Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4 Là Gì? Một Số đặc Trưng

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đại diện cho sự đổi mới về cách sống, phương thức làm việc và các mối quan hệ của con người. Đây chính là một chương mới “đánh thức” sự phát triển nhân loại, được thúc tiến bởi công cuộc chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là gì?

Định nghĩa về cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (4IR) hay Công nghiệp 4.0 là một phương thức mô tả sự kết nối giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số hiện đại. Công nghiệp 4.0 manh nha xuất hiện vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, tên gọi của thuật ngữ này được gọi chính xác vào năm 2016 do Klaus Schwab – CEO điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-la-gi

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là sự hội tụ của các lĩnh vực công nghệ hiện đại, bao gồm: công nghệ sinh học, IoT (Internet vạn vật), công nghệ nano, công nghệ kỹ thuật số (ADP), in 3D, trí tuệ nhân tạo (AI),… Công nghiệp 4.0 đã và đang trở thành xu hướng biến đổi của bối cảnh xã hội toàn cầu

Nhiều người cho rằng, cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 chính là kết quả của cơn bão công nghệ số. Chúng mở ra một chặng đường mới mang tính chuyển đổi về lối sống, cách làm việc và các mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Cách mạng 4.0 đã phá vỡ hoàn toàn những nguyên tắc cũ trong mọi lĩnh vực kinh doanh.

Nguồn gốc hình thành cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Nền tảng hình thành 4IR chính là sự thành công của ba cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên là: cách mạng Công nghiệp lần thứ 1, 2 và 3.

  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ 1: Thế kỷ 18, sự ra đời của động cơ hơi nước đã dẫn đến cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 1. Quá trình này đã thúc đẩy khả năng cơ giới hóa ngành sản xuất. Từ đó, xã hội loài người bước vào giai đoạn đô thị hóa, hiện đại hóa.
  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2: Điện năng và các tiến bộ khoa học khác chính là “sản phẩm” của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 2.
  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3: Cuộc cách mạng này diễn ra vào những năm 1960 với sự phát triển của máy tính và công nghệ kỹ thuật số. Đây chính là những sản phẩm hiện nay mà chúng ta vẫn còn thụ hưởng.

Vì vậy, cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 không đơn thuần là một bước tiến nhảy vọt về công nghệ. Đây chính là sự hình thành và kết tinh của các phát minh hiện đại trước đó.

cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-la-gi

Sự kiện khởi đầu Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Khái niệm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 lần đầu được đề cập qua bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” của GS. Klaus Schwab. Ông là chủ tịch Diễn đàn Kinh thế Thế giới Industry 4.0.

Trong hơn 75 năm qua, Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực công nghệ quan trọng. Năm 2011, khái niệm Industry 4.0 được nhắc đến đầu tiên tại Hội chợ công nghiệp Hannover (Công hòa Liên bang Đức). Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ tại Đức và lan rộng ra ra những quốc gia tiên tiến khác như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Năm 2013, theo đà phát triển, từ khóa “Công nghệ 4.0” tiếp tục nổi lên qua một bài báo cáo của chính phủ Đức. Theo báo cao, cụm từ này đề cập đến những chiến lược công nghệ cao, tự động hóa các hoạt động sản xuất mà không cần sự góp sức của con người.

Khái niệm Công nghiệp 4.0 tiếp tục được khai thác tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 (Thụy Sĩ). Hiện tại, Công nghiệp 4.0 không còn là dự án thuộc khuôn khổ của Đức. Thuật ngữ này đã trở thành chủ đề chung của nhiều quốc gia và trở thành nền tảng quan trọng của cuộc sống hiện đại bây giờ.

cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-la-gi

Một số phát minh của cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Công nghiệp 4.0 cộng hưởng với sự bùng nổ của thời đại Internet, tạo ra những bước ngoặt lớn với các phát minh vĩ đại. Vì vậy, các doanh nghiệp trong thời kỳ này đã hoạt động song hành cùng công nghệ mới.

IoT (Internet of Thing – Internet vạn vật)

Đây là sự hội tụ giữa ba nhân tố: mạng Internet, thiết bị vi cơ điện tử và thiết bị không dây. IoT tạo nên các sản phẩm liên quan đến cuộc sống thường nhật như: máy tính, điện thoại, lò vi sóng, ti vi,… Chúng có khả năng truyền đạt thông tin qua mạng lưới Internet.

IoT giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng dựa trên các sản phẩm được kết nối liên tục. Vì vậy, bạn sẽ đánh giá hành vi khách hàng tốt hơn để điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp.

AI (Trí tuệ nhân tạo)

Trí tuệ nhân tạo xuất phát từ lĩnh vực khoa học máy tính. Công nghệ này tạo ra những cỗ máy có khả năng hoạt động và phản ứng tương tự con người. AI được lập trình với nhiều mục tiêu như: thu thập và xử lý thông tin, đưa ra lập luận và phán đoán, tự sửa lỗi,… Trong tiếp thị, AI có nhiệm vụ phân tích dữ liệu khách hàng, đề xuất chiến lược kinh doanh hợp lý. Đặc biệt, khi sử dụng AI, tính cá nhân hóa được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Đây là xu hướng chung mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến.

cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-la-gi

Blockchain (Chuỗi khối)

Đây được xem là một phương thức ghi và chia sẻ dữ liệu hiệu quả và an toàn. Blockchain có đặc tính phi tập trung, minh bạch và không phụ thuộc vào bên thứ 3. Ví dụ điển hình của chuỗi khối là Bitcoin – đồng tiền kỹ thuật số được ứng dụng phổ biến nhất.

Ngoài ra, Blockchain còn được sử dụng cho những mục đích khác như: bảo mật dữ liệu y tế, chống gian lận trong bầu cử, theo dõi được chuỗi cung ứng,…

Cloud (Điện toán đám mây)

Với điện toán đám mây, người dùng có thể lưu trữ, phân loại và sắp xếp dữ liệu trên hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như: Office 365, Facebook, Youtube,… Nền tảng này cho phép doanh nghiệp thực thi chiến lược tiếp thị tự động nhằm tối ưu nguồn lực và tiết kiệm chi phí.

Big Data (Dữ liệu lớn)

Big Data hỗ trợ người dùng thu thập và lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu, như thông tin cá nhân của từng khách hàng. Việc này giúp doanh nghiệp nắm bắt được hành vi, xu hướng, nhu cầu,…, của người tiêu dùng. Từ đó, bạn có thể thiết lập các chiến lược tiếp thị phù hợp với từng khách hàng trong các giai đoạn khác nhau.

Công nghệ sinh học

Hoạt động chính của công nghệ sinh học là phân tích và khai thác tế bào, phân tử sinh học. Sau đó, những dữ liệu này được dùng để phát triển công nghệ. Chúng có khả năng phục vụ cho nhiều mục đích như tạo ra dược liệu, vật phẩm mới. Bên cạnh đó, công nghệ sinh học có thể mở ra quy trình sản xuất công nghiệp tân tiến với nguồn năng lượng sạch hơn.

cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-la-gi

In 3D

Công nghệ này cho phép doanh nghiệp sản xuất in ra các sản phẩm mang đặc trưng riêng. So với phương thức in truyền thống, in 3D tốn ít công cụ và chi phí với hiệu suất nhanh hơn. Ngoài ra, quy trình này còn được bổ sung các tùy chỉnh nhằm tạo ra những tính năng hoàn hảo hơn.

RPA (Tự động hóa quy trình robot)

Công nghệ này giúp các robot hoạt động thông qua AI có khả năng tự động hóa những nhiệm vụ kinh doanh đơn giản. Những hoạt động của con người được thay thế bởi các robot thông minh, chúng đảm nhiệm một số vai trò phổ biến như: xử lý giao dịch, quản lý nhân sự, hỗ trợ tiếp thị,…

Robot

Phần lớn robot được ứng dụng trong thiết kế , sản xuất hoặc phục vụ cho mục đích cá nhân và thương mại. Hiện nay, robot ngày càng có các tính năng phức tạp và tinh vi hơn. Chúng thường có mặt trong các lĩnh vực chuyên dụng như: chăm sóc sức khỏe, sản xuất, dịch vụ,…

cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-la-gi

Công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức đối với các doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, mọi doanh nghiệp cần xây dựng những lan can giữ cho quá trình đổi mới của cuộc cách mạng này đi đúng hướng, tạo ra giá trị và lợi ích lâu dài cho chính mình cũng như xã hội.

Những câu hỏi thường gặp về cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Cách mạng Công nghiệp 4.0 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó?

Công nghiệp 4.0 mở ra một phương thức mới trong việc định hình cách thức làm việc của con người. Những phần cứng, phần mềm và thiết bị kết nối được cấu hình lại. Chúng tích hợp các tính năng để tạo ra các giá trị lâu bền hơn trước, như: thu thập và phân tích khối lượng lớn dữ liệu, tăng sự tương tác giữa các thiết bị thông minh, thu hẹp khoảng cách giữa thế giới vật lý với công nghệ số hiện đại,…

Làm sao đảm bảo công nghệ 4.0 mang lại lợi ích cho mọi doanh nghiệp?

Để đảm bảo lợi ích trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần chủ động định hình và lường trước sự bùng nổ của công nghệ. Đón đầu xu hướng công nghệ mới, tăng trải nghiệm cho khách hàng hay khắc phục tính bảo mật,…, là các giải pháp giúp doanh nghiệp thành công trong giai đoạn này. Việc chứng minh cho người tiêu dùng thấy giá trị và ý nghĩa của doanh nghiệp là điều tất yếu.

Công nghệ 4.0 phát triển như thế nào trong đời sống thực tiễn?

Hiện nay, công nghệ 4.0 đã góp mặt trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Chúng tạo ra các giá trị và lợi ích riêng thông qua những phát minh vĩ đại như:– Công nghệ robot tự động hóa quá trình may mặc– Phần mềm lễ tân khách sạn, nhà hàng, cơ quan, trung tâm call center,…– Thế hệ xe không người lái tham gia vào lĩnh vực giao thông– Cỗ máy IBM Watson với mệnh danh là “bác sĩ biết tuốt”– Công nghệ thực tế ảo được ứng dụng trong lĩnh vực giảng dạy– Công nghệ IoT với các hệ thống cảm biến và sensor (đầu đo)

Lợi ích của cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là gì?

– Giúp tăng năng suất, thúc đẩy doanh thu– Hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất– Tăng tốc và phát triển công nghệ hiện đại– Mở rộng khả năng chăm sóc, tăng tính trải nghiệm cho khách hàng

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org
Tags: chuyển đổi số

Từ khóa » đặc điểm Cmcn 4.0