Cách Mài Dao Chuyên Nghiệp Sắc Bén Dài Lâu

Cách một quãng thời gian sử dụng, bạn sẽ nhận thấy con dao của mình không còn sắc bén nữa. Mỗi nhát cắt cần phải day nhiều hơn, mỗi nhát chặt không còn dứt khoát như ban đầu. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên mài con dao của mình. Bài viết này nói về cách mài dao với đá mài, máy mài và cây mài dao. Hãy đọc bài viết này để biết cách chăm sóc cho người bạn thân thiết trong gian bếp của bạn nhé.

Mục lục

  • Phân biệt giữa cách mài dao và liếc dao
    • Liếc dao
    • Mài dao
  • Hướng dẫn mài dao
    • Cách mài dao bằng đá mài
    • Cách mài dao bằng máy mài
    • Sử dụng cây mài dao
  • Cuối cùng là bảo quản dao

Phân biệt giữa cách mài dao và liếc dao

Hai hành động này đều giúp cho dao của bạn cắt thái dễ dàng hơn. Nhưng về bản chất thì chúng có sự khác biệt khá lớn.

Liếc dao

Liếc là hành động cọ xát lưỡi dao vào một bề mặt cứng. Có thể là cây mài dao, hoặc dùng ngay đáy bát, đĩa bằng sứ. Cây mài dao là một thanh thép cứng và dài, có tay cầm. Gọi là cây liếc dao thì đúng hơn vì chúng không thực sự “mài” con dao của bạn. Hành động liếc chỉ khiến cho lưỡi dao của bạn thẳng ra, làm phẳng các đoạn cong quằn.

Dao của bạn sau khi liếc sẽ cắt tốt hơn nhưng không bị mòn bớt chút nào. Có nghĩa là lưỡi dao không thực sự sắc hơn mà chỉ thẳng ra giúp cắt dễ hơn thôi. Do lưỡi dao không bị mòn bớt nên bạn có thể liếc dao bất cứ lúc nào. Dao thái cần độ sắc lớn nên thường được liếc nhiều.

Mài dao

Mài là hành động cọ xát lưỡi dao vào bề mặt nhám khiến lưỡi dao bị mòn bớt bề mặt. Đây mới chính thức gọi là cách mài dao giúp cho dao thêm sắc bén. Vật liệu để mài dao thường là đá cứng có bề mặt nhám.

Cách mài dao bằng đá mài

Người ta phân loại đá mài bằng độ thô to của bề mặt nhám. Đá có hạt nhám to gọi là đá mài thô, hạt nhám nhỏ gọi là đá mài tinh. Vì hành động mài làm mòn bớt lưỡi dao của bạn nên cần phải cẩn thận trong quá trình mài. Nếu bạn không biết cách mài dao thì tốt nhất nên nhờ người có kinh nghiệm. Và bạn không nên mài quá nhiều, chỉ nên mài khi thực sự cần thiết.

Hướng dẫn mài dao

Cách mài dao bằng đá mài

Cách tốt nhất để mài một con dao là sử dụng đá mài – một viên đá được phủ hạt nhám trên bề mặt. Nó hoạt động giống như giấy nhám, giúp làm phẳng và làm mòn bớt bề mặt dao khi trượt ngang qua nó. Hầu hết đá mài đều phải làm ướt trước và trong khi sử dụng. Nhiều loại đá mài cần phải ngâm nước trước khi sử dụng, hãy tham khảo nhà sản xuất. Nếu đá mài cần ngâm nước, hãy để nó trong nước khoảng 5-10 phút cho đến khi không còn bong bóng thoát ra.

Để bắt đầu, đặt đá mài trên bề mặt phẳng ngang chống trơn trượt. Tiếp theo, hãy giữ dao ngang và nằm nghiêng ở góc khoảng 20 độ với đá mài. Một tay cầm chuôi dao, tay còn lại tì nhẹ lên lưỡi dao bằng ba ngón tay. Sau đó đẩy nhẹ con dao dọc theo đá mài vài lần, lật mặt dao cho đến khi hoàn thành. Nếu dao của bạn quá cùn hoặc rỉ quá lâu, hãy sử dụng đá mài thô trước rồi đến đá mài tinh. Nếu bạn thường xuyên chăm sóc cho con dao thì chỉ cần mài tinh cho dao sắc bén thôi.

Xem thêm: https://daocaobang.com/huong-dan-mai-dao-bang-da-mai/

Cách mài dao bằng máy mài

Đây là giải pháp nhanh gọn và dễ dàng cho những người không biết sử dụng đá mài. Thường máy sẽ có 2 cấp mài riêng, bạn chỉ cần để dao vào cấp mài thô kéo vài lần, rồi chuyển qua cấp mài tinh. Nó rất đơn giản nhưng không phải cách tốt trong mọi hoàn cảnh.

Cách mài dao bằng máy mài

Máy mài dao không thực sự hoạt động tốt với mọi con dao. Thiết kế vị trí đá mài có thể không phù hợp với hình dạng lưỡi dao của bạn và làm hỏng nó. Vì vậy đây chỉ nên coi là cách mài dao dành cho những con dao rẻ tiền, không quan trọng. Với những con dao xịn giá trị lớn, ví dụ như dao Cao Bằng, thì bạn nên mài bằng đá.

Sử dụng cây mài dao

Sau khi bạn đã có được con dao sắc bén, hãy duy trì nó bằng cách liếc với cây mài dao. Nó sẽ giúp lưỡi dao của bạn luôn thẳng và bén. Bạn có thể liếc dao hàng tuần, cách vài ngày, thậm chí mỗi ngày nếu tần suất sử dụng lớn. Đừng lo lắng hỏng lưỡi vì hành động liếc không làm mòn con dao của bạn chút nào cả.

Những đầu bếp chuyên nghiệp thường cầm cây mài giơ lên cao và chém con dao vào nó. Cách mài dao này khá khó và phải những người thường xuyên sử dụng mới làm được. Thay vào đó, bạn có thể cắm đầu cây mài xuống thớt, giữ chặt nó theo chiều thẳng đứng. Sau đó cầm dao nghiêng so với cây mài một góc 15-20 độ. Bạn đưa dao theo chiều vừa xuống dưới vừa kéo về phía mình. Làm lại vài lần rồi đổi mặt của lưỡi dao.

Cuối cùng là bảo quản dao

Sau quá trình mài giũa đúng cách thì bạn đã có một con dao rất tốt rồi. Giờ hãy đảm bảo bảo quản dao đúng cách để chúng giữ được độ sắc bén đó. Bạn có thể để dao ở kệ, treo tường, ngăn kéo… đều phải bảo vệ tốt lưỡi dao.

Mỗi khi bạn sử dụng dao là lưỡi sẽ xuất hiện những vết cong nhỏ đến mức soi bằng kính hiển vi mới thấy. Dùng lâu dài dao sẽ cùn, cắt không chính xác và có thể gây thương tích nguy hiểm. Vì vậy bạn nên thường xuyên mài dao để công việc nhà bếp dễ dàng và an toàn hơn.

Trên đây là cách mài dao đơn giản và hiệu quả nhất mà Na chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã đọc đến những dòng này của bài viết. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công những gì Na chia sẻ và chăm sóc tốt cho những con dao của mình. Mọi đóng góp bạn vui lòng để lại comment bên dưới hoặc liên hệ với Na qua Zalo/Facebook.

Từ khóa » Cây Liếc Dao Là Gì