Cách Loại Bỏ Password Khi Vào Máy Tính Khác Trong Mạng LAN

Có rất nhiều bạn có hỏi mình là tại sao khi truy cập vào các máy tính khác trong cùng một mạng LAN thì nó đòi đăng nhập User và Password và làm thế nào để loại bỏ khung đăng nhập đó.

Mình thì thì cũng hay gặp những trường hợp như thế này, và để khắc phục vấn đề này thì thông thường chúng ta chỉ cần thiết lập lại một chút là xong, cũng rất đơn giản thôi (nếu như thuận buồm xuôi gió :D)

Cụ thể là như thế này, chúng ta chỉ cần tính năng Turn off password protected sharing đi là sẽ loại bỏ được khung đăng nhập trong mạng LAN.

Có nghĩa là khi bạn tích vào dòng này thì những máy tính khác trong mạng LAN có thể truy cập vào máy tính bạn một cách dễ dàng và không cần phải nhập ID hay mật khẩu gì cả.

Thường thì trong các công ty hay tổ chức.. thì họ luôn thiết lập lựa chọn tính năng này để tiện hơn trong quá trình làm việc, giúp bạn chia sẻ máy in trong mạng LAN, chia sẻ file trong mạng LAN… được đơn giản hơn.

Mục Lục Nội Dung

  • I. Làm thế nào để loại bỏ khung đăng nhập trong mạng LAN?
  • II. Fix lỗi không lưu được thiết lập Turn off password protected sharing
  • III. Lời kết

I. Làm thế nào để loại bỏ khung đăng nhập trong mạng LAN?

Vâng, chính là tính năng Turn off password protected sharing đó các bạn, mình sẽ nói qua về cách tắt/mở tính năng này để cho các bạn dễ hình dung hơn.

Vì mình biết nhiều bạn đọc xong mấy dòng trên kia (nhất là mấy newber) vẫn chưa hiểu mình đang nói gì đâu 😀

Thực hiện:

+) Trên Windows 7, 8 và Windows 10

Bạn mở hộp thoại Run ra bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R => nhập lệnh control => và nhấn Enter để truy cập vào Control Panel

=> Và lựa chọn Network and center (trên Windows 10 thì bạn vào theo đường dẫn Control Panel\Network and Internet\Network and Sharing Center) => và nhấn vào tùy chọn Change advanced sharing settings.

Hoặc một cách truy cập khác đó là nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng ở dưới thanh Taskbar (gần đồng hồ hệ thống) => chọn Open Network and Sharing Center. Lúc này sẽ xuất hiện một cửa sổ như hình bên dưới:

Bạn hãy chọn Change advanced sharing settings để vào phần thiết lập.

Turn-off-password-protected-sharing-1

Tại đây bạn hãy tích vào dòng Turn off password protected sharing => và nhấn vào Save Changes để lưu lại thiết lập.

Bạn cũng tiến hành Turn off password.. trong phần PrivateAll Network nhé.

Turn-off-password-protected-sharing-2

Note: Chi tiết cách thiết lập như thế nào thì bạn có thể xem lại trong bài viết cách chia sẻ file trong mạng LAN nhé. Mình đã hướng dẫn chi tiết trong bài viết đó rồi nên mình sẽ không nhắc lại ở đây nữa.

+) Trên Windows 11

Bước 1. Bạn nhấn tổ hợp phím Win  + I trên bàn phím để mở Windows Setting => sau đó chọn Network & Internet => chọn tiếp Advanced network settings.

cach-tat-mat-khau-mang-lan-tren-win-11 (1)

Bước 2. Trong phần More Settings, bạn chọn Advanced sharing settings

cach-tat-mat-khau-mang-lan-tren-win-11 (2)

Bước 3. Trong phần All networks, bạn OFF phần Passwork Protected sharing đi. Bạn có thể kiểm tra thêm trong phần Private networks và Public networks, nếu có phần Passwork Protected thì cũng OFF hết đi nhé.

cach-tat-mat-khau-mang-lan-tren-win-11 (3)

II. Fix lỗi không lưu được thiết lập Turn off password protected sharing

Việc thiết lập tắt mật khẩu trong mạng LAN mặc dù rất đơn giản và dễ thực hiện.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xấu xảy ra nhé, và trường hợp xấu ở đây đó là bạn đã vào phần cài đặt để thiết lập chọn chế độ Turn off password protected sharing => và sau đó thực hiện lưu lại rồi….

Nhưng khi nhấn Save Changes thì lại không có tác dụng gì, khi bạn bật lên nó lại trở về mặc định ? Lý do tại làm sao nhỉ ?

Mình cũng gặp lỗi này vài lần rồi, và thực sự rất khó chịu đấy.

Tuy nhiên, qua một vài lần tìm cách khắc phục lỗi này thì mình sẽ tổng hợp lại một số phương pháp hiệu quả nhất để xử lý lỗi này. Nếu như bạn cũng đăng bế tắc với lỗi cù chuối này thì hãy thử áp dụng xem sao nhé.

Cách #1: Loại bỏ mật khẩu tài khoản Guest

Bạn hãy làm theo hướng dẫn như sau: Mở hộp thoại Run (Windows + R) => nhập vào lệnh control userpasswords2 và nhấn OK để thực hiện.

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-2

Cửa sổ User Accounts hiện ra, bạn chọn tài khoản Guest => chọn tính năng Reset Password

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-3

Cửa sổ đặt password hiện ra như hình bên dưới, bạn hãy để trống và nhấn OK để hoàn tất việc loại bỏ mật khẩu tài khoản Guest.

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-4

Xong rồi, bây giờ bạn hãy Restart lại máy tính và thiết lập lại tính năng Turn off password protected sharing xem đã lưu lại được chưa nhé.

Cách 2: Thiết lập lại tài khoản Guest

+ Bước 1: Bạn mở Local Users and Group bằng cách: Nhấn chuột phải vào This PC (Computer) => chọn Manage => chọn tiếp Local Users and Group => chọn thư mục Users => nháy đúp vào tài khoản Guest.

Tips: Bạn có thể mở nhanh Local Users and Group bằng cách sử dụng lệnh lusrmgr.msc trong hộp thoại Run nhé.

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-5

+ Bước 2: Hộp thoại Guest Properties hiện ra, bạn hãy thiết lập như hình bên dưới.

Tích chọn  User Cannot Change Password và Password Never Expires. Còn lại bạn bỏ tích hết đi nhé.

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-6

+ Bước 3: Tiếp tục, bạn hãy nhấn chuột phải vào tài khoản Guest => chọn Set Password... như hình bên dưới.

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-7

Một hộp thoại cảnh báo hiện ra, bạn hãy chọn Proceed

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-8

Bỏ trống 2 ô đó rồi nhấn OK để đồng ý việc bỏ Pass.

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-9

Bây giờ bạn hãy thử Restart lại máy tính và thiết lập lại thử xem có được không nhé. Nếu vẫn không được làm tiếp bước dưới.

+ Bước 4: Truy cập vào Control Panel (bạn có thể mở nhanh bằng cách sử dụng lệnh control trong hộp thoại Run) => chọn User Accounts

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-10

+ Bước 5: Tiếp tục bạn hãy nhấn vào lựa chọn Manage another account như hình sau.

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-11

+ Bước 6: Chọn Turn off the Guest account để tắt tài khoản Guest.

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-12

+ Bước 7: Bây giờ bạn thử Restart lại máy tính và thiết lập xem có Turn off password protected sharing được không nhé.

Cách #3: Thiếp lập trong Local Group Policy

NOTE: Nếu bạn sử dụng phiên bản Windows Home thì phải kích hoạt Local Group Policy Editor trước thì mới sử dụng được nhé: Cách kích hoạt Local Group Policy trên Windows 10/ 11 Home

Thực hiện:

Bây giờ bạn hãy thực hiện mở cửa sổ Local Group Policy Editor bằng cách:

Mở hộp thoại Run (Windows + R) => nhập gpedit.msc => nhấn Enter để thực hiện => cửa sổ Local Group Policy Editor hiện ra.

Bạn hãy chọn lần lượt như sau: Windows Settings => nhấn chọn Security Settings => nhìn sang bên phải, bạn hãy nhấn đúp chuột vào thư mục Local Policies.

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-13

Tiếp tục nhấn đúp chuột vào thư mục Security Options.

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-14

Okey, bây giờ bạn hãy tìm đến dòng Account: Limit local account use of bank passwords to console logon only => nhấn đúp chuột và chọn Disable => nhấn OK là xong.

cach-loai-bo-password-trong-mang-lan-15

Bây giờ bạn hãy Restart lại máy tính và kiểm tra kết quả nhé.

Đọc thêm:

  • Bỏ Password khi vào máy tính khác trong cùng mạng lan (Win XP)
  • Thủ thuật chia sẻ dữ liệu qua mạng Lan, mạng nội bộ
  • Phá Password Administrator, chiếm quyền Admin Win XP và Windowns 7

Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !

III. Lời kết

Vâng ! trên đây là 3 cách mình thấy hiệu quả nhất để khắc phục lỗi không lưu được thiết lập trong mạng LAN. Với cách làm này thì bạn hoàn toàn có thể loại bỏ được khung đăng nhập khi vào các máy tính khác trong cùng mạng Lan rồi đó.

Mình thì chỉ hay áp dụng mấy cách bên trên thôi, nếu như bạn còn phương pháp nào hiệu quả hơn thì đừng quên chia sẻ cho anh em kinh nghiệm của bạn đấy nhé.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.4/5 sao - (Có 25 lượt đánh giá)

Từ khóa » Cách Xem User Và Pass Của Máy Tính