Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 - Cơ Hội Và Thách Thức Của Giai Cấp ...
Có thể bạn quan tâm
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh. Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể. Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng, cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm.
Dù Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến nhiều lo ngại về thất nghiệp khi máy móc làm tất cả mọi việc, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng, việc giảm tổng số việc làm là không thể. Bởi, siêu tự động hóa và siêu kết nối có thể nâng cao năng suất những công việc hiện tại và tạo ra nhu cầu về những công việc hoàn toàn mới khác. Sự ra đời của "cobots", tức robot hợp tác có khả năng di chuyển và tương tác, sẽ giúp các công việc kỹ năng thấp đạt năng suất nhảy vọt. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng nặng nhất có thể là lực lượng lao động có kỹ năng trung bình do sự phát triển của siêu tự động hóa và siêu kết nối, cộng với trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đáng kể đến đối tượng này.
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản:
Một là, về thuận lợi, giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hiện nay, tổng số công nhân nước ta chiếm tỷ lệ khoảng 13% số dân và 24% lực lượng lao động xã hội, bao gồm số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước; đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; số lao động giản đơn trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Dự báo đến năm 2020, giai cấp công nhân có khoảng 20,5 triệu người. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số lượng.
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…
Hai là, về khó khăn, trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống” (1).
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số lượng giai cấp công nhân lao động công nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng lao động xã hội là tỷ lệ còn thấp.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì phải đến năm 2038, năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan. Do đó, nếu không tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón đầu, thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam. Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo đang ngày càng cao…
Trong thời gian tới, quá trình toàn cầu hóa sản xuất với sự phân công và hợp tác lao động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Khi chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào cản về không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường lao động được gỡ bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt. Hiện ASEAN đã có hiệp định về di chuyển tự nhiên nhân lực, có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề chính thức đối với 8 ngành nghề được tự do chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch. Việc công nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng nghề sẽ là một trong những điều kiện rất quan trọng trong việc thực hiện dịch chuyển lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Nhưng đây cũng sẽ là thách thức cho Việt Nam, vì số lượng công nhân lành nghề ở nước ta còn khiêm tốn, buộ#c phải chấp nhận nguồn lao động di cư đến từ các nước khác có trình độ cao hơn. Thời gian tới, nếu trình độ của công nhân nước ta không được cải thiện để đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta sẽ bị thua ngay trên “sân nhà”.
Trước thực trạng trên, để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, thích ứng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần thực hiện tốt một số giải pháp:
Thứ nhất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, đặc biệt là người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Từng bước thực hiện chính sách tiền lương bảo đảm đời sống cho người lao động và có tích lũy từ tiền lương; đồng thời, mở rộng cơ hội cho công nhân mua cổ phần trong doanh nghiệp, nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công trong doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng và tổ chức công đoàn cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm quyền lợi của người lao động. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách cụ thể giải quyết nhà ở cho người lao động. Khi phê duyệt các khu công nghiệp, khu chế xuất, cần yêu cầu dành quỹ đất tương xứng để xây dựng nhà ở và các công trình dịch vụ thiết yếu cho công nhân. Chú trọng chăm lo xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần, nhất là quan tâm tới các dịch vụ văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân có trình độ cao, ngày càng làm chủ được khoa học - công nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật. Cần kịp thời bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo và đào tạo lại công nhân; tạo điều kiện cho họ tự học tập nâng cao trình độ; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với các ngành, các vùng kinh tế trọng điểm. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dành kinh phí và thời gian thích đáng cho đào tạo, đào tạo lại công nhân.
Thứ ba, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đời sống, nâng cao thể chất cho công nhân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp, có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật. Khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động chủ động học tập nâng cao kiến thức pháp luật, nắm bắt những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trong trường hợp cần thiết.
Thứ tư, tăng cường vai trò của các cấp uỷ đảng, Công đoàn và các đoàn thể nhân dân trong việc xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các loại hình doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tăng tỷ lệ tham gia của công nhân vào tổ chức chính trị - xã hội ở doanh nghiệp, để có điều kiện được bảo vệ quyền lợi chính đáng và góp phần rèn luyện về tư tưởng, lập trường chính trị, tránh bị các thế lực thù địch lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực.
Với tâm thế đón đầu và sự chuẩn bị tốt, giai cấp công nhân Việt Nam sẽ tận dụng được những cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, xây dựng đội ngũ ngày càng lớn mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, là lực lượng chủ lực đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử của mình, đồng thời góp phần giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta./.
---------------------
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2008
Từ khóa » Khái Niệm Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4
-
Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4 Là Gì? Một Số đặc Trưng
-
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 Là Gì? | Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân
-
Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư Và Những Vấn đề đặt Ra Với Công ...
-
Tài Liệu Nghiên Cứu Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư 4.0
-
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4 - Trường đại Học Văn Lang
-
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư: Bối Cảnh, Xu Hướng Và Sản ...
-
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4 - Thuận Nhật
-
Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 Là Gì? - UBND Huyện Nho Quan
-
Hiểu đúng Về Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 - IctVietnam
-
Công Nghiệp 4.0 Là Gì? Sự Tác động Của Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
-
Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư Là Gì - VnExpress Số Hóa
-
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư - Báo Quân Khu 7 Online
-
Đẩy Mạnh ứng Dụng Công Nghệ Của CMCN 4.0 Trong Lĩnh Vực Điện ...