Cách Lập Thư Tra Soát Và Thủ Tục Xử Lý Khi Phát Hiện Sai Sót Trên Giấy ...

Sau khi kế toán nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước có thể phát hiện ra những sai sót về chương, mã nội dung kinh tế, chọn nhầm cơ quan,.. Để xử lý những sai sót trên, kế toán cần phải lập mẫu tra soát C1-11NS theo thông tư 84/2016/TT-BTC. Cách lập thư tra soát như thế nào? Thủ tục ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé

1. Khi nào thì kế toán phải thực hiện tra soát

Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 84/2016/TT-BTC quy định: Trường hợp người nộp thuế phát hiện sai sót liên quan đến khoản nộp ngân sách nhà nước đã được cơ quan thuế hạch toán và thông báo. Những sai sót liên quan đến khoản nộp ngân sách nhà nước như: chọn nhầm cơ quan thu, chọn nhầm mã chương; chọn nhầm mã nội dung kinh tế; sai số tiền thuế phải nộp..…thì cần phải thực hiện tra soát

2. Nguyên tắc xử lý sai sót

Sai sót phát sinh hoặc được phát hiện tại đơn vị nào; thì đơn vị đó phải chủ động xác định nguyên nhân sai sót, khắc phục hậu quả, đồng thời gửi văn bản tra soát hoặc thông báo đến các đơn vị liên quan để phối hợp, xử lý theo quy định.

Việc xử lý sai sót phải được thực hiện ngay trong ngày phát hiện sai sót; trường hợp đã hết thời gian Điều chỉnh trong ngày; thì chậm nhất phải xử lý trong ngày làm việc tiếp theo ngày phát hiện sai sót.

Trường hợp phát sinh sai sót thông tin trong hạch toán thu nộp ngân sách nhà nước; ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước không được hoàn lại tiền cho người nộp thuế. Ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực hiện tra soát; hoàn thiện thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định xử lý sai sót trong thanh toán; đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc ghi nhận các Khoản nộp ngân sách cho người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế phát hiện khai không chính xác các thông tin trên chứng từ nộp thuế; người nộp thuế phối hợp với ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước phục vụ người nộp thuế; để xử lý sai sót trong việc nộp tiền vào ngân sách.

3. Hồ sơ thực hiện tra soát

– Thư tra soát mẫu số C1-11/NS ban hành kèm theo thông tư 84/2016/TT-BTC ngày 17/06/2016

– Chứng từ nộp thuế hoặc thông tin liên quan đến nội dung đề nghị Điều chỉnh sai sót

4. Cách lập thư tra soát mẫu số C1-11NS

Điền đầy đủ các thông tin sau:

+ Kính gửi: Ghi tên cơ quan thuế quản lý trực tiếp

+ Tên cá nhân/đơn vị: Ghi tên người nộp thuế

+ Mã số thuế: Ghi mã số thuế của người nộp thuế

+ Địa chỉ: Ghi địa chỉ của người nộp thuế

+ Quận/huyện: của người nộp thuế

+ Tỉnh, TP: của người nộp thuế

+ Thực hiện nộp tiền vào NSNN bằng hình thức: tích dấu “x” vào một trong ba ô: tiền mặt hoặc chuyển khoản; hoặc nộp thuế điện tử

+ Đã được NH/KBNN: Ghi tên ngân hàng chuyển tiền vào kho bạc

+ Trích tài khoản số (nếu có): Tài khoản ngân hàng của người nộp thuế (nếu nộp thuế bằng chuyển khoản hoặc nộp thuế điện tử)

+ Số tiền: Đánh số tiền cần nộp vào

+ Vào tài khoản của KBNN: Chi nhánh kho bạc nhà nước

+ Tỉnh/TP: của chi nhánh kho bạc Nhà nước

+ Ngày thực hiện giao dịch: Ngày thực hiện giấy nộp tiền

+ Nội dung sai sót: Ghi nội dung sai sót

+ Nội dung đề nghị điều chỉnh: Ghi nội dung đúng cần điều chỉnh

+ Đính kèm (chứng từ/tài liệu): Chứng từ nộp thuế hoặc thông tin liên quan đến nội dung đề nghị Điều chỉnh sai sót

5. Quy trình xử lý sai sót, thực hiện tra soát

Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 84/2016/TT-BTC quy định cụ thể:

a) Người nộp thuế

Khi phát hiện ra sai sót thông tin trên giấy nộp tiền vào NSNN đã được cơ quan thuế hạch toán; thì NNT lập thư tra soát mẫu C1-11NS (thông tư 84/2016/TT-BTC); chuyển cho ngân hàng và cơ quan quản lý thuế

b) Ngân hàng

Khi nhận được thư tra soát của NNT; ngân hàng có trách nhiệm thực hiện tra soát và điều chỉnh sai sót theo quy định về xử lý sai sót trong thanh toán; đồng thời gửi thông tin đã điều chỉnh cho kho bạc Nhà nước để điều chỉnh sai sót liên quan đến hạch toán Khoản nộp tại cơ quan KBNN

+ Trường hợp chuyển thừa tiền (so với số tiền khách hàng nộp); ngân hàng gửi thư tra soát sang cơ quan kho bạc nhà nước. Căn cứ nội dung tra soát của ngân hàng; cơ quan kho bạc nhà nước trả lại tiền thừa cho ngân hàng

+ Trường hợp chuyển thiếu tiền, ngân hàng thực hiện chuyển bổ sung cho đủ số tiền phải nộp ngân sách nhà nước về tài Khoản của cơ quan kho bạc nhà nước; bảo đảm các thông tin hạch toán khớp đúng thông tin đã hạch toán trước đó.

c) Đối với cơ quan kho bạc Nhà Nước

Khi nhận được thư tra soát từ người nộp thuế/ cơ quan thuế/ ngân hàng; thì cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm tra soát; Điều chỉnh thông tin và thông báo với các cơ quan liên quan để Điều chỉnh thông tin thu nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm lập thư tra soát bằng phương thức điện tử; đối với các Khoản đã hạch toán vào tài Khoản chờ xử lý các Khoản thu của cơ quan thuế;; để cơ quan thuế bổ sung thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước.

d) Đối với cơ quan thuế

Khi nhận được thư tra soát từ người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm tra soát thông tin thu nộp và lập giấy đề nghị Điều chỉnh thu ngân sách nhà nước; (mẫu số C1-07/NS ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính); gửi cơ quan kho bạc nhà nước để thực hiện Điều chỉnh; sau khi cơ quan kho bạc nhà nước đã Điều chỉnh, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết.

Khi nhận được đề nghị tra soát của cơ quan kho bạc nhà nước; cơ quan thuế có trách nhiệm xác nhận hoặc bổ sung thông tin hạch toán thu ngân sách gửi cơ quan kho bạc nhà nước; để làm căn cứ Điều chỉnh thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan kho bạc nhà nước.

Căn cứ thông tin tra soát, xác nhận, Điều chỉnh của ngân hàng hoặc cơ quan kho bạc nhà nước, cơ quan thuế Điều chỉnh số tiền chậm nộp phù hợp với ngày nộp thuế thực tế phát sinh.

CÁC TIN TỨC KHÁC Rà soát sổ sách kế toán thuế trước khi quyết toán thuế. Hóa đơn kế toán được lưu trữ trong thời hạn bao lâu? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2022 ĐIỂM MỚI VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ Những chính sách mới về thuế năm 2023 Những công việc về nhân sự, kế toán cần làm ngay trong tháng 01/2023

Từ khóa » Thư Tra Soát Ngân Hàng