Cách Lựa Chọn Và Sử Dụng Kem Chống Nắng - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính của bài viết
- Không bảo vệ da khỏi ánh nắng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da, là nguyên nhân số một gây ra các nếp nhăn, da xỉn màu và da khô ráp.
- Vì thế, từ nay hãy bảo vệ cho làn da của bạn bằng cách thêm kem chống nắng vào chu trình dưỡng da hàng ngày.
- Cần phải có hiểu biết đúng đắn cũng như cách sử dụng hợp lý để kem chống nắng phát huy tác dụng và không ảnh hưởng xấu lên da.
Tất nhiên, kem chống nắng không hoàn hảo 100 phần trăm nhưng đó là phương pháp hữu hiệu nhất mà chúng ta có thể sử dụng để bảo vệ làn da khỏi tác hại từ ánh nắng.
Hiểu biết cơ bản về kem chống nắng
Có hai loại kem chống nắng: Hóa học và vật lý. Theo tôi, các thành phần chống nắng hóa học đem lại sự bảo vệ tốt nhất, đặc biệt là chống lại các tia UVA gây ung thư và lão hóa. Những thành phần này được cơ thể hấp thụ rồi sau đó bài tiết theo nước tiểu và chưa cho thấy bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào. Khi tiếp xúc với tia UV, kem chống nắng hóa học có thể tạo ra các gốc tự do, do đó bạn nên bôi một loại chất chống oxy hóa bên dưới hoặc dùng một loại kem chống nắng có thành phần chất chống oxy hóa ví dụ như như Neutrogena Healthy Defense Daily Moisturizer SPF 50.
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, các thành phần hóa học phổ biến như methoxycinnamate và benzophenone có thể gây dị ứng, cả khi bôi lên da và khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Avobenzone (hay còn được gọi là Helioplex hoặc Parsol) có thể gây châm chích. Đó là lý do tại sao tôi thích thành phần Mexoryl hơn vì chất này ít gây kích ứng. Đôi khi, benzophenone có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng về mặt tác dụng phụ, nhưng lợi ích của việc sử dụng các loại kem chống nắng có chứa chất này lại vượt xa so với những rủi ro.
Kẽm oxit (Zinc Oxide) trong kem chống nắng vật lý
Các loại kem chống nắng có chứa các thành phần vật lý như kẽm oxit và titan dioxit (titanium dioxide) là một lựa chọn khác. Trong đó, kẽm oxit là một lựa chọn tuyệt vời cho những người thường xuyên bị dị ứng, trẻ em dưới 5 tuổi, hoặc những người không thích thành phần hóa học.
Điều quan trọng là phải tìm một sản phẩm có chứa kẽm oxit ở dạng hạt siêu nhỏ để kem không bị quá đặc và không để lại vệt trắng trên da. Kem có thể vẫn hơi trắng và khó tán hơn so với kem chống nắng hóa học, nhưng lại không hề có chất hóa học. Hơn nữa, khi bạn thoa kem chống nắng cho toàn bộ cơ thể, lượng chất hóa học mà bạn phải tiếp xúc sẽ cao hơn rất nhiều.
Vì vậy, sử dụng một loại kem chống nắng có kẽm oxit là một giải pháp thay thế tuyệt vời, bởi các thành phần sẽ không bị hấp thụ mà được giữ trên bề mặt da. Sau khi bôi kem chống nắng năm phút, các vệt trắng sẽ biến mất, tuy nhiên những người có da tối màu có thể gặp vấn đề rắc rối hơn với kem chống nắng vật lý do các sản phẩm này thường để lại vệt màu tím trên da.
Hầu hết các chuyên gia đều thống nhất rằng kẽm oxit là một thành phần an toàn. Trên thực tế, khi nghiên cứu sự phát quang của oxit kim loại trong kem chống nắng, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hạt kẽm oxit dù ở kích thước siêu nhỏ vẫn còn quá lớn để xâm nhập qua lớp sừng, và do đó không có tác dụng về mặt sinh học (Theo như tạp chí Hàn Lâm Da liễu Mỹ Journal of the American Academy of Dermatology).
Hiện nay, có một số tranh cãi xung quanh thành phần titanium dioxide và công nghệ nano được sử dụng để thu nhỏ các hạt, làm cho kem chống nắng không bị quá trắng trên da. Trong khi một số nhà khoa học cho rằng những hạt siêu nhỏ này có thể thâm nhập vào da và đi vào đường máu, gây ra các tác dụng phụ lâu dài như ung thư. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được tiến hành dựa trên sự xâm nhập qua đường hô hấp, chứ không phải qua da và kết quả của những nghiên cứu này khi được thử nghiệm trên người lại không đưa ra đủ dữ liệu thuyết phục. Trên thực tế, các nghiên cứu được thực hiện bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho thấy rằng nguy cơ này sẽ không xảy ra nếu như titanium dioxide (ngay cả khi ở dạng hạt siêu nhỏ) được bôi trên vùng da nguyên vẹn.
Vì vậy, các loại kem chống nắng có chứa titanium dioxide và kẽm là sự lựa chọn phù hợp cho những người dị ứng với kem chống nắng hóa học, trẻ em dưới 5 tuổi, hoặc cho những người muốn tránh tiếp xúc với hóa chất.
Cách sử dụng kem chống nắng là bôi một lượng kem tương đương 1/2 thìa cà phê lên mặt và một lượng bằng chén nhỏ lên cơ thể, sau đó cứ cách một tiếng nên bôi lại nếu đi ngoài trời nắng.
Các dạng kem chống nắng
Kem chống nắng được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau: dạng kem (cream), gel, lotion, fluid (nước lỏng), hoặc dạng xịt ( gọi chung là thể chất sản phẩm). Khi bôi lên da, các sản phẩm này có độ nhờn, bí khác nhau. Những người da nhờn thường không hợp với dạng cream vì gây nặng, bí mặt. Sản phẩm dạng gel, lotion hoặc fluid sẽ nhẹ nhàng và phù hợp hơn. Ngược lại những người da khô thường thích chống nắng dạng cream vì nó giúp bổ sung thêm độ ẩm cho da.
Lựa chọn kem chống nắng có thể không dễ dàng, đặc biệt là đối với người da nhờn- mụn hoặc những người da rất khô, nhạy cảm. Bạn nên đọc hướng dẫn chăm sóc da Bauman để biết loại da của mình, sau đó tìm dạng bào chế sản phẩm phù hợp, rồi tiếp đến đọc kỹ các thành phần cần tránh.
3 điều cần tránh khi dùng kem chống nắng
Để kem chống nắng phát huy hiệu quả cao nhất, bạn cần tránh một số loại thành phần có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng. Da có thể có hiện tượng ngứa và đỏ do tia UV tiếp xúc với chất hóa học có trên da, khiến cho hệ miễn dịch “tấn công” lại. Dưới đây là ba điều bạn cần tránh khi chọn mua và dùng kem chống nắng.
1. Hương liệu, trà Ear Grey Tea, cam Bergamot và Fig hoặc lime
Nên kiểm tra kĩ bảng thành phần của các loại kem chống nắng, nếu bị dị ứng chống nắng, hãy xem có thành phần cam bergamot, fig hoặc lime không. Hương liệu cũng là một chất dễ gây kích ứng. Trà Ear Grey Tea cũng có thể gây kích ứng da.
2. PABA, Benzophenones và Salicylate
Một số thành phần trong kem chống nắng có thể phản ứng với tia UV và khiến da bị đỏ. PABA (hiện nay gần như không còn được sử dụng nữa), cinnamate, benzophenone và salicylate thường là nguyên nhân khiến da phản ứng với ánh nắng mặt trời, và bạn hoàn toàn có thể tránh được những vấn đề này bằng cách sử dụng kem chống nắng có chứa avobenzone, ecamsule hoặc các thành phần ngăn chặn tia UV vật lý.
3. Thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau, ví dụ như loại mà bạn dùng khi bị đau đầu có thể tương tác với ánh nắng mặt trời, gây đau rát và đỏ da gần như ngay sau khi ra ngoài. Các loại thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen và naproxen và các loại kháng sinh như tetracycline có thể làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng da.
Các loại thuốc hạ mỡ máu và trị bệnh tiểu đường cũng là tác nhân gây ra vấn đề này. Để tránh gặp phải vấn đề không mong muốn, bạn nên đọc kĩ hướng dẫn của loại thuốc bạn đang dùng để xem có cảnh báo về việc tránh ánh nắng mặt trời hay không. Nếu da có phản ứng với nắng trong khi dùng một loại thuốc nào đó, hãy liên hệ với cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.
Cách dùng kem chống nắng hiệu quả nhất
Ngoài việc tránh những thành phần kể trên thì để kem chống nắng phát huy hiệu quả cao nhất, bạn cần:
- Thứ nhất, bôi đủ lượng kem chống nắng – ½ thìa cà phê cho mặt và một ly nhỏ cho toàn thân.
- Thứ hai, dùng các loại viên uống chống nắng, ví dụ như Heliocare.
- Cuối cùng, bôi lại kem chống nắng vài lần trong ngày. Nếu như bạn trang điểm và không muốn phải bôi lại kem chống nắng thì có thể dùng các sản phẩm chống nắng dạng xịt để xịt lên trên lớp trang điểm sau mỗi giờ.
Người viết: Leslie Bauman MD
Biên tập: Bác sĩ Tâm
Từ khóa » Hình ảnh Kem Chống Nắng
-
"Kem Chống Nắng" - 110826 Ảnh, Vector Và Hình Chụp Có Sẵn
-
Top 15+ Kem Chống Nắng Tốt Nhất được Yêu Thích Hiện Nay
-
Top 12 Kem Chống Nắng được Săn Lùng Hiện Nay
-
Top 10 Kem Chống Nắng Phổ Rộng Giúp Bảo Vệ Da
-
10 Kem Chống Nắng Tốt Nhất Từ Bình Dân đến Cao Cấp | ELLE
-
Kem Chống Nắng - Siêu Thị Làm Đẹp
-
Top 10 Loại Kem Chống Nắng Tốt Nhất Đang Được Nhiều Người ...
-
Tổng Hợp Review Của Người Dùng Về Kem Chống Nắng Tốt Cho Da Mặt
-
Kem Chống Nắng Và TOP 7 điều Cần Biết để Bảo Vệ Da Tốt Nhất
-
Bạn đã Dùng Kem Chống Nắng đúng Cách Chưa? - Suckhoe123
-
Có Nên Bôi Kem Chống Nắng Trực Tiếp Lên Mặt Không?
-
Kem Chống Nắng - Laco Luxury Sun Cream
-
Kem Chống Nắng Phổ Rộng Là Gì? Top 12 Kem Chống ...