Cách Lắp Thêm ổ Cứng Thứ 2 Cho Máy Tính để Bàn PC - Freetuts
Có thể bạn quan tâm
Để giúp máy tính có thêm không gian lưu trữ rộng rãi và hoạt động được ổn định hơn, nhiều người dùng hiện nay đang có xu hướng lắp thêm 2, thậm chí là 3 hoặc 4 ổ cứng vào trong chiếc máy tính của mình.
Nghe qua có vẻ sẽ rất khó khăn để thực hiện nhưng nếu bạn biết cách và làm theo đúng các bước thực hiện mà mình sẽ hướng dẫn trong bài viết dưới đây thì mình tin là các bạn có thể hoàn toàn tự thực hiện việc lắp thêm ổ cứng trên máy tính tại nhà mà không cần đến sự trợ giúp của những kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
I. Lợi ích của việc lắp thêm ổ cứng thứ 2 trên máy tính.
Việc lắp đặt thêm 2 hoặc nhiều ổ cứng vào máy tính sẽ đem lại rất nhiều những lợi ích thiết thực như sau:
Giúp quá trình khi khởi động Windows và tốc độ truyền tải dữ liệu trên máy tính được nhanh chóng hơn.
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.Làm tăng không gian lưu trữ dữ liệu trên máy tính mà không cần tốn quá nhiều chi phí cũng như giúp gia tăng tốc độ của quy trình xử lý dữ liệu.
Phục vụ nhu cầu giải trí được trải nghiệm mượt mà hơn như lướt web, xem phim và chơi game đồ họa 3D sẽ cho tốc độ nhanh hơn gấp 2 lần so với bình thường.
Giúp giảm tải cường độ hoạt động của bộ nhớ chính và làm tăng tuổi thọ sử dụng của các linh kiện và bộ phận trong máy tính và quan trọng hơn hết là giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho người dùng.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
II. Các bước lắp đặt ổ cứng thứ 2 lên máy tính.
Lưu ý rằng phương pháp này chỉ có thể áp dụng trên máy tính để bàn (PC) và không thể thực hiện được trên laptop do hạn chế về mặt cấu hình và tính năng.
Nếu bạn muốn nâng ở laptop thì tốt nhất là thay thế một ổ cứng khác với dung lượng nhiều hơn như mong muốn.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn tiến hành tắt nguồn máy tính, rút nguồn ổ cắm điện và tháo vỏ thùng CPU. Nên đảm bảo và kiểm tra môi trường xung quanh bạn không dẫn điện hay bị ẩm ướt. Để an toàn hơn, bạn có thể sử dụng dây tiếp đất và quấn vào cổ tay của bạn trước khi thực hiện.
Và sau khi chạm vào vỏ máy tính bạn hãy để tay xuống đất rồi mới tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2: Lựa chọn ổ cứng máy tính phù hợp và tương thích rồi đưa vào một vị trí trống trong giá lắp nằm bên trong thùng CPU, trong đó sẽ một giá lắp có sẵn các khe trượt để chứa đựng ổ cứng. Bạn hãy quan sát thật kỹ cách ổ cứng được gắn vào bên trong giá lắp và từ đó làm cẩn thận và tương tự với ổ cứng mà bạn muốn lắm vào.
Bước 3: Các bạn tìm cáp được đánh dấu SATA trên bo mạch chủ ở ổ cứng có trong máy và cắm cáp SATA của ổ cứng mới vào ngay cạnh vị trí đó. Lưu ý rằng đầu cắm chỉ dùng một đầu nối và nằm ở bên phải.
Bước 4: Sau đó các bạn gắn dây cáp điện vào ổ cứng. Thiết kế của cáp điện SATA cũng khá giống với thiết kế của cáp dữ liệu SATA nhưng sẽ rộng và dài hơn. Và dây cáp điện này có nhiệm vụ truyền dẫn nguồn điện của máy tính tới vị trí này.
Bước 5: Nếu bạn lắp cả hai ổ cứng đều nằm trên cùng một vị trí trong giá lắp thì sau đó bạn đợi một lúc rồi vặn các ốc vít của ổ cứng có sẵn trong máy lỏng ra để giúp ổ cứng mới lắp có thể trượt vào đúng vị trí bên trong hơn.
Sau đó, bạn hãy lắp vỏ vào lại thùng CPU như ban đầu, rồi kết nối lại các cổng kết nối và dây nguồn điện rồi khởi động máy tính lên.
Bước 6: Khi máy tính đã mở lên, bạn nhấn vào menu Start và tìm kiếm cụm từ Computer Management và chọn vào kết quả tìm kiếm đầu tiên để mở Computer Management.
Bước 7: Bạn nhấn vào mục Disk Management nằm bên trái màn hình.
Bước 8: Một cửa sổ Initialize Disk sẽ hiện lên, bạn sẽ thấy ổ đĩa mới xuất hiện. Windows sẽ yêu cầu bạn cấp quyền khởi tạo ổ cứng mới. Nếu không có bất kỳ tùy chỉnh nào thì bạn hãy nhấn OK để tiến hành quá trình khởi tạo ổ cứng mới.
Bước 9: Khi quá trình khởi tạo hoàn tất, ổ cứng mới đã được thêm vào nhưng chúng vẫn chưa được phân vùng. Do đó bạn hãy trở lại phần Computer Management và nhấn chuột phải vào vị trí của ổ cứng mới và chọn vào dòng New Simple Volume.
Khi cửa sổ New Simple Volume Wizard xuất hiện thì có nghĩa ổ cứng mới đã được phân vùng.
Bước 10: Tiếp đó trong phần cài đặt New Simple Volume Wizard bạn hãy nhấn Next liên tục qua từng bước tùy chọn. Sau đớ, Windows sẽ cho phép bạn định dạng và đặt tên ổ cứng mới. Sau đó, để tìm kiếm ổ cứng thứ hai thì bạn có thể tìm kiếm bằng chữ cái và nó sẽ hiện lên trong mục Computer khi bạn nhấn vào menu Start và nhấn vào Computer.
Vậy là mình đã vừa hướng dẫn các bạn cách lắp đặt thêm ổ cứng thứ cho máy tính bàn và đưa ra những lợi ích của việc lắp đặt này. Mong rằng các bạn sẽ dễ dàng thực hiện phương pháp này tại nhà để giúp cho chiếc máy tính bàn của mình luôn được hoạt động ổn định và mượt mà. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Từ khóa » Cài 2 ổ Cứng
-
Hướng Dẫn Cách Lắp Song Song 2 Ổ Cứng SSD Và HDD Đơn ...
-
Hướng Dẫn Lắp Thêm ổ Cứng Cho PC Nhanh Chóng, Dễ Hiểu
-
Hướng Dẫn Lắp ổ Cứng Thứ Hai Cho Máy Tính
-
Cách Cắm 2 Hay Nhiều ổ Cứng SSD HDD Vào Máy Tính PC - YouTube
-
Làm Sao để Cài đặt Chạy 2 ổ Cứng.
-
Gắn Thêm ổ Cứng Cho PC Như Thế Nào Mới đúng? - .vn
-
Hướng Dẫn Lắp Song Song 2 ổ Cứng SSD Và HDD Cho Laptop
-
Lắp Song Song 2 Ổ Cứng SSD Và HDD - Tin Học Anh Phát
-
Lắp Cả 2 ổ Cứng SSD Và HDD Trên Laptop được Không? Tối đa Bao ...
-
Cách Lắp Thêm ổ Cứng Cho Máy Tính Xách Tay Có Khung Giá đỡ
-
Cài 2 Hệ điều Hành Trên 2 ổ Cứng - Điện Lạnh Limosa
-
Cách Chia, Gộp ổ Cứng Máy Tính Windows 10 Cực Dễ, Không Cần ...
-
Hỏi/ Thắc Mắc - Cài 2 Win Trên 2 ổ Cứng Cùng 1 Máy. | VN-Zoom
-
Laptop Có Thể Cài Bao Nhiêu Ổ Cứng SSD Và HDD