Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Ba – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Văn phong và cách dùng từ trong bài hoặc đoạn này không bách khoa. Xin vui lòng giúp biên tập lại. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Bài viết hay đoạn này có thể chứa nghiên cứu chưa được công bố. Xin hãy cải thiện bài viết bằng cách xác minh các khẳng định và thêm vào các chú thích tham khảo. Những khẳng định chứa các nghiên cứu chưa công bố cần được loại bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3, hay còn được gọi Cách mạng kỹ thuật số (tiếng Anh: Digital Revolution), kỷ nguyên công nghệ thông tin, diễn ra từ những năm 1950 đến cuối những năm 1970, với sự áp dụng phổ biến máy tính kỹ thuật số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số còn áp dụng đến ngày nay. Ngẫu nhiên, thuật ngữ này cũng dùng đề cập đến những thay đổi sâu rộng do công nghệ điện toán và truyền thông kỹ thuật số mang lại ở giai đoạn nửa sau của thế kỷ 20. Tương tự như cuộc Cách mạng Nông nghiệp và Cách mạng Công nghiệp, cuộc Cách mạng Kỹ thuật số đánh dấu sự khởi đầu của Kỷ nguyên thông tin.[1][2]
Trọng tâm của cuộc cách mạng này là việc sản xuất hàng loạt và sử dụng rộng rãi logic kỹ thuật số, MOSFET (bóng bán dẫn MOS), chip mạch tích hợp (IC) và các công nghệ dẫn xuất của chúng, bao gồm máy tính, bộ vi xử lý, điện thoại di động và Internet.[3] Những đổi mới công nghệ này đã làm thay đổi các kỹ thuật sản xuất và kinh doanh truyền thống, tăng năng suất và là động lực thúc đẩy cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc (1947 - 1969)
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1947, bóng bán dẫn đầu tiên hoạt động, bóng bán dẫn tiếp xúc điểm (Point-contact transistor) dựa trên Germani, được phát minh bởi John Bardeen và Walter Houser Brattain hai cộng sự làm việc dưới William Shockley tại Bell Labs.[4][5] Đã mở đầu cho các máy tính kỹ thuật số tiên tiến hơn sau này. Từ cuối những năm 1940, các trường đại học, quân đội và doanh nghiệp đã phát triển các hệ thống máy tính, để sao chép kỹ thuật số và tự động hóa các phép tính toán được thực hiện thủ công trước đó, LEO là máy tính đa năng đầu tiên có bán trên thị trường.
Vào cuối những năm 1950, kỹ sư của Bell Labs, Mohamed M. Atalla đã chứng minh tính hiệu quả của silic như một vật liệu bán dẫn với quá trình thụ động bề mặt của nó bằng qua sự oxy hóa nhiệt. Điều này dẫn đến một số cột mốc quan trọng trong công nghệ bán dẫn silic trong năm 1959: quá trình xử lý Planar của Jean Hoerni và chip mạch tích hợp nguyên khối (IC) của Robert Noyce tại Fairchild Semiconductor, và bóng bán dẫn sử dụng hiệu ứng trường bán dẫn oxit kim loại (MOSFET, hoặc bóng bán dẫn MOS) của Mohamed Atalla và Dawon Kahng tại Bell Labs. Những phát triển này đã mở đường cho việc sản xuất hàng loạt các thiết bị bán dẫn silic hợp MOS vào đầu những năm 1960, chip MOS đạt mật độ bóng bán dẫn cao hơn và chi phí sản xuất thấp hơn so với mạch tích hợp lưỡng cực vào năm 1964. Chip MOS tăng thêm về độ phức tạp theo luật dự đoán của Moore,[6] dẫn đến tích hợp quy mô lớn (LSI) với hàng trăm bóng bán dẫn trên một chip MOS vào cuối những năm 1960. Việc ứng dụng chip MOS LSI vào điện toán là cơ sở cho các bộ vi xử lý đầu tiên, khi các kỹ sư bắt đầu nhận ra rằng một bộ xử lý máy tính hoàn chỉnh có thể được chứa trên một chip MOS LSI duy nhất. Năm 1968, kỹ sư Federico Faggin của Fairchild đã cải tiến công nghệ MOS với việc phát triển chip MOS cổng silicon,[6] sau này ông đã sử dụng để phát triển Intel 4004,[7] bộ vi xử lý đơn chip đầu tiên. Nó được Intel phát hành vào năm 1971 và đặt nền móng cho cuộc cách mạng vi máy tính bắt đầu từ những năm 1970.
Công nghệ MOS cũng dẫn đến sự phát triển của cảm biến hình ảnh bán dẫn phù hợp với máy ảnh kỹ thuật số. Cảm biến hình ảnh đầu tiên là thiết bị ghép điện tích, được phát triển bởi Willard S. Boyle và George E. Smith tại Bell Labs vào năm 1969, dựa trên công nghệ tụ điện MOS.[8]
Công chúng lần đầu tiên được giới thiệu các khái niệm dẫn đến Internet khi một tin nhắn được gửi qua ARPANET vào năm 1969.[9] Các mạng chuyển mạch gói như ARPANET, Mark I, CYCLADES, Merit Network, Tymnet và Telenet, được phát triển vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 bằng nhiều giao thức khác nhau. ARPANET đặc biệt dẫn đến sự phát triển của các giao thức cho liên kết mạng, trong đó nhiều mạng riêng biệt có thể được nối với nhau thành một mạng lưới.[10]
Phong trào Toàn Trái Đất (Whole Earth) trong thập niên 1960 ủng hộ việc sử dụng công nghệ mới. Stewart Brand từng có một cuốn sách nói về phong trào này với tựa đề "Whole Earth Catalog".[11]
Thập niên 1970
[sửa | sửa mã nguồn]Vào những năm 1970, máy tính gia đình đã được giới thiệu, máy tính chia sẻ thời gian, máy chơi trò chơi điện tử, trò chơi video coin-op đầu tiên, và thời kỳ hoàng kim của trò chơi điện tử arcade bắt đầu từ Space Invaders.[12] Khi công nghệ kỹ thuật số phát triển và việc chuyển đổi từ lưu trữ analog sang lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số đã trở thành tiêu chuẩn mới trong kinh doanh, một công việc tương đối mới đã được ra đời như nhân viên nhập liệu. Lấy từ hàng ngũ thư ký và đánh máy từ những thập kỷ trước, công việc của nhân viên nhập dữ liệu là chuyển đổi dữ liệu tương tự (hồ sơ khách hàng, hóa đơn, v.v...) thành dữ liệu số.
Một phát triển quan trọng trong công nghệ nén dữ liệu kỹ thuật số là biến đổi cosine rời rạc (DCT), một kỹ thuật nén mất mát được đề xuất lần đầu tiên bởi Nasir Ahmed vào năm 1972, ban đầu được dự định để nén hình ảnh. Nén DCT sau này trở thành nền tảng cho Cuộc cách mạng kỹ thuật số, là nền tảng cho hầu hết các tiêu chuẩn nén phương tiện truyền thông kỹ thuật số từ cuối những năm 1980 trở đi, bao gồm các định dạng hình ảnh kỹ thuật số như JPEG (1992),[13] các định dạng mã hóa video như H.26x (1988 trở đi) và MPEG (1993 trở đi) - được biết đến nhiều hơn với định dạng MP4 (1998),[14] các tiêu chuẩn nén âm thanh như Dolby Digital (1991)[15] và MP3 (1994),[16] và các tiêu chuẩn truyền hình kỹ thuật số như video theo yêu cầu (VOD) và truyền hình độ nét cao (HDTV).[17]
Thập niên 1980
[sửa | sửa mã nguồn]Tại các quốc gia phát triển, máy tính đã dần trở nên thực sự phổ biến trong suốt thập niên 1980 khi chúng xuất hiện khắp các trường học, các hộ gia đình, doanh nghiệp và tại các nhà máy. Máy rút tiền tự động, robot công nghiệp, CGI trong phim và truyền hình, nhạc điện tử, hệ thống bảng thông báo và trò chơi điện tử đã trở thành chủ nghĩa tư tưởng của thập niên 1980. Hàng triệu người đã mua máy tính gia đình, nhưng cái tên đầu tiên trong ngành sản xuất máy tính cá nhân có thể kể đến như Apple, Commodore và Tandy.[5][18][19] Cho đến ngày nay, Commodore 64 thường được coi là máy tính bán chạy nhất mọi thời đại, đã bán được 17 triệu chiếc trong khoảng từ 1982 đến 1994.
Năm 1984, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ bắt đầu thu thập dữ liệu về việc sử dụng máy tính và Internet ở Hoa Kỳ; cuộc khảo sát đầu tiên của họ vào năm 1984 cho thấy rằng 8.2% trong tổng số hộ gia đình ở Mỹ sở hữu máy tính cá nhân, trong đó có 15,3% các hộ gia đình có trẻ em dưới 18 tuổi và 22,9 % các hộ gia đình trung và thượng lưu. Đến năm 1989, 15% tổng các hộ gia đình ở Mỹ sở hữu máy tính và trong số đó, gần 30% hộ gia đình có trẻ em dưới 18 tuổi. Vào cuối những năm 1980, nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào máy tính và công nghệ kỹ thuật số.
Motorola đã tạo ra điện thoại di động đầu tiên, Motorola DynaTac, vào năm 1983.[20][cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, thiết bị này sử dụng giao tiếp analog - điện thoại di động kỹ thuật số không được bán thương mại cho đến năm 1991 khi mạng 2G bắt đầu được sử dụng ở Phần Lan để đáp ứng nhu cầu cho điện thoại di động.[21]
Máy ảnh kỹ thuật số thực sự đầu tiên được tạo ra vào năm 1988,[8][22] và lần đầu tiên được bán ra thị trường vào tháng 12 năm 1989 tại Nhật Bản và năm 1990 tại Hoa Kỳ. Vào giữa những năm 2000, chúng đã làm lu mờ sự phổ biến của máy ảnh phim truyền thống.
Mực kỹ thuật số cũng được phát minh vào cuối những năm 1980. Hệ thống CAPS của Disney (được tạo ra năm 1988) đã được sử dụng cho một cảnh trong The Little Mermaid năm 1989 và cho tất cả các bộ phim hoạt hình The Rescuers Down Under giữa thập kỉ 1990 và Home on the Range năm 2004.
Tim Berners-Lee đã phát minh ra World Wide Web vào năm 1989.[9]
Thập niên 1990
[sửa | sửa mã nguồn]Phát sóng HDTV kỹ thuật số công cộng đầu tiên là của World Cup 1990 vào tháng 6; nó được phát ở 10 rạp ở Tây Ban Nha và Ý. Tuy nhiên, HDTV đã không trở thành một tiêu chuẩn cho đến giữa những năm 2000 bên ngoài Nhật Bản.[17]
World Wide Web được công khai truy cập năm 1991, vốn chỉ dành cho chính phủ và các trường đại học. Năm 1993, Marc Andreessen và Eric Bina đã giới thiệu Mosaic, trình duyệt web đầu tiên có khả năng hiển thị hình ảnh nội tuyến và là cơ sở cho các trình duyệt sau này như Netscape Navigator và Internet Explorer.[cần dẫn nguồn][23] Liên minh tín dụng liên bang Stanford là tổ chức tài chính đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho tất cả các thành viên của mình vào tháng 10 năm 1994.[24] Năm 1996, OP Financial Group, cũng là một ngân hàng hợp tác, trở thành ngân hàng trực tuyến thứ hai trên thế giới và đầu tiên ở châu Âu.[25] Internet mở rộng nhanh chóng và đến năm 1996, nó là một phần của văn hóa đại chúng và nhiều doanh nghiệp liệt kê các trang web trong quảng cáo của họ. Đến năm 1999, hầu hết mọi quốc gia đều có kết nối và gần một nửa người Mỹ và người dân ở một số quốc gia khác sử dụng Internet một cách thường xuyên. Tuy nhiên, trong suốt những năm 1990, "trực tuyến" đòi hỏi cấu hình phức tạp và truy cập Internet Dial-up là loại kết nối duy nhất có giá cả phải chăng của người dùng cá nhân.[9][26]
Vào năm 1989, khoảng 15% tất cả các hộ gia đình ở Hoa Kỳ sở hữu một máy tính cá nhân, đến năm 2000, con số này lên tới 51%; đối với các hộ gia đình có trẻ em gần 30% sở hữu một máy tính vào năm 1989 và năm 2000 65% sở hữu một máy tính.
Thập niên 2000
[sửa | sửa mã nguồn]Điện thoại di động đã dần trở nên phổ biến như máy tính vào đầu thập niên 2000, các rạp chiếu phim bắt đầu chiếu quảng cáo về việc mọi người nên để điện thoại ở chế độ im lặng khi xem phim. Chúng cũng trở nên tiên tiến hơn nhiều so với điện thoại chỉ có chức năng gọi điện hoặc chơi các trò chơi đơn giản của những năm 1990.[27]
Tin nhắn văn bản xuất hiện vào những năm 1990. Tin nhắn SMS đầu tiên được gửi đi là vào ngày 3/12/1992.[28] Và chúng được sử dụng rộng rãi đầu thập niên 2000, khi nó trở thành một hiện tượng văn hóa.
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã trở nên lan rộng toàn cầu trong thời gian này - sau khi cách mạng hóa xã hội ở các nước phát triển vào những năm 1990, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã lan rộng đến đông đảo mọi người ở các nước đang phát triển vào những năm 2000.
Tại Việt nam kết nối Internet dial-up đã xuất hiện từ khoảng năm 2002 và rất được nhiều người yêu thích.[29]
Vào cuối năm 2005, dân số Internet đạt 1 tỷ và 3 tỷ người trên toàn thế giới đã sử dụng điện thoại di động vào cuối thập kỷ này. HDTV đã trở thành định dạng phát sóng truyền hình tiêu chuẩn ở nhiều nước vào cuối thập kỷ này.
Thập niên 2010
[sửa | sửa mã nguồn]Vào năm 2012, hơn 2 tỷ người đã sử dụng Internet, gấp đôi lượng sử dụng vào năm 2007. Điện toán đám mây đã trở thành xu hướng vào đầu những năm 2010.[30] Vào năm 2016, một nửa dân số thế giới đã được kết nối Internet và đến năm 2020, con số đó đã tăng lên 67%.
Sau 10 năm tồn tại ở Việt Nam, Internet dial-up chính thức bị khai tử vào ngày 15/7/2012. Đây là cột mốc đánh dấu sự đổi mới rất nhiều Internet tại Việt Nam đến tận sau này.[29][cần dẫn nguồn]
Sự phát triển về công nghệ kĩ thuật số của máy tính thời kỳ 1980 - 2020[31][32]
[sửa | sửa mã nguồn]Vào cuối những năm 1980, chỉ có khoảng 1% thông tin công nghệ của thế giới được lưu trữ ở dạng số hóa. Con số này đã tăng lên 94% trong năm 2007 và hơn 99% năm 2014.[33]
Người ta ước tính rằng khả năng lưu trữ thông tin của thế giới đã tăng từ 2,6 exabyte (được nén tối ưu) vào năm 1986, lên khoảng 5.000 exabyte vào năm 2014 (5 zettabyte).[33]
1990
[sửa | sửa mã nguồn]- Người sử dụng điện thoại di động:12,5 triệu (0,25% dân số thế giới năm 1990)
- Người dùng Internet: 2,8 triệu (0,05% dân số thế giới năm 1990)
2000
[sửa | sửa mã nguồn]- Người sử dụng điện thoại di động: 1,5 tỷ (19% dân số thế giới năm 2002)
- Người dùng Internet: 631 triệu (11% dân số thế giới năm 2002)
2010
[sửa | sửa mã nguồn]- Người sử dụng điện thoại di động: 4 tỷ (68% dân số thế giới năm 2010)
- Người dùng Internet: 1,8 tỷ (26,6% dân số thế giới năm 2010)
2020
[sửa | sửa mã nguồn]- Người sử dụng điện thoại di động: 4,78 tỷ (62% dân số thế giới năm 2020)
- Người dùng Internet: 4,54 tỷ (59% dân số thế giới năm 2020)
Cuộc cách mạng của ngành truyền thông - tiếp thị
[sửa | sửa mã nguồn]Bài tìm hiểu thêm: Tiếp thị kỹ thuật số
Thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật số đã mang lại sự đổi mới cho rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau trong đó ngành truyền thông tiếp thị cũng đã nhận được rất nhiều sự đổi mới từ các phát kiến trong giai đoạn cách mạng kỹ thuật số khi có thể khai thác nhiều hơn vào hành vi của những công dân kỹ thuật số và có thể tiếp cận và kết nối nhiều hơn với con người. Dưới đây là các thành tựu đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của ngành truyền thông tiếp thị và chúng vẫn còn đóng vai trò rất lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sau này:
Internet - Mở đầu kỷ nguyên của những gã khổng lồ
[sửa | sửa mã nguồn]Ra đời vào khoảng năm 1974, cho đến nay, những tiện ích mà Internet mang lại cho nhân loại thật không thể nào tả xiết. Sự tiện lợi của Internet di động cũng kéo theo sự thay đổi trong hành vi, lối sống hằng ngày của con người. Ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, tỷ lệ người sử dụng internet ngày càng cao. Tính đến năm 2017, có đến gần 3 tỷ người trên thế giới sử dụng internet (chiếm 46,64%), trong đó khu vực châu Á là khu vực có số người dùng lớn nhất (xấp xỉ 1,5 tỷ người chiếm gần 50% toàn thế giới).[34] Cụm từ "Cư dân mạng" để chỉnh những người giáo tiếp với nhau trên mạng xã hội cũng từ đây mà dần trở nên quen thuộc hơn với nhiều người. Số lượng của những công dân tham gia internet cũng ngày một tăng.
SMAC (Social, Mobile, Analytics, Cloud) - điện toán đám mây: Không gian lưu trữ vô tận
[sửa | sửa mã nguồn]Social media đã giúp cho doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng theo một phương thức mới.[35]
Công nghệ di động (Mobile) đã thay đổi cách thức con người giao tiếp với nhau, cũng như mua sắm và làm việc.[35]
Công nghệ phân tích (Analytics) cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn như khi nào và lúc nào, cách thức ra sao khi một khách hàng mua sắm hàng hoá dịch vụ của mình. Ứng dụng Big Data, doanh nghiệp có thể khai thác các thông tin quý giá để cải tiến việc tiếp cận khách hàng của mình về hình ảnh thương hiệu, sản phẩm dịch vụ... Sử dụng công cụ phân tích cũng giúp mang lại các chỉ dẫn đáng kể trong việc tạo ra các quyết định marketing phù hợp.[35]
Trong khi đó công nghệ điện toán đám mây (Cloud) đã tạo ra cách thức mới giúp truy cập đến công nghệ và dữ liệu một cách linh động, giảm thiểu chi phí mà một doanh nghiệp cần để phản ứng nhanh với những chuyển biến trên thị trường cũng như giải quyết các vấn đề nội bộ.[35]
Theo thống kê của Gartner, vào năm 2009 trên thế giới chỉ có khoảng 1,6 tỷ thiết bị cá nhân và 0,9 tỷ thiết bị kết nối (Internet of Things) như đến năm 2020, dự kiến sẽ có 7,3 tỷ thiết bị cá nhân và 30 tỷ Internet of things. Với sự phát triển này, S.M.A.C đang có điều kiện thuận lợi nhất để tạo ra một cuộc cách mạng kinh tế toàn cầu.[36]
Big Data – dữ liệu lớn: "Khoáng sản" của ngành tiếp thị, truyền thông
[sửa | sửa mã nguồn]Big data nhìn chung liên quan đến các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý. Những tập dữ liệu lớn này có thể bao gồm các dữ liệu có cấu trúc, không có cấu trúc và bán cấu trúc, mỗi tập có thể được khai thác để tìm hiểu insights.
Khái quát về sự chuyển biến của cách mạng kỹ thuật số đối với ngành truyền thông tiếp thị
[sửa | sửa mã nguồn]Giai đoạn của kênh Traditional (2008-2012): Quyền lực trong tay các kênh chính thống
[sửa | sửa mã nguồn]Ở giai đoạn này truyền hình lên ngôi khi là công cụ truyền thông hữu ích của các công ty bên cạnh một số các công cụ truyền thông truyền thống khác. Theo báo cáo thị trường quảng cáo năm 2011 của Kantar, tổng chi phí đầu tư cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, bao gồm truyền hình, báo & tạp chí (giấy), đài phát thanh, OOH và Internet, đạt 16.357 tỷ đồng. Trong đó, khi nhắm đến đối tượng truyền thông "Mass", truyền hình và báo chí chính là lựa chọn ưu tiên nhất, với kinh phí lần lượt chiếm 80% và 14.28% trên tổng mức đầu tư cho toàn thị trường quảng cáo.[cần dẫn nguồn]
Trước thực trạng các thương hiệu vừa và nhỏ ngày càng thất thế, sự khởi đầu của Thời đại Thông tin (hay Thời đại Số/Thời đại Truyền thông mới) có liên quan trực tiếp đến Cách mạng Kỹ thuật số (Digital) là điều tất yếu nhằm lấy lại sự công bằng cho cuộc chơi.
Digital Level 1 (2011-2013): Những khái niệm sơ khai
[sửa | sửa mã nguồn]Thuở ban đầu, những trang như Én Bạc, Rồng Bay, Vật Giá... đã đặt nền móng đầu tiên cho ngành thương mại điện tử Việt Nam. Đồng thời, những website tin tức kỳ cựu như VnExpress, 24h, Dantri, Vietnamnet... đã hình thành nên khái niệm booking trên Digital. Chắc hẳn, các thế hệ 8x, 9x đều biết đến Yahoo Messenger – gã khổng lồ về nền tảng chat, nơi các nhà quảng cáo có thể hiển thị Banner trên các khu vực cực kì sơ khai như Yahoo Insider.
Vì loại hình mua bán này còn rất mới mẻ, do đó các hình thức nhắm chọn (targeting) chỉ ở mức theo website hoặc theo các chuyên mục, và model banner cố định phổ biến nhất là CPD – Cost Per Duration (theo tuần hoặc tháng).[37]
Digital Level 2 (2012- 2014): Adnetwork hình thành
[sửa | sửa mã nguồn]Banner cố định theo CPD ngày càng thịnh hành làm hàng nghìn website mọc lên ngày một nhiều hơn. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp cũng như agency gặp khó khăn trong việc booking trên tập hợp lớn nhiều website. Vì thế, các Adnetwork - mạng lưới kết nối nhiều website ra đời. Các nhà quảng cáo chỉ việc kết nối với một Adnetwork là có thể hiển thị nội dung quảng cáo cùng lúc trên nhiều website. Có thể điểm mặt một số Adnetwork nổi tiếng trên thị trường lúc bấy giờ như Admicro (CafeF, CafeBiz, Kenh14...), Eclick (VnExpress, Ngoisao, Ione...), Adtima (Zing, Baomoi...), Novanet (Thanhnien, Tuoitre...).[37]
Giờ đây, thay vì CPD, họ đã có thể lựa chọn phương án tiếp thị tùy theo nhu cầu, mục tiêu và ngân sách, chẳng hạn như có thể mua quảng cáo theo CPC (mua theo click), CPM (mua theo 1000 lần hiển thị)...
Digital Level 3 (2014 - nay): Global Platform
[sửa | sửa mã nguồn]Những khái niệm, loạt cách làm, các hình thức quảng cáo mới ra đời... Trong đó, nổi bật là Google Adsense, hệ thống quảng cáo của Facebook, Youtube, Instagram... với sự bùng nổ người dùng Việt Nam. Đây là giai đoạn bùng nổ của nền tảng Google Display Network/GDN với những khả năng nhắm chọn người dùng chuẩn xác vượt xa các giai đoạn trước. Hầu hết các website tại Việt Nam đều tham gia vào mạng lưới quảng cáo này, đồng thời cung cấp các inventory quảng cáo.[37]
Đồng thời, một khái niệm tính phí mới được hình thành: CPA (Cost Per Acquisition – chi phí có một kết quả nào đó). Kết quả (Acquisition) có thể là Lead (thông tin khách hàng), Member (đăng kí thành viên), CPL (cost per lead – chi phí cho một thông tin khách hàng bao gồm họ tên, email và sdt), CPO (cost per order – chi phí cho một đơn hàng)...
Chuyển đổi công nghệ[10][19][38]
[sửa | sửa mã nguồn]Các mốc thời gian phát triển nhất của chuyển đổi các công nghệ analog sang kỹ thuật số.
- 1950s: Máy tính analog chuyển sang máy tính kỹ thuật số
- 1980s: Telex chuyển sang fax
- 1980 & 1990s: Máy thu âm xi lanh, đĩa than và đài cassette chuyển sang CD
- 2000s: Chụp ảnh analog (tấm ảnh và phim ảnh) chuyển sang chụp ảnh kỹ thuật số
- 2010s: Quay phim analog sang quay phim kỹ thuật số
- Dự kiến 2020s: Truyền hình analog chuyển sang truyền hình kỹ thuật số
- 1990s: Điện thoại di động analog (1G) chuyển sang điện thoại di động kỹ thuật số (2G)
- 2010s: nhiệt kế analog chuyển sang nhiệt kế kỹ thuật số
- Dự kiến 2020s: In offset sang in kỹ thuật số
Loại bỏ các công nghệ analog dưới đây:
- Dự kiến 2020s: Thư tay, bưu kiện
- 2010s: Điện báo
- 2010s: Máy đánh chữ
- Dự kiến 2010s: Fax
- Dự kiến 2020s: Điện thoại cố định (chỉ các văn phòng sẽ tiếp tục sử dụng điện thoại cố định)
- Dự kiến 2020: Điện thoại công cộng
Sự biến mất của các công nghệ khác cũng được quy cho cuộc cách mạng kỹ thuật số. (Phân loại kỹ thuật số analog không áp dụng cho những điều này.)
- 2010s: CRT
- 2010s: Màn hình plasma
- 2010s:Màn hình LCD có đèn nền CCFL
Những cải tiến trong công nghệ kỹ thuật số.
- Máy tính để bàn chuyển sang laptop hay tablet
- Đĩa DVD chuyển sang đĩa Blu-ray rồi sang đĩa Blu-ray 4K [38]
- 2G đến 3G đến 4G đến 5G (dự kiến 2020)
- Điện thoại di động đến điện thoại thông minh
- Đồng hồ kỹ thuật số chuyển sang đồng hồ thông minh
- Cân trọng lượng analog chuyển sang cân kỹ thuật số
Cơ sở công nghệ
[sửa | sửa mã nguồn]Nền tảng cơ bản của Cuộc cách mạng kỹ thuật số là transistor hiệu ứng trường Oxit Kim loại - Bán dẫn (MOSFET, hoặc bóng bán dẫn MOS), là thiết bị được sản xuất rộng rãi nhất trong lịch sử. Nó là nền tảng của mọi bộ vi xử lý, chip bộ nhớ và mạch viễn thông trong sử dụng thương mại. Thang đo MOSFET (thu nhỏ nhanh các bóng bán dẫn MOS) phần lớn chịu trách nhiệm cho phép định luật Moore, dự đoán rằng số lượng bóng bán dẫn sẽ tăng theo tốc độ theo cấp số nhân.[4][6][39]
Theo sự phát triển của máy tính kỹ thuật số cá nhân, bộ vi xử lý MOS và chip bộ nhớ, với hiệu suất và lưu trữ tăng dần, đã cho phép công nghệ máy tính được nhúng vào một loạt các đối tượng từ máy ảnh đến máy nghe nhạc cá nhân. Sự phát triển của các công nghệ truyền dẫn bao gồm mạng máy tính, Internet và phát sóng kỹ thuật số. Sự thâm nhập xã hội của điện thoại 3G tăng theo cấp số nhân vào những năm 2000, cũng đóng một vai trò rất lớn trong cuộc cách mạng kỹ thuật số khi chúng đồng thời cung cấp giải trí, truyền thông và kết nối trực tuyến phổ biến.[40]
Tác động kinh tế - xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Các khía cạnh tích cực bao gồm sự kết nối với nhau nhiều hơn, giao tiếp dễ dàng hơn và sự phơi bày thông tin mà trong quá khứ có thể dễ dàng bị loại bỏ hơn bởi các chế độ toàn trị. Michio Kaku đã viết trong các cuốn sách Physics of the Future rằng sự thất bại của cuộc đảo chính Liên Xô năm 1991 phần lớn là do sự tồn tại của công nghệ như máy fax và máy tính đã tiết lộ thông tin mật.[41]
Cuộc cách mạng năm 2011 được kích hoạt bởi công nghệ mạng xã hội và điện thoại thông minh. Tuy nhiên những cuộc cách mạng trong nhận thức này phần lớn không đạt được mục tiêu của họ vì các chính phủ Hồi giáo khó tính và ở Syria, một cuộc nội chiến đã hình thành trong trường hợp không có chế độ độc tài bị lật đổ.
Tác động kinh tế của cuộc cách mạng kỹ thuật số đã được mở rộng. Ví dụ, nếu không có World Wide Web (WWW), toàn cầu hóa và gia công phần mềm sẽ không khả thi như hiện nay. Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã thay đổi hoàn toàn cách các cá nhân và công ty tương tác. Các công ty nhỏ trong khu vực đã bất ngờ được tiếp cận với các thị trường lớn hơn nhiều. Các khái niệm như dịch vụ và sản xuất phần mềm theo yêu cầu và giảm nhanh chi phí công nghệ đã tạo ra những đổi mới có thể trong tất cả các khía cạnh của ngành công nghiệp và cuộc sống hàng ngày.[42]
Sau những lo ngại ban đầu về nghịch lý năng suất công nghệ thông tin, bằng chứng cho thấy các công nghệ kỹ thuật số đã tăng đáng kể năng suất và hiệu suất của các doanh nghiệp.
Các tác động tiêu cực bao gồm quá tải thông tin, các cướp bóc trên Internet, các hình thức cô lập xã hội và bão hòa phương tiện truyền thông. Trong một cuộc thăm dò ý kiến của các thành viên nổi tiếng của các phương tiện truyền thông quốc gia, 65% cho biết Internet đang gây tổn hại cho báo chí nhiều hơn là giúp đỡ[43] bằng cách cho phép bất cứ ai dù nghiệp dư và không có kỹ năng trở thành nhà báo; làm cho thông tin trở nên không đáng tin cậy.
Trong một số trường hợp, việc sử dụng phổ biến các thiết bị kỹ thuật số cầm tay và máy tính liên quan đến công việc của nhân viên công ty để sử dụng email, nhắn tin tức thời, trò chơi máy tính thường làm giảm năng suất của các công ty đó. Do đó, máy tính cá nhân và các hoạt động kỹ thuật số không liên quan đến công việc khác tại nơi làm việc đã dẫn đến các hình thức xâm phạm quyền riêng tư mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như các ứng dụng ghi thông tin và lọc thông tin (phần mềm gián điệp và kiểm soát nội dung).
Chia sẻ thông tin và quyền riêng tư[44]
[sửa | sửa mã nguồn]Quyền riêng tư trở thành mối quan tâm trong cuộc cách mạng kỹ thuật số. Khả năng lưu trữ và sử dụng một lượng lớn thông tin đa dạng tạo ra khả năng theo dõi các dữ liệu cá nhân như các hoạt động và sở thích. Những người Libertari và những người ủng hộ quyền riêng tư lo sợ về khả năng của một tương lai Orwellian rằng các cấu trúc quyền lực tập trung kiểm soát dân chúng thông qua giám sát tự động và giám sát thông tin cá nhân trong các chương trình như Information Awareness Office của CIA. Những người ủng hộ người tiêu dùng và lao động phản đối khả năng hướng thị trường tới các cá nhân, phân biệt đối xử trong các quyết định tuyển dụng và cho vay, theo dõi xâm lấn hành vi và truyền thông của nhân viên và thường thu lợi từ thông tin cá nhân được chia sẻ không tự nguyện.
Internet, đặc biệt là WWW trong những năm 1990, mở ra con đường hoàn toàn mới để liên lạc và chia sẻ thông tin. Khả năng chia sẻ thông tin dễ dàng và nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu mang đến một cấp độ tự do ngôn luận hoàn toàn mới. Các cá nhân và tổ chức được phép tự do ngôn luận về bất kỳ chủ đề nào, cho khán giả toàn cầu, với chi phí thấp, đặc biệt là so với bất kỳ công nghệ truyền thông nào trước đây.
Các dự án hợp tác lớn có thể được nỗ lực (ví dụ: các dự án phần mềm nguồn mở, SETI @ home). Cộng đồng của những người có cùng chí hướng đã được hình thành (ví dụ MySpace, Tribe.net). Các công ty nhỏ trong khu vực được cấp quyền truy cập vào một thị trường lớn hơn.
Trong các trường hợp khác, các tổ chức xã hội và tôn giáo tìm thấy nhiều nội dung phản cảm, thậm chí nguy hiểm. Nhiều phụ huynh và các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, đã trở nên hoảng hốt vì nội dung khiêu dâm có thể được tiếp cận bởi trẻ vị thành niên. Trong các trường hợp khác, sự phổ biến thông tin về các chủ đề như khiêu dâm trẻ em, chế tạo bom, thực hiện các hành động khủng bố và các hoạt động bạo lực khác là đáng báo động đối với nhiều nhóm người khác nhau. Những lo ngại như vậy đã góp phần tranh luận về kiểm duyệt và quy định về WWW.
Các vấn đề về bản quyền và thương hiệu[45]
[sửa | sửa mã nguồn]Các vấn đề bản quyền và thương hiệu cũng trở nên vấn đề được quan tâm trong cuộc cách mạng kỹ thuật số. Việc sản xuất và phân phối các tác phẩm sao chép phổ biến đã bị ngăn cản đáng kể bởi luật sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong ngành công nghiệp âm nhạc, phim ảnh và truyền hình.
Cuộc cách mạng kỹ thuật số, đặc biệt là về quyền riêng tư, bản quyền, kiểm duyệt và chia sẻ thông tin, vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Khi cuộc cách mạng kỹ thuật số tiến triển, vẫn chưa rõ xã hội đã bị ảnh hưởng ở mức độ nào và sẽ bị thay đổi trong tương lai.
Mối quan tâm
[sửa | sửa mã nguồn]Trong khi đã có những lợi ích to lớn cho xã hội từ cuộc cách mạng kỹ thuật số, đặc biệt là về khả năng tiếp cận thông tin, có một số mối lo ngại. Mở rộng sức mạnh của truyền thông và chia sẻ thông tin, tăng khả năng cho các công nghệ hiện có và sự ra đời của công nghệ mới mang đến nhiều cơ hội tiềm năng để khai thác. Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã giúp mở ra một kỷ nguyên mới của giám sát hàng loạt, tạo ra một loạt các vấn đề dân sự và nhân quyền mới. Độ tin cậy của dữ liệu trở thành một vấn đề vì thông tin có thể dễ dàng được sao chép, nhưng không dễ dàng xác minh. Cuộc cách mạng kỹ thuật số cho phép lưu trữ và theo dõi các sự kiện, bài báo, số liệu thống kê, cũng như các chi tiết vụn vặt không khả thi.[44]
Từ quan điểm của các nhà sử học, một phần lớn của lịch sử loài người được biết đến thông qua các vật thể từ quá khứ đã được tìm thấy hoặc bảo tồn, đặc biệt là trong các tài liệu bằng văn bản. Bản ghi kỹ thuật số dễ tạo nhưng cũng dễ xóa và sửa đổi. Việc thay đổi định dạng lưu trữ có thể khiến việc khôi phục dữ liệu trở nên khó khăn hoặc gần như không thể, vì việc lưu trữ thông tin trên phương tiện lỗi thời không có thiết bị sao chép và thậm chí có thể xác định được dữ liệu đó là gì và có mức độ tin cậy không.
Những vấn đề này còn phức tạp hơn khi sử dụng quyền quản lý kỹ thuật số và các công nghệ ngăn chặn sao chép khác, được thiết kế để chỉ cho phép đọc dữ liệu trên các máy cụ thể, có thể khiến việc khôi phục dữ liệu trong tương lai không thể thực hiện được. Voyager Golden Record, được đọc bởi một người ngoài hành tinh thông minh (có lẽ là một song song phù hợp với con người từ tương lai xa), được ghi ở dạng analog thay vì định dạng kỹ thuật số để dễ dàng giải thích và phân tích.[45]
Thành tựu
[sửa | sửa mã nguồn]Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, internet ... là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này.[46]
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông – lâm – thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Cách mạng công nghiệp
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1784-1840)
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1870-1914)
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Cách mạng khoa học (Thế kỷ 16-17)
- Cách mạng khoa học kỹ thuật (1940-1970)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “The Third Industrial Revolution” (PDF). itcdeganutti.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2016.
- ^ “Information Age”.
- ^ “Cách mạng kỹ thuật số - Internet”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020.
- ^ a b “Sự ra đời của bóng bán dẫn một điểm chạm” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).[liên kết hỏng]
- ^ a b “Lịch sử phát triển của máy tính”. Viện những vấn đề phát triển. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ a b c “Bóng bán dẫn - 60 năm ra đời và phát triển”. Báo Thanh Niên. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ Câu chuyện của chip Intel 4004. “The story of the Intel 4004”. Intel. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ a b “Sự phát triển toàn cầu của Sensor hình ảnh”. Tự động hóa ngày nay. 31/5/2012. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2019. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp)
- ^ a b c “Lịch sử của Internet”. DNTECH. Truy cập 28/5/2019. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ a b Dòng thời gian của mạng lưới. “Timeline of Networking and the web”. Computer History Museum.
- ^ Stewart Brand và cuốn sách Whole Earth Catalog, cuốn sách thay đổi thế giới (5 tháng 5 năm 2013). “Stewart Brand's Whole Earth Catalog, the book that changed the world”. The Guardian. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ Lịch sử video game. “Video game History”. BMI Gaming. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ “Tìm hiểu về các định dạng hình ảnh”. Blog chia sẻ kiến thức. 2015. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ “Tổng hợp các định dạng file video”. TimeFx. 25/4/2019. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp)
- ^ “Lịch sử các chuẩn âm thanh”. CongAudio. 6 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2018. Truy cập 28/5/2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ “Lịch sử MP3 từ một luận án tiến sĩ bất khả thi trở thành chuẩn nhạc nén phổ biến nhất trên Internet” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Tinh tế. 2017. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
- ^ a b “Ngày khởi đầu của truyền hình thế giới”. Báo Tin tức. 11 tháng 2 năm 2014. Truy cập 28/5/2019. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ “Những chiếc máy tính huyền thoại”. Zing News. 3 tháng 12 năm 2017. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ a b Dòng thời gian của máy tính. “Timeline of Computers”. Computer History Museum.
- ^ “40 năm chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời và những sự thật thú vị”. Dân Trí. 4 tháng 4 năm 2013. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ “Lịch sử phát triển của các thế hệ mạng điện thoại di động”. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Quảng Nam. 12 tháng 6 năm 2019. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
- ^ “Máy ảnh kỹ thuật số - 35 năm hình thành và phát triển”. Báo Tuổi trẻ. 17/12/2010. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp)
- ^ “Lịch sử cuộc chiến trình duyết Internet”. Kỷ nguyên số. 24/03/2011. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp)
- ^ "Stanford Federal Credit Union (SFCU) became the first financial institution in the United States to perform transactions on the Internet. - Jun 21, 1995" - Theo Stanford Federal Credit Union Pioneers Online Financial Services press release.
- ^ Lịch sử phát triển của OP. “Corporate history of OP”. OP Financial Group. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ Lịch sử của Internet. “History of the Internet”. Plus.net. Dial-up Internet. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :9
- ^ “Tròn 25 năm tin nhắn SMS đầu tiên trên thế giới được gửi đi”. Dân trí. 12 tháng 4 năm 2017. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ a b “Vĩnh biệt kết nối tít tít re re dial-up”. Báo Tuổi Trẻ. 26/06/2012. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp)
- ^ “Lịch sử điện toán đám mây”. Digistar. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ Số lượng người sử dụng điện thoại trên thế giới từ 1993 - 2019 (28 tháng 2 năm 2020). “Number of mobile (cellular) subscriptions worldwide from 1993 to 2019”. Statista. S. O'Dea.
- ^ Thống kê về sự phát triển của Internet. “INTERNET GROWTH STATISTICS”. Internet world stats. History and Growth of the Internet from 1995 till Today. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2019. Truy cập 29/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ a b Công nghệ lưu trữ, truyền thông và đo đạc thông tin của thế giới (4 tháng 1 năm 2011). “The World's Technological Capacity to Store, Communicate, and Compute Information”. Science. Martin Hilbert, Priscila López.
- ^ “Sự bùng nổ của internet và marketing online trong xã hội hiện nay”. https://newonads.com. 1 tháng 8 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập 27/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
- ^ a b c d “Xu hướng SMAC là gì?”. https://robusta.vn. 16/07/2015. Truy cập 27/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
- ^ “SMAC nền tảng mới nhất của ngành công nghệ thông tin”. Vnexpress. 22/8/2014. Truy cập 27/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp)
- ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :2
- ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :10
- ^ “Lịch sử bóng bán dẫn qua ảnh”. VnExpress. 19/11/2007. Truy cập 28/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp)
- ^ “Mạng di động đã thay đổi thế nào trong 20 năm phát triển Internet tại Việt Nam?”. Dân trí. 22/11/2017. Truy cập 31/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp)
- ^ “Lòng yêu nước và bản lĩnh Việt Nam”. Tạp chí Quốc phòng Toàn dân. 25/07/2012. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập 31/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp)
- ^ “Tác động của cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT) hiện đại”. cacnuoc.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2020. Truy cập 31/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ Những người làm truyền thông nói rằng Internet đã gây hại cho giới báo chí (t4/2009). “Media Insiders Say Internet Hurts Journalism”. The Atlantic. Truy cập 31/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp)
- ^ a b “Mặt trái của cuộc cách mạng kỹ thuật số”. Chúng ta. 4 tháng 9 năm 2018. Truy cập 31/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ a b “Thách thức về vấn đề bản quyền trong thời đại kỹ thuật số”. Investip. 4 tháng 1 năm 2019. Truy cập 31/5/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
- ^ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì”. Báo vnexpress.
Từ khóa » Thành Tựu Công Nghệ Thông Tin Thế Giới
-
23 Thành Tựu Công Nghệ đã Thay đổi Thế Giới - Phần 2
-
Những Xu Hướng Và Thành Tựu Công Nghệ Nổi Bật Trong Năm 2021
-
Thành Tựu - Khoa Công Nghệ Thông Tin - Trang Chủ
-
Những Thành Tựu Công Nghệ Nổi Bật Sẽ Phát Triển Mạnh Trong Năm ...
-
9 Thành Tựu Công Nghệ Ukraine Lan Tỏa Ra Thế Giới - Dân Việt
-
Những Thành Tựu Khoa Học Công Nghệ Nổi Bật Năm 2020
-
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NGÀNH CNTT TẠI VIỆT NAM - DevWork
-
Doanh Nghiệp Công Nghệ Thông Tin – điểm Nhấn Của Nền Kinh Tế
-
Biểu Hiện Của Thành Tựu Công Nghệ Thông Tin Trong Cuộc Cách Mạng
-
Ứng Dụng Thành Tựu Của Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư ...
-
20 Năm Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Và Triển Vọng đổi Mới Mô Hình ...
-
Tài Liệu Nghiên Cứu Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư 4.0
-
Thành Tựu KHCN Thế Giới - Bộ Giao Thông Vận Tải