Cách Lắp đặt ống Thoát Nước Trong Nhà [ĐÚNG KỸ THUẬT]
Có thể bạn quan tâm
Ống thoát nước giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt của mọi gia đình. Áp dụng cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà đúng kỹ thuật giúp việc sử dụng nước dễ dàng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho cả gia đình
4 hệ thống nước sinh hoạt mà các hộ gia đình cần có
1.Hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt
Tập trung toàn bộ hệ thống đường ống, thiết bị sử dụng nước chịu trách nhiệm cung cấp nước. Trong đó, bao gồm cả những thiết bị nước hàng ngày, máy nước nóng, … Hệ thống cung cấp nước này có quy mô khác nhau từ hệ thống cấp nước gia đình đến nguồn nước công cộng, nước máy thành phố, ao, hồ, …
2. Hệ thống thoát nước thải
Tất cả các hệ thống bao gồm đường dẫn nước thải sinh hoạt, ống cống, hệ thống thoát nước đô thị, bể tự hoại, bể chứ đều được xếp vào nhóm này.
3. Hệ thống thông khí
Hệ thống thông khí được bao gồm tất cả những ống cao trên không có nhiệm vụ thoát khí thải. Đồng thời, nhưng đường ống này cũng đươc nối trực tiếp với hệ thống đường thoát nước giúp dòng chảy hoạt động tốt hơn.
4. Thiết bị, máy móc sử dụng nước
Những thiết bị điện gia dụng, thiết bị có sử dụng nước trong gia đình như máy giặt, vòi hoa sen, máy rửa bát, … Những trang thiết bị này nối liền với hệ thống thông khí và các bẫy kín, đường ống thải nhằm ngăn mùi hôi, khí ga độc hại từ chất thải.
Xem thêm: Hút hầm cầu Đà Nẵng giá rẻ từ 1.200.000đ – 1.500.000đ/ 1 lần hút sạch
Cách thiết kế, bố trí và lắp đăt hệ thống nước sinh hoạt trong nhà dân dụng
Với mỗi điều kiện thực tế khác nhau,ta cần áp dụng cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà khác nhau giúp tạo được một hệ thống dẫn nước đúng kỹ thuật, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt.
Hệ thống nước sinh hoạt trong nhà bao gồm các thành phần
Đường cống chính của nhà, tòa nhà
Hệ thống đướng ống chính gồm những đường ống nằm ngang được đặt tại vị trí thấp nhất hệ thống. Đường ống chính này thường được sử dụng loại ống có đường kính lớn nhất, khoảng Φ >102mm và thực hiện chức năng nhận toàn bộ nước thải từ các thiết bị đổ về.
Cửa thăm
Cửa thăm là một trong những phần quan trọng không thể thiếu của hệ thống thoát nước. Những điểm ống này được bố trí trải đều đường ống, giúp bạn dễ dàng kiểm tra và sửa chữa sự cố đường ống khi cần.
Ống thoát nước
Hệ thống những ống thu gom nước thải, nước vệ sinh, nối trực tiếp với các thiết bị sử dụng nước trong nhà.
Trang thiết bị vệ sinh
Toàn bộ những trang thiết bị, máy móc có sử dụng nước và thải nước bẩn ra hệ thống.
Ống ngang
Khi lắp đặt, các đường ống ngang phải chọn loại có Φ >38mm cũng như đặt đường ống nghiêng không quá 45 độ.
Ống thoát dọc
Đường ống chính trực tiếp nhận nước thải, Φ >78mm để đảm bảo chất thải không bị tắc nghẽn.
Bẫy nước (Ngăn mùi)
Với mọi đường ống thoát nước, bẫy nước là yếu tố không thể thiếu khi lắp đặt. Chúng giúp ngăn cản mùi hôi thì chất thải, các khí ga do phân hủy từ hệ thống đường nước thải.
Thông khí
Bên cạnh bẫy nước, đường ống thông khí cũng là bộ phận quan trọng giúp ngăn mùi hiệu quả. Bên cạnh đó, đường ống giúp không khí lưu thông tốt hơn, đảm bảo sự vận hành của dòng chảy diễn ra trơn tru.
Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà
Để áp dụng chính xác cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà, kỹ thuật viên cần thực hiện chính xác 4 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn sẽ giúp hoàn thiện hệ thống đường ống từ thiết kế đến lắp đặt, thi công,
Giai đoạn 1: Sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước
Sơ đồ nguyên lý nắm vai trò vô cùng quan trọng khi thiết kế hệ thống đường ống thoát nước. Những sơ đồ này sẽ tổng quát về đường ống nước, vị trí dự kiến, số lượng đường ống và các lắp đặt theo những thiết bị cần sử dụng.
Giai đoạn 2: Triển khai mặt bằng thiết kế cấp thoát nước
Sau khi đã lên được sơ đồ nguyên lý hoàn chỉnh, bạn sẽ cần hoàn thiện bản thiết kế chi tiết để tiến hành thi công. Từ bản thiết kế chi tiết, đội ngũ xây dựng sẽ thực hiện theo từng cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà. Hệ thống đường ống thoát, đặt ống dẫn, cửa thăm, từng chi tiết nối vối nhau phải được tính toán giúp tiết kiệm tối đa không gian, sắp xếp đường ống chìm và nổi hợp lý, thẩm mỹ. Cùng với đó, việc lắp đặt cũng phải được tính toán sao cho tương thích với các thiết bị sử dụng nước, giúp bảo trì và đảm bảo độ bền cho thiết bị.
Giai đoạn 3: Chi tiết lắp đặt hệ thống thiết kế cấp thoát nước
Trong giai đoạn nào, từng chi tiết của hệ thống thoát nước sẽ được xem xét, thể hiện trên bản thiết kế chi tiết. Đừng yếu tố như chi tiết lắp đặt hệ thống dẫn nước thải, đường ống bể phốt, bồn cầu, … đều được tính toán và lên kế hoạch chi tiết. Từ bản thiết kế này, công nhân thi công có thể lắp đặt và thi công chính xác hơn, tránh các sai lầm về kỹ thuật khó sữa chữa về sau.
Giai đoạn 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nhà ở theo quy định
Sau khi hoàn thiện phần thô ngôi nhà, hệ thống đường thoát nước sẽ được tiến hành lắp đặt. Việc thi công tại thời điểm này vừa không gây hư hỏng đến cấu trúc chính ngôi nhà vừa giúp định hính chính xác cần vị trí cần thi công, tránh sai sót.
Tham khảo: Dịch vụ hút hầm cầu Đồng Nai sạch sẽ, nhanh chóng
Hướng dẫn các biện pháp lắp đặt đường ống thoát nước
Để thực hiện cách đặt đường ống thoát nước đúng kỹ thuật, hiệu quả khi sử dụng, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau.
1.Định vị lấy dấu
Trước khi tiến hành thi công đường ống, cần thưc hiện lấy dấy, xác định chính xác các vị trí đặt thiết bị cùng đường ống nước. Các đường ống nối ngầm hoặc chìm sẽ được đánh dấu theo vị trí tính từ mặt sàn. Ví dụ một vài đường ống lắp đặt cho bình nóng lạnh sẽ được tính :
– Vị trí đầu chờ bình nước nóng: +1,75m
– Các đường ống bình nước nóng: +1,0m
– Đường ống nước lạnh: +0,52m
– Đầu chờ nước nóng bếp: +1,8m
- Lắp đặt đường ống cấp nước
Khi thực hiện thi công, những yếu tố như mối nối, nguyên vật liệu, loại ống dẫn hay các vị trí khoan đục tường đều phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho từng trường hợp. Hiện nay, có hai loại ống nhựa đang được sử dụng phổ biến nhất là nhựa PPR và nhựa PVC. Trên thực tế, ống nhựa PVC được sử dụng rộng rãi hơn với mức giá thành và cách thức thi công dễ dàng hơn.
Đồng thời, khi thi công, sử dụng các loại máy cắt, máy hàn cần hết sức lưu ý. Luôn phải đảm bảo mức nhiệt quy định để bề mặt ống nhự được sạch sẽ, bằng phẳng với đầu ống trơn tru, dễ thao tác ghép vào các đầu ống nối hơn. Cùng với đó, những vị trí khoan, đục tường cũng phải được xác định và vẽ lớp trước. Độ sâu trung bình cho từng mối khoang sẽ khoảng 3-4cm, độ rộng khoảng 5-010cm. Khi đặt đường ống, cần hết sức cẩn thận, đặc biệt tránh khoan lỗ quá sát nhau gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Sau khi lắp đặt, tiến hành thử áp lực nước đường ống. Để thử nghiệm, bạn đặt áp suất nước cao nhất lên đường ống trong khoảng 15 phút, theo dõi việc vận hành để tìm những vị trí rò rỉ nếu có. Cuối cùng, trát lại xi măng cố định, lấp lại những vị trí đã đục trên tường giúp đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.
- Lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm
Tùy kích thước loại trụ đứng mà bạn cần lựa chọn phương pháp nối phù hợp. Với các ống trụ D50 trở xuống, nên áp dụng phương pháp ren. Trong khi đó, những ống có D50 trở lên thì phương pháp hàn mặt bích lại cho hiệu quả tốt hơn.
Luôn đảm bảo các ren nối trên các đầu ống đã được bịt kín, sơn chống rỉ để tăng độ bền khi sử dụng. Cố định các đường trục ống đứng bằng giá treo, khoảng cách lý tưởng giữa các giá treo cần đạt 1,6m. Khi lắp đặt trục đứng, các giá treo phải đảm bảo độ chắc chắn, tránh các rung lắc khi sử dụng.
Cuối cùng, tiền hành bơm nước áp suất lớn để thử áp lực của đường ống. Sau khi đã hoàn tất lắp đặt có thể đặt máy bơm phía trên, chân máy bơm nên được đặt kèm một lớp vải mềm để chống tiếng ồn.
- Lắp đặt đường ống thoát nước
Cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà phổ biến nhất là phương pháp lắp từ dưới lên. Các đường ống sử dung thường có đường kín từ 100-350 tùy theo thực tế địa hình và nhu cầu sử dụng. Ống nhựa PVC được sử dụng khá phổ biến nhờ tính năng dễ thao tác lắp đặt của chúng.
Khi tiến hành ghép nối, bạn chỉ cần dùng keo chuyên dụng thoa lên bề mặt đường ống sạch. Giữ chạt chỉ 3-5 giây là hoàn thành. Chính điều này cũng giúp công nhân dễ dàng thi công và lắp đặt ống ở nhiều địa hình khác nhau. Cuối cùng, bạn có thể tiến hành bước chống thấm để đảm bảo độ bền công trình. Xi măng cùng các phụ gia chống thấm được bôi trực tiếp lên các lỗ xuyên sàn cần chống thấm. Đồng thời, thực hiện rải vải thủy tinh và quét sơn chống thấm để hoàn thiện.
Trong 24 giờ đầu tiên, nếu ngâm nước mà hệ thống không có dấu hiệu thấm nước là bạn đã hoàn thành.
- Lắp đặt thiết bị vệ sinh
Hầu hết những thiết bị vệ sinh hiện nay đều được làm bằng gốm sứ, dễ hư hỏng nếu va chạm mạnh. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn và độ bền đẹp cho các thiết bị, nên thực hiện lắp đặt khi các khâu ốp, lát của nhà đã hoàn thiện.
Từ những ống chờ đã lắp đặt trước đó, nối trực tiếp thiết bị và đường ống bằng các gioăng do nhà sản xuất cung cấp. Đồng thời, tiến hành cố định chắc chắn các thiết bi vệ sinh treo bằng nở INOX hoặc các nở thép mạ kẽm. Khi đã hoàn thành lắp đặt, phải mở nước để khảo sát khả năng thoát nước cũng như áp suất nước của thiết bị. Nếu có tình trạng tắc nghẹt, nước thoát chậm hay rò rỉ, phải tiến hành kiểm tra và khắc phục kịp thời.
- Công tác vệ sinh công nghiệp, dọn dẹp mặt bằng
Sau khi hoàn tất các khâu lắp đặt và kiểm tra, đơn vị thi công sẽ tiến hành dọn dẹp, vệ sinh, đảm bảo bàn giao công trình sạch đẹp, tinh tươm như mới đến khách hàng.
Các quy định và cách lắp đặt sơ đồ hê thống cấp nước
Hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn và quy định lắp đặt sẽ giúp đảm bảo hệ thống cấp nước hoạt động trôi chảy, lâu bền hơn.
1.Quy định về kích thước đường ống
Ống cấp nước
Có hai hệ thống đường ống cấp nước chính mà bạn cần lưu ý là đường ống cấp nước từ nguồn nước tới các thiết bị sử dụng và các đường ống nước nhánh nối trực tiếp với thiết bị. Đường ống chính phải đạt đường kính tối thiểu là 20mm trong khi yêu cầu tối thiểu của đường ống phụ là 13mm.
Ống thoát nước
Tùy loại ống và mục đích sử dụng mà đường kính ống sẽ khác nhau. Ví dụ
- Ống thoát của bồn tắm, máy giặt, bồn tiểu phải lớn hơn 38mm
- Ống thoát của toàn bộ tòa nhà tối thểu từ 102mm trở lên.
- Đường kính ống thoát sàn nhà tắm đạt 38mm trở lên
Ống thông khí
– Ống thông khí trưc tiếp, thẳng ra ngoài>78mm
– Một vài ống thông khí khác >38mm
2. Quy định về vật liệu và thiết bị ống
Hiện nay, ống dẫn thoát nước được bán rất rộng rãi trên thị trường với nhiều chất liệu đa dạng như nhựa PVC, ABS, các loại ống đồng, ống kẽm.Nếu chỉ dùng cho nước thải sinh hoạt tại nhà, bạn có thể lựa chọn các loại ống đồng, ống PEX, … để đảm bảo hiệu quả và độ bền.
3. Cách lắp đặt sơ đồ hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng
Thành phần của sơ đồ hệ thống nước sinh hoạt
Một hệ thống thoát nước sinh hoạt đầy đủ sẽ bao gồm rất nhiều đường ống, mối nối, … Trong đó, để hoàn thiện một đường ống thoát nước trong nhà, bạn sẽ cần đảm bảo đầy đủ những thành phần sau: Đường ống chính, ống thoát nước. của thăm, cửa ngang, ống thoát dọc, bẫy nước và hệ thống thông khí.
Những lưu ý khi lắp đặt theo sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng
Khi thực hiện cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà, bạn cần lưu ý những yêu cầu về mối nối và số lượng cửa thăm tiêu chuẩn.
Tuyệt đối, không nên sử dụng các mối chữ T và chữ X cho các hệ thống nước thải. Đồng thời, không nên sử dụng các mối nối quá phúc tạp, đường ống ngang đạt độ dốc tiêu chuẩn giúp dòng chất thải lưu thông dễ dàng hơn.
Tính toán, lắp đặt cửa thăm tại các bị trí hợp lý, gần các ống thoát chính, ống xả, … dễ dàng tiếp cận khi có sự cố. Hệ thống thông khí phải được lắp đặt cẩn thận, đúng kỹ thuật, đảm bảo không thoát mùi hôi, khí độc hại ra ngoài.
Những lỗi thường gặp phải khi lắp đặt sơ đồ hệ thống cấp thoát nước nhà dân dụng
1.Độ dốc của đường ống không đúng
Độ đốc của đường ống ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của hệ thống xả thải. Nếu đướng ống nằm qua ngang, các chất thải sẽ dễ bị tắc nghẽn lại, gây nên tình trạng tắc nghẹt, bốc mùi hôi, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Độ dốc tiêu chuẩn cho các đường ống nước là khoảng 2% – 4%. Tuyệt đối cũng không đặt ống quá dốc, dễ khiến chất thải rắn bị tắc lại.
2. Bẫy nước không được thông khí
Bẫy nước được sử dụng với mục đích chính giúp ngăn ngừa mùi hơn, tạo khoảng cách giữa đường ống thải và không gian sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu không được thiết kế đúng cách, các bẫy nước khi khô sẽ không phát huy được tác dụng triệt để.
3. Thông khí phẳng (nằm ngang)
Hệ thống thông khí của bẫy nước được chia thành hai loại chính là ướt và khô. Thông khí khô chỉ được dùng cho các loại đường ống thông khí trong khi thông khí ướt có thể áp dụng cho cả những loại đường ống lớn. Hệ thống thông khí ướt thường dễ duy trì độ thông thoáng hơn nhờ các dòng nước thải chảy, tuy nhiên, nếu lắp đặt không đúng kỹ thuật, chất thải tắc lại có thể gây tắc nghẹt đường ống.
4. Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn
Theo nguyên tắc kỹ thuật, ống thông khí của bồn cầu luôn phải lắp đặt ngang so với mức nước xả tràn. Nếu mức nước thấp hơn hoặc ống thông khí nằm dưới đều có thể gây ra hiện tượng tắc nghẹt, tràn nước do tắc ống.
5. Không làm đủ cửa thăm
Cửa thăm là phần tất yếu không thể thiếu với mọi hệ thống đườn ống thoát nước. Cửa thăm được sử dụng để kiểm tra và giải quyết sự cố ở những điểm tắc nghẽn nhanh chóng, hiệu quả hơn. Cùng với đó, cửa thăm được bố trí đầy đủ và những điểm phù hợp giúp thuận tiện hơn cho việc thông tắc và xử lý tắc nghẽn. Một vài vị trí quan trọng bắt buộc phải sắp xếp cửa thăm như: đường ống thải chính, điểm giao giữa ống dẫn và đường ống ngang, các điểm chuyển hướng của đường ống, …
6. Cửa thăm không tiếp cận được
Xây dựng đủ cửa thăm nhưng cửa thăm quá bé, khó tiếp cận sửa chữa cũng là một lỗi khá phổ biến. Cửa thăm đúng quy chuẩn phải đạt khoảng trống tối thiểu từ 30cm – 45cm giúp thợ sửa có đủ khoảng không gian để thao tác và thực hiện sửa chữa.
7. Không đủ khoảng trống không khí
Khi thi công, khoảng trống giữa các vòi nước và lỗ xả tràn phải luôn duy trì ở khoảng cách hợp lý đảm bảo nước xả luôn được cung cấp đầy đủ, tránh tình trạng hút ngược lại đường ống.
8. Không đủ không gian xung quanh bệt xí và chậu rửa
Không gian bệ xí và chậu rửa cần được thiết kế một cách rộng rãi, đủ không gian di chuyển cho cả người trưởng thành. Không nên quá tiết kiệm không gian mà đặt bồn cầu quá sát tường gây cảm giác khó chịu, không thoải mái khi sử dụng.
9. Áp lực và nhiệt độ van xả của bình nước nóng không được điều chỉnh đúng
Áp lực dòng chảy và nhiệt độ khi sử dụng bình nước nóng cần luôn được kiểm soát và sử dụng ở mức an toàn. Nếu không được kiểm soát, áp lực cùng nước nóng hoàn toàn có thể gây nổ bình, nguy hiểm khi sử dụng. Chính vì vậy, khi sử dụng, luôn phải lắp đặt van xả cho bình nước nóng khi sử dụng. Hệ thống van xả giúp hoát nước nóng ra ngoài khi quá ngưỡng tiêu chuẩn cho phép, lắp đúng kích cỡ, độ dốc, đảm bảo an toàn khi xả nước.
Cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng và sinh hoạt của gia đình. Với những hướng dẫn và lưu ý chi tiết trên đây, gia đình bạn có thể an tâm lắp đặt đường nước thải đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật, đáp ưng được cả về thẩm mỹ và kỹ thuật khi sử dụng.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » đường ống Nước Trong Nhà
-
Cách đi đường ống Nước Trong Nhà Chi Tiết, Dễ Thực Hiện Nhất
-
Cách Lắp đặt ống Thoát Nước Trong Nhà đơn Giản, Hiệu Quả
-
Cách đi đường Nước Trong Nhà đơn Giản 2022
-
Sơ đồ Và Cách đi đường Nước Nhà Vệ Sinh đúng Tiêu Chuẩn
-
Top 5 Mẫu Sơ đồ đường Nước Trong Nhà Mới Nhất 2020
-
Hướng Dẫn Đi Đường Ống Nước Nhà Vệ Sinh Đúng Tiêu Chuẩn
-
5 Cách Làm Sạch đường ống Nước Trong Nhà đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh
-
Thiết Kế Đường Ống Nước Nhà Vệ Sinh, Nhà Tắm - Xử Lý Chất Thải
-
Cách Lắp đặt Hệ Thống Nước Sinh Hoạt Trong Nhà
-
Phong Thủy đường Nước Vào Nhà: Cần Lưu ý Những Gì? - Sơn Hà
-
Cách Lắp đặt đường ống Nước Trong Nhà Và Những điều Cần Chú ý
-
Cách Lắp đặt ống Thoát Nước Trong Nhà đơn Giản, đúng Kỹ Thuật
-
Thiết Kế đường ống Nước Trong Nhà Vệ Sinh, Nhà Tắm - Việt Tín