Cách Lắp Van Cơ Máy Lọc Nước Và Bảo Dưỡng Van Máy Lọc Nước
Có thể bạn quan tâm
Cách lắp van cơ máy lọc nước? Van cơ là một trong những thiết bị quan trọng ở trong máy lọc nước RO. Để hiểu hơn về chức năng của van cơ cũng như cách lắp đặt và bảo dưỡng van cơ trong máy lọc nước như thế nào? Máy lọc nước Karofi mời bạn cùng theo dõi ngay bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn nhé!
Tìm hiểu cách lắp van cơ máy lọc nước
Tác dụng của van cơ máy lọc nước là gì?
Van cơ của máy lọc nước hay còn được biết đến là van 4 cửa. Van có nhiệm vụ điều tiết nước từ máy bơm lên đến màng lọc RO và từ màng lọc RO đến bình áp của máy lọc nước. Ngoài ra nó còn có chức năng cấp nước khi máy hoạt động và ngừng cấp nước khi máy không hoạt động, nhằm hạn chế tình trạng nước chảy liên tục gây lãng phí.
Cấu tạo van cơ máy lọc nước là gì?
Van 4 cửa máy lọc nước có cấu tạo đúng như tên gọi của nó, bao gồm: hai đầu của van được dùng để nối vào đường nước tinh khiết, hai đầu còn lại được dùng để nối vào vị trí của đường cấp nước.
Vị trí van cơ trong máy lọc nước ở đâu?
Van cơ ở trong máy lọc nước RO có màu trắng, được kết cấu với 4 cửa nước vào ra, van thường có 4 hoặc 6 ốc vặn inox. Vị trí của van là nằm ngay dưới màng lọc RO.
Nguyên lý hoạt động của van cơ trong máy lọc nước
Khi nước được cấp vào trong máy lọc nước gia đình, nước sẽ đi qua bộ lõi lọc thô và được máy bơm hút đi qua van cơ đến màng lọc RO. Sau khi nước đã được lọc sạch các tạp chất hữu cơ, vi khuẩn, kim loại nặng,... phần nước thải sẽ qua van xả và thải ra bên ngoài. Lượng nước tinh khiết sẽ chảy qua đầu còn lại của van cơ đi vào bình chứa trong máy lọc nước.
Nguyên lý hoạt động của van cơ máy lọc nước
Ưu, nhược điểm của van cơ máy lọc nước
Van cơ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống của máy lọc nước, nó giúp cho máy lọc hoạt động năng suất, an toàn và hiệu quả hơn. Tuy vậy nó vẫn có những ưu, nhược điểm như sau:
Về ưu điểm: Với nguyên lý hoạt động không dùng điện nên van cơ sẽ giúp cho người tiêu dùng hạn chế được tình trạng chập cháy nếu phải hoạt động quá tải. Về tuổi thọ sử dụng, van được đánh giá là bền bỉ, ít khi bị hỏng hóc hay phải thay thế cũng như sửa chữa.
Về nhược điểm: Khi máy lọc nước hoạt động, van cơ có thể sẽ tạo ra tiếng ồn lớn, vì vậy nhiều lúc sẽ gây cảm giác khó chịu cho người dùng. Ngoài ra, van cơ trong trường hợp không được đóng kín, theo thời gian sử dụng dù máy vẫn hoạt động tốt nhưng sẽ gặp phải tình trạng máy vừa lọc nước vừa chảy nước ra ngoài theo đường dẫn nước thải. Do đó, bạn cần phải kiểm tra thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi nào cần phải thay van cơ?
Khi kiểm tra van cơ của máy lọc nước, nếu bạn thấy van đang gặp phải một trong những trường hợp dưới đây thì cần tiến hành thay ngay.
- Máy bơm hoạt động liên tục không ngừng nghỉ
- Máy lọc nước không có nước đẩy lên màng lọc RO hay khi lên vòi vạn bị tắc và bẩn
- Máy lọc không thể đóng và ngắt được nước khi nước đầy bỉnh
- Máy lọc không ngắt được đường nước thải
- Nước thải vẫn chảy mặc dù máy bơm đang không hoạt động.
Bên cạnh đó, nếu van của bạn không gặp phải những tình trạng trên mà đã có thời gian sử dụng quá lâu thì bạn cũng nên thay mới để máy lọc nước được hoạt động tốt nhất.
Van cơ của máy lọc nước
Hướng dẫn lắp đặt van cơ máy lọc nước
Van cơ máy lọc nước RO với thiết kế vô cùng nhỏ gọn nên bạn có thể dễ dàng lắp đặt chúng trong hệ thống của máy lọc nước. Van cơ sẽ được lắp đặt ở ngay dưới màng lọc RO. Bên cạnh đó, khi lắp đặt van cơ máy lọc nước bạn cần lưu ý là phải vệ sinh trước khi lắp linh kiện và cần lắp chính xác các đường nối dây với cửa van. Tiếp đến, chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt van cơ của máy lọc nước như sau:
Van cơ sẽ có hai đầu và được đánh dấu 4 mặt. Mặt dưới một đầu ghi chữ "IN” và một đầu ghi chữ "OUT". Đầu "IN" sẽ lắp theo chiều từ bơm dẫn lên màng. Đầu "OUT" sẽ lắp vào màng. Hai đầu còn lại sẽ lắp vào hai đầu nước tinh khiết sau màng nối tiếp với van áp cao. Như vậy là bạn đã thực hiện lắp đặt xong van cơ cho hệ thống của máy lọc nước.
Cách bảo dưỡng van cơ máy lọc nước
Theo thời gian sử dụng khoảng từ 2 đến 3 năm thì bạn nên vệ sinh hoặc thay thế van cơ 1 lần. Để vệ sinh van cơ, bạn làm như sau: Tháo van cơ bằng cách tháo 4 hoặc 6 ốc inox. Tiếp tục làm sạch từng chi tiết và các bộ phận màng ở bên trong van cơ và rửa lại bằng nước sạch.
Máy lọc nước dùng van cơ mà lắp đặt ở những nơi có áp lực nước mạnh như ở chung cư cao tầng, những hộ gia đình sử dụng bơm cao áp,... thì rất có thể do áp suất nước quá khỏe mà van cơ không thể đóng được nước thải thì khi này bạn nên chuyển từ việc sử dụng van cơ sang van điện từ để việc đóng nước thải được tốt hơn.
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng và hữu ích về van cơ của máy lọc nước. Hy vọng rằng, với những kiến thức được chia sẻ trên bạn đã nắm được cho mình cách lắp đặt cũng như bảo dưỡng van cơ một cách hiệu quả nhất.
Từ khóa » Cách đấu Van Cơ Máy Lọc Nước
-
Cách Lắp Van Cơ Máy Lọc Nước
-
Van Cơ 4 Cửa - VAN ĐIỆN TỪ - Nguyên Lý Và Bệnh - Sửa Máy Lọc ...
-
Cấu Tạo Van Cơ ( Van 4 Ngả) Trong Máy Lọc Nước RO - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách đấu Van điện Từ Cho Máy Lọc Nước
-
Cách Lắp Van điện Từ Máy Lọc Nước Tại Nhà
-
Các Loại Van, Bơm Trên Máy Lọc Nước RO
-
Hướng Dẫn Sơ đồ Nguyên Lý Cách Lắp Máy Lọc Nước Gia đình RO
-
Cách Lắp Van điện Từ Máy Lọc Nước đơn Giản Thành Công 100%
-
Tác Dụng Van điện Từ Máy Lọc Nước - Cách đấu Van điện Từ
-
Cách đấu Van điện Từ Máy Lọc Nước đơn Giản Tại Nhà
-
Van áp Cao Máy Lọc Nước Có Tác Dụng Gì, Cách Khắc Phục
-
Van Cơ 4 Cửa Kangaroo
-
Hướng Dẫn Tự Lắp đặt Máy Lọc Nước Kangaroo Tại Nhà