào là phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình?

Cùng chúng tôi tìm hiểu ưu nhược điểm của các loại bồn nước để có thể tự mình lựa chọn cũng như lắp đặt đúng cách nhé!

huong-dan-cach-lap-dat-bon-nuoc
Hướng dẫn cách đấu bồn nước tại nhà đúng kỹ thuật

Mục lục

  • 1 Bồn nước là gì?
  • 2 Phân loại bồn nước phổ biến:
    • 2.1 Phân loại theo dung tích:
    • 2.2 Phân loại bồn nước theo chất liệu:
      • 2.2.1 Bồn chứa nước nhựa:
      • 2.2.2 Bồn chứa nước Inox:
  • 3 Ưu nhược điểm của bồn nước inox và bồn nhựa:
    • 3.1 Bồn Nước Inox:
    • 3.2 Bồn Nước Nhựa:
  • 4 Những tiêu chí để lựa chọn và sử dụng bồn nước đúng cách nhất:
    • 4.1 1. Lựa chọn bồn nước có dung tích phù hợp:
    • 4.2 2. Lựa chọn loại bồn nước phù hợp với nguồn nước:
    • 4.3 3. Lựa chọn bồn nước phù hợp với vị trí lắp đặt ở nhà bạn:
    • 4.4 4. Nên chọn loại bồn nước đứng hay nằm:
    • 4.5 5. Những vị trí không nên lắp đặt bồn nước:
  • 5 Lắp đặt bồn inox và bồn nhựa ở đâu?
  • 6 Đặt bồn nước với chiều cao bao nhiêu thì hợp lý?
  • 7 Những chú ý khi lắp đặt bồn nước đúng cách và an toàn:
    • 7.1 1. Lưu ý về vị trí lắp đặt bồn nước:
    • 7.2 2. Lưu ý khi lắp đặt bồn nước:
    • 7.3 3. Cách đi ống nước cho bồn nước:
  • 8 Sơ đồ lắp đặt bồn nước gia đình:
    • 8.1 Hình ảnh sơ đồ lắp bồn nước:
    • 8.2 Kỹ thuật lắp đặt bồn nước: 
    • 8.3 Phụ kiện, vật tư lắp đặt bồn nước:
  • 9 Hướng dẫn cách lắp đặt bồn nước inox và nhựa đứng:
  • 10 Hướng dẫn cách lắp đặt bồn nước, tét nước ngang:
    • 10.1 Cách lắp đặt bồn nước inox ngang:
    • 10.2 Hướng dẫn cách lắp đặt bồn nước nhựa ngang:
  • 11 Cách lắp 2 bồn nước song song đúng chuẩn:
  • 12 Quy trình lắp phao chống tràn và chống cặn cho bồn nước:
  • 13 Đơn vị lắp đặt bồn nước uy tín – Gọi Thợ 24/7:

Bồn nước là gì?

Bồn nước gọi tiếng anh lạc Water thank. Là dụng cụ hỗ trợ chứa nước dùng cho sinh hoạt gia đình, tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, bồn nước cũng có thể dùng để chứa hóa chất hay nhiều chất lỏng khác.

Bồn nước được chế tạo từ vật liệu như polyethylene, có măng, thép không gỉ, sợi thủy tinh…

Hiện nay, bồn nước được dùng phổ biến ở nước ta là bồn nước nhựa và inox.

Phân loại bồn nước phổ biến:

Phân loại theo dung tích:

  • Bồn nước mini: Có dung tích nhỏ, được dùng chủ yếu tại các hộ gia đình ít thành viên, hay sử dụng làm bình nước phụ. Có các dung tích như 60 lít, 100 lít, 200 lít, 500 lít, 700 lít.
  • Hộ gia đình thường dùng bồn nước 1 khối, 1.5 khối, 2 khối, 3 khối, 4 khối, 5 khối, 10 khối và 20 khối.
phan-loai-bon-nuoc
Phân loại bồn nước theo dung tích

Phân loại bồn nước theo chất liệu:

Bồn chứa nước nhựa:

  • Bồn nhựa được sản xuất theo công nghệ ly tâm, khi đó nhựa được đốt nóng và xoay 3 chiều trong một khuôn khép kín.
  • Bồn nhựa cách nhiệt tốt, phù hợp với tất cả nguồn nước, đặc biệt là nước giếng khoan có nhiều khoáng chất và phèn chua.
  • Gồm bồn nhựa đứng và ngang. Có nhiều dung tích lớn nhỏ khác nhau.
  • Bồn nhựa được bảo hành 5 – 12 năm và có giá rẻ hơn bồn inox trên thị trường.
Phân loại bồn nước theo chất liệu

Bồn chứa nước Inox:

  • Bồn nước inox được sản xuất từ thép không gỉ tấm, hàn và tạo gân.
  • Bồn inox trên thị trường được bao hành khoảng 10 năm và có giá thành cao hơn so với bồn nước nhựa.
  • Có nhiều mẫu mã và đẹp mắt hơn bồn nhựa.
  • Có khả năng hấp thụ nhiệt tốt nên mua nắng nước nóng và mùa đông nước sẽ lạnh theo nhiệt độ môi trường.
  • Bồn nước inox không phù hợp đừng cho các vùng có nguồn nước phèn chua, nhiễm mặn vì inox dễ bị ăn mòn, gỉ sét gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Ưu nhược điểm của bồn nước inox và bồn nhựa:

Bồn Nước Inox:

Ưu điểm: Độ bền vững cao, sử dụng lâu năm, an toàn. Công việc vệ sinh dễ dàng, nhanh chóng và có tính thẩm mỹ cao.

cach-lap-dat-bon-nuoc
Ưu nhược điểm của bồn nước inox

Nhược điểm: giá thành cao do sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại với nguyên liệu nhập khẩu. Có thể bị ăn mòn gây nên rỉ sét, rong rêu mọc nếu thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước ô     nhiễm, có độ Ph không ổn định làm nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Làm thay đổi nhiệt độ nước trong bồn do khả năng hấp thụ nhiệt, đặc biệt vào các thời tiết nắng nóng.

Bồn Nước Nhựa:

Ưu Điểm: Giá thành rẻ, không hấp thụ nhiệt nên không làm biến đổi nhiệt độ của nước. Có thể sử dụng để chứa tất cả các nguồn nước mà không lo bị ăn mòn.

Nhược điểm: Độ bền kém hơn bồn chứa inox, tuổi thọ thường từ 5 – 10 năm. Các cặn bẩn, vế dơ bám vào mặt bồn cứng đầu nên mất nhiều thời gian và công sức khi tiến hành vệ sinh.

uu-nhuoc-diem-cua-bon-nuoc-nhua
Ưu nhược điểm của bồn nước nhựa

Những tiêu chí để lựa chọn và sử dụng bồn nước đúng cách nhất:

1. Lựa chọn bồn nước có dung tích phù hợp:

Việc lựa chọn cho mình bồn nước có dung tích phù hợp là điều mà bạn cần quan tâm khi có nhu cầu sử dụng phù hợp với các điều kiện, mục đích sử dụng.

Các bồn chứa nước có rất nhiều mức dung tích từ 500 – 30000 lít. Các nhà sản xuất tính toán để vừa có thể phục vụ cho nhiều mô hình như hộ dân sinh hoạt bình thường hay mô hình sản xuất…

DUNG TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG
Bồn nước 500 lít 1 – 2 người sử dụng
Bồn 1000 lít 2 – 3 người
Bồn nước 1500 lít 3 – 4 người
Bồn nước 2000 lít 4 – 5 người
Bể chứa từ 2500-3000 lít 5 – 6 người
Bồn 5000 – 6000 lít Phù hợp với những cửa hàng, quán ăn, công ty nhỏ
7000 – 30000 lít Quy mô công nghiệp lớn
Dung tích nhỏ hơn Nếu gia đình bạn đã có bể chứa nước thì nên chọn những bòn chứa nhỏ hơn cho tiết kiệm.

Các tiêu chuẩn thường được quy ra như sau là phù hợp, chúng tôi sẽ cung cấp để bạn tham khảo.

cach-chon-bon-nuoc
Cách chọn bồn nước hợp lý

2. Lựa chọn loại bồn nước phù hợp với nguồn nước:

Tùy thuộc vào nguồn nước sử dụng mà ta cũng nên lựa chọn những loại bồn cho phù hợp. Thông thường gồm có 2 loại chính là bồn nước inox và bồn nhựa.

  • Bồn nước inox: Có độ bền và tính thẩm mỹ cao, dùng để chứa nguồn nước sạch, nước đã qua xử lý thì sẽ đảm bảo được độ bền cao hơn so với các loại nước bẩn, không đảm bảo khác do inox sẽ bị ăn mòn, hao giảm chất lượng khi tiếp xúc với nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm phèn có độ Ph không ổn định.
  • Bồn nhựa: Được chế tạo bằng chất nhựa nguyên sinh PE an toàn, bền vững để sử dụng chứa nguồn nước sạch cũng như chứa tất cả các loại nước khác mà không cần lo về vấn đề bị ăn mòn.

3. Lựa chọn bồn nước phù hợp với vị trí lắp đặt ở nhà bạn:

Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian bạn cũng nên cân nhắc việc lựa chọn bồn thích hợp. Có rất nhiều loại bồn nước với kiểu dáng, kích thước khác nhau nhưng chủ yếu là 2 loại bồn ngang và bồn đứng.

  • Bồn ngang: Có kích thước thường lớn hơn bồn dọc, chiếm nhiều diện tích hơn nhưng lại có độ bền và chắc chắn hơn, an toàn cho người sử dụng phù hợp cho điều kiện không gian rộng, có thể đặt trên cao, lắp đặt bồn nước trên mái nhà mà không lo về thời tiết xấu làm ảnh hưởng.
  • Bồn đứng: Có kích thước nhỏ gọn lắp đặt được trên diện tích nhỏ, tuy nhiên kích thước chân đế hẹp, độ bền vững không cao và cần lắp đặt thêm bơm tăng áp để hỗ trợ bơm nước được tốt hơn.

4. Nên chọn loại bồn nước đứng hay nằm:

Tùy vào diện tích nơi lắp đặt, đặc tính khu vực lắp đặt mà việc lựa chọn bồn nước đứng hay nằm vô cùng quan trọng. Chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng lắp đặt và năng suất hoạt động của bồn nước.

Và để chọn bồn nước phù hợp cho gia đình, thợ thi công cần tham khảo bản vẽ chân bồn nước và bồn nước để có sự lựa chọn tối ưu nhất:

  • Với khoảng không gian nhỏ, nhà thấp tầng, ít gió mạnh nên lắp bồn nước đứng để sử dụng vì sẽ giúp tiết kiệm diện tích lắp đặt, áp lực nước cấp cũng sẽ mạnh hơn so với bồn ngang.
  • Với nhà cao tầng, nơi có diện tích lắp đặt lớn, bề mặt tiếp xúc với mặt bằng cao, sức gió có thể mạnh thì nên lắp bồn nước nằm ngang. Để đảm bảo an toàn cho bồn nước trước tác động của thời tiết, mưa bảo.

5. Những vị trí không nên lắp đặt bồn nước:

Tránh được các yếu tố để lại khiếm khuyết trong việc lắp đặt, đặc biệt là vị trí lắp đặt, cụ thể:

  • Bồn nước không nên lắp đặt quá sát so với mép tường, mép trần, mép lan can…
  • Bồn nước không nên lắp đặt trên bề mặt gồ ghềnh, không đủ trọng tải chịu lực, điểm cố định không thể đặt chân bồn nước.
  • Tại chân bồn nước được lắp đặt không nên kê gạch, đá, gỗ…Với bề mặt lắp đặt, đòi hỏi chân đế bồn nước phải được cố định chắc chắn, đảm bảo không bị biến dạng suốt thời gian để bồn.
  • Hạn chế lắp đặt bồn nước ở gần hay phía trên lối đi, cửa ra vào…nơi có nhiều người qua lại bởi vị trí này có thể gây nguy hiểm cho mọi người nếu bồn nước gặp phải sự cố không mong muốn.
  • Nếu phải lắp đặt tại lối ra vào thì vị trí lắp đặt trên cao phải được đảm bảo được nâng đỡ bởi một mặt bằng vững chắc, cân bằng và chịu lực tốt.
chon-vi-tri-lap-dat-bon-nuoc
Lựa chọn vị trí lắp bồn nước hợp lý

Lắp đặt bồn inox và bồn nhựa ở đâu?

  • Bồn inox làm bằng inox sus304 có khả năng hấp thụ nhiệt từ bên ngoài nên tốt nhất bạn không nên thi công cách lắp phao cơ cho bồn nước inox ngang ngoài trời hoặc tiến hành che chắn cho bồn kĩ lưỡng.
  • Bồn nhựa được chế tạo từ nhựa Ưu điểm không hấp thụ nhiệt độ từ bên ngoài nên nước trong bồn ổn định, ngăn chặn được các tia cực tím, hiện tượng rong rêu trong bồn cũng được hạn chế.

Đặt bồn nước với chiều cao bao nhiêu thì hợp lý?

Vị trí và kỹ thuật lắp đặt bồn đóng vai trò quan trọng cho sự an toàn của bồn và cho gia đình trong quá trình sử dụng. Còn khoảng cách từ vị trí đặt bồn đến mặt đất bao xa lại quyết định đến lưu lượng nước được cấp vào bồn và cấp ra cho người sử dụng. Cụ thể:

  • Nếu gia đình nhà sử dụng téc nước nằm ngang thì nên đặt bồn ở tầng 3 trở lên hoặc vị trí đặt bồn nước cao tương đương khi là nhà cấp 4.
  • Nếu gia đình sử dụng bồn nước đứng thì nên đặt bồn ở chiều cao tương đương từ ít nhất là tầng 3 đến tầng 5. Nhằm đảm bảo áp lực đẩy của nước sẽ đủ mạnh để cấp nước cho việc sử dụng hàng ngày.
  • Nếu chiều cao này không đáp ứng được thì mặc nhiên lượng nước cấp ra sẽ rất yếu và không đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của gia đình, đặc biệt là vào giờ cao điểm.

Những chú ý khi lắp đặt bồn nước đúng cách và an toàn:

1. Lưu ý về vị trí lắp đặt bồn nước:

  • Ta cần lưu ý lắp đặt tại các bề mặt bằng phẳng, chắc chắn để chịu được các trọng lượng lớn.
  • Đảm bảo an toàn tại các vị trí tiếp nối giữa mặt đất với chân đế.
  • Kiểm tra độ sụt lún trước khi lắp đặt giúp bồn nước giữ được độ cân bằng và an toàn cho người sử dụng.

Tuyệt đối không lắp đặt bồn nước ở vị trí:

  • Sát mép tường nhà, trần nhà, lan can.
  • Mặt phẳng trơn trượt, gồ ghề, sụt lún.
  • Vị trí có nhiều người qua lại, các lối đi, cửa ra vào cản trở đường đi.
  • Không tự kê thêm đá, gỗ, gạch dưới chân đế bồn sẽ rất nguy hiểm.
chon-vi-tri-lap-dat-bon-nuoc
Cách chọn vị trí lắp bồn nước tại nhà

2. Lưu ý khi lắp đặt bồn nước:

  • Đặt toàn bộ chân đế, đáy bồn trên mặt phẳng cố định, không tách rời và tiếp xúc trực tiếp đồng thời song song với mặt phẳng.
  • Hiểu rõ về vị trí của các bộ phận của bồn nước như thân bồn, chân bồn để lắp đúng vị trí, cần siết chặt bằng các bulong.
  • Với các điều kiện lắp đặt trên cao, nếu nhận thấy điều kiện có gió mạnh thì bạn nên trang bị thêm các đai bao xung quanh để tránh cho bồn các tác động xấu.
  • Đọc kỹ các hướng dẫn lắp đặt và sử dụng để lắp đúng, lắp đủ mới đảm bảo bông nước thực hiện các chức năng tốt nhất.

Vậy làm thế nào để lắp đặt bồn nước đúng cách và an toàn? Hãy thực hiện theo các bước lắp đặt bồn nước sau:

3. Cách đi ống nước cho bồn nước:

  • Chuẩn bị mặt bằng chắc chắn, bằng phẳng, không lồi lõm, chịu được tải trọng cao, đồng thời tính toán trọng lượng của bồn nước chính xác để có phương án an toàn, tránh đường dây điện, cây xanh…
  • Sử dụng những dụng cụ, thiết bị hỗ trợ như: cờ lê, mỏ lết, kem dán…để thuận tiện làm và tiết kiệm thời gian.
  • Đặt chân đế chắc chắn, cân bằng vào đúng vị trí.
  • Lắp đặt thân bồn khớp với chân đế cho khít. Sử dụng kìm xoay theo kim đồng hồ để xiết chặt các ren.
  • Đánh dấu vị trí chân đế và khoan lỗ vít bắt vít cố định là cơ bản bạn đã lắp đặt thành công.

Sơ đồ lắp đặt bồn nước gia đình:

Hình ảnh sơ đồ lắp bồn nước:

so-do-lap-dat-bon-nuoc
Sơ đồ lắp bồn nước tại nhà

Kỹ thuật lắp đặt bồn nước: 

Trong cách lắp đặt bồn nước ngoài vị trí lắp đặt thì kỹ thuật cũng rất quan trọng và đòi hỏi rất cao. Kỹ thuật lắp đặt phải đảm bảo chuẩn xác thì an toàn và sự tiện nghi của gia đình mới được đảm bảo dài lâu. Để có được điều này, chúng ta cần:

  • Phần đáy của bồn nước phải đảm bảo được đặt hoàn toàn trên toàn bộ mặt phẳng cân bằng, cố định và vững chắc.
  • Chân đế bồn nước và bồn nước phải được đặt song song so với mặt đất và vuông góc với tường nhà.
  • Cố định chắc chắn bồn nước bằng kệ đệm và bu lông, đặc biết chú ý tại các vị trí chân bồn, thân bồn chứa nước, bồn chứa.
  • Nếu bồn nước được lắp đặt trên các tòa nhà cao tầng, có sức gió mạnh, thì nên trang bị thêm dây đai bao quanh cho bồn.
  • Bồn nhất định phải được lắp đặt vào đúng vị trí an toàn. Thân bồn, chân đỡ bồn phải được cố định bằng hệ thống đã được gắn bát khóa đầy đủ.
  • Cần phải lắp đặt chính xác, đảm bảo đường nước vào và đường nước ra thuận tiện cho việc sửa chữa sau này. Và đảm bảo năng suất hoạt động của bồn nước là tốt nhất.
Kỹ thuật đấu bồn nước đúng kỹ thuật

Để hạn chế những nguy hiểm và tai nạn không đáng có do quá trình lắp đặt. Chính vì vậy, trước khi thi công ta cần nghiên cứu kỹ sơ đồ lắp đặt của bồn nước.

Phụ kiện, vật tư lắp đặt bồn nước:

Để lắp đặt bồn nước một cách thuận lợi và chuẩn xác nhất ta cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:

  • Cờ lê.
  • Cút vào
  • Cút ra
  • Mỏ lết.
  • Kìm nước.
  • Keo dán.
  • Keo su non.
  • Đế chân bồn nước.
  • Đai lưng cho bồn nước.
  • Bộ kệ đệm, bu lông, ốc vít vừa đủ.
  • Các vật dụng cần thiết khác.
Bộ dụng cụ gắn bồn nước đầy đủ

Hướng dẫn cách lắp đặt bồn nước inox và nhựa đứng:

Để bồn nước đứng kiên cố giữa nhiều tác động, ta cần lắp đặt bồn đứng đúng chuẩn kỹ thuật theo trình tự từng bước như sau:

  • Tiến hành kiểm tra các đầu nước vào, ra, xả cạn trước khi lắp bồn.
  • Dùng mỏ lết, cờ lê vặn ren ngược chiều kim đồng hồ đến khi được siết chặt nhất có thể.
  • Đặt chân bồn nước nghiêng tự do sao cho chân tiếp xúc với 2 điểm nghiêng của đáy bồn. Đặt đáy bồn kê lên miệng chân.
  • Tiến hành dựng cả bồn và chân đế theo phương thẳng đứng.
  • Ta cần thao tác nhẹ nhàng khi lắp đặt để tránh va đập gây mốp méo, nứt bể bình.
  • Tiến hành định vị các gờ, vân bồn sao cho khớp với chân đế để cố định chân bồn nước thật chắc chắn và kiên cố.
  • Cuối cùng xoáy chặt các gá vít vào chân đế thật chắc chắn để chống thiên tai, gió bão gây đổ bể bồn nước.
  • Vậy là bồn nước đứng đã được lắp đặt chắc chắn chỉ qua vài bước đơn giản như trên.
cach-lap-dat-bon-nuoc-dung
Cách đấu bồn nước nhựa , inox đứng đúng kỹ thuật

Hướng dẫn cách lắp đặt bồn nước, tét nước ngang:

Cách lắp đặt bồn nước inox ngang:

Phụ kiện để lắp bồn nước inox ngang cũng cần được chuẩn bị đầy đủ như khi lắp đặt bồn nước inox đứng.

Bồn nước ngang cần được lắp đặt theo trình tự từng bước chuẩn xác như với bồn nước đứng. Cụ thể:

  • Từ hai người trở lên hợp lực dựng bồn nước ngang theo chiều thẳng đứng,
  • Dựng chân bồn thẳng đứng, song song với bồn trên mặt phẳng lắp đặt.
  • Tiến hành lắp bồn khớp với chân đế, sau đó 1 tay giữ bồn, 1 tay giữ phần chân đế rồi từ từ hạ đồng thời bồn và chân đế xuống.
  • Dùng tay ấn nhẹ phần gân bồn sao cho trùng khớp với chân đế nhằm đảm bảo an toàn và sự cân bằng nhất định cho bồn nước.
  • Kiểm tra và xoáy vặn theo chiều ngược kim đồng hồ để siết chặt các bu lông của ống nước vào, nước ra và xả cạn.
  • Như vậy là chúng ta đã lắp đặt xong bồn nước ngang inox rồi!
cach-lap-dat-bon-nuoc-inox-nhua-ngang
Các bước đấu bồn nước nhựa, inox ngang

Hướng dẫn cách lắp đặt bồn nước nhựa ngang:

Đối với bồn nước nhựa ngang cũng có sơ đồ lắp đặt tương tự như khi lắp bồn ngang bằng inox vì thế bạn có thể xem lại ở phần trên.

Bồn nước nhựa ngang sẽ được lắp đặt đơn giản theo trình tự các bước như sau:

  • Kiểm tra kỹ các chi tiết và phụ tùng đi kèm bồn nước trước khi mang về nhà để có thiếu cũng dễ đối chứng.
  • Trước khi tiến hành lắp đặt bồn, dụng hỗ trợ và các phụ kiện liên kết phải được chuẩn bị đầy đủ như khi lắp bồn nước inox.
  • Bắt tay vào công việc lắp đặt bồn nhựa với cách tháo lắp bồn ngược chiều kim đồng hồ.
  • Tiến hành lắp cút cho đường nước vào, luồn gioăng và bu lông từ phía trong bồn ra, vặn và dùng cờ lê xoay chặt đáy ốc ở phía ngoài để cố định chắc cút.
  • Dùng sức đỡ cân bằng lật bồn và luồn cút đường nước ra từ trong bồn ra. Ta dùng tay trai giữ cốc, tay phải xoáy ốc để tránh tình trạng cút bị tuột vào trong bồn. Dùng cờ lê vặn chặt đáy ốc.
  • Xong xuôi việc lắp cút ta dựng bồn lên và đóng chặt nắp bồn lại theo chiều kim đồng hồ để tránh cho sâu bọ và các loại động vật cũng như rác rơi vào.
  • Cuối cùng ta tiến hành lắp đặt đường nước vào, đường nước ra cho bồn nước rồi xả cặn để làm sạch bồn trước khi đưa vào sử dụng.

Cách lắp 2 bồn nước song song đúng chuẩn:

Thông thường lựa chọn lắp 2 bồn nước song song khi trong nhà đã có bồn nước nhưng không đủ dùng, mà muốn tận dụng bồn cũ nên lắp đặt 2 bồn nước song song.

Gắn 2 bồn nước song song có 2 trường hợp:

  • Đấu 1 bồn nước đứng và 1 bồn nước ngang.
  • Đâu 2 bồn nước đứng.
Quy trình đấu hai bồn nước song song đúng cách

Quy trình tiến hành đấu 2 bồn nước đứng song song:

Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt cho bồn nước.

  • Thuận lợi cho quá trình lắp đặt.
  • Bằng phẳng, đủ rộng rãi để chứa 2 bồn nước, thoáng mát.
  • Không lắp đặt ở những vị trí: nhiều cây cối tấn cây xung quanh, lối đi lại, mép tòa nhà, bên mái hiên, mép trần nhà, nơi hồ thề.

Bước 2: Gắn thêm rắc co, van khóa nước và ống thông khí vào hai bên bồn.

Bước 3: Đấu chung đường ống nước cấp cho thiết bị. 

Tương đương với việc lắp đặt bồn nước thì việc vệ sinh bồn nước cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng. Tham khảo thêm cách vệ sinh bồn nước tại nhà.

Quy trình lắp phao chống tràn và chống cặn cho bồn nước:

  • Bước 1: Tiến hành ngắt nguồn điện máy bơm nước và xả sạch nước hiện có trong bồn.
  • Bước 2: Thực hiện lắp phao theo góc thẳng đứng với đáy bồn hoặc mặt đất.
  • Bước 3: Tiến hành luồn 2 dây qua nắp, phải cẩn thận đảm bảo không bị trượt tự do.
  • Bước 4: Thực hiện gắn phao so le với nhau 30-60.
  • Bước 5: Lắp đặt sao cho mực nước tối đa đến đỉnh của phao trên và mực nước thấp nhất ở phía dưới dùng của phao dưới.
  • Bước 6: Lắp 2 dây điện qua cầu dao sao cho điện đi từ cầu dao lên hộp tiếp điểm, sau đó xuống máy bơm. Tránh sự chập điện.
Cách đấu phao bồn nước

Đơn vị lắp đặt bồn nước uy tín – Gọi Thợ 24/7:

Chúng tôi vừa hướng dẫn bạn cách lắp đặt bồn nước (nhựa, inox), cách lắp 2 bồn nước song song đúng cách, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật lắp đặt lắp đặt bồn nước mà bạn có thể tự mình thực hiện.

Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất và an toàn sử dụng bạn có thể nhờ những thợ chuyên nghiệp với kinh nghiệm lắp đặt bồn nước nhiều năm, mức giá lắp đặt bồn nước thành hiện nay cũng rất phải chăng của Gọi Thợ 24/7 để hỗ trợ bạn tận tâm nhất. 

Hotline: 0906.765.021 – 0911.048.049.

Xem ngay dịch vụ sửa bồn nước Gọi Thợ 24/7.

5/5 - (1 vote)

Từ khóa » Cách đấu Nối 2 Bồn Nước Thông Nhau