Cách Mạng Là Gì? Hiểu Thế Nào Về Cách Mạng Tư Sản, Vô Sản?
Có thể bạn quan tâm
Một cuộc cách mạng có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong các lĩnh vực chính trị – xã hội hoặc trong 1 nền kinh tế - văn hóa. Vậy cách mạng là gì? Vai trò của cách mạng ra sao? Mục lục bài viết
- 1. Cách mạng là gì?
- 1.1. Khái niệm cách mạng là gì?
- 1.2. Cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh
- 1.3. Cách mạng khác đảo chính thế nào?
- 2. Cách mạng tư sản là gì?
1. Cách mạng là gì?
Chắc ai là không nghe nhắc đến hoặc đã được học về các cuộc cách mạng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm về cách mạng.
1.1. Khái niệm cách mạng là gì?
Trong ngôn ngữ của nhiều nước châu Âu, các từ mang nghĩa “cách mạng” được bắt nguồn từ revolutio (sự quay); trong tiếng La Tinh thông dụng, cách mạng từ có nguồn gốc từ revolvere (quay, xoay).
Năm 1390, được du nhập vào tiếng Anh qua từ révolution trong tiếng Pháp cổ, có nghĩa thuộc lĩnh vực thiên văn học. Các từ có nguồn gốc Latinh này trong tiếng Anh và tiếng Pháp mang sắc thái chính trị bắt đầu từ thế kỷ XVII, nhất là sau cuộc lật đổ vua James II tại Anh vào năm 1688.
Trong tiếng Hán, “cách” có nghĩa là thay đổi còn “mạng” còn được hiểu là mệnh là thiên mệnh, mệnh trời. Khi thay triều đổi đại thường được gọi là “cách mạng” hay “cách mệnh”.
Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa mở toàn thư:
Cách mạng là một phương pháp của nhân dân hoặc một tổ chức mà trong đó các hoạt động đấu tranh diễn ra liên tục nhằm cải tiến một chính quyền, tư tưởng, công nghệ kỹ thuật,... Một cuộc cách mạng có thể dẫn đến trịnh thương trong các thể chế chính trị – xã hội, hoặc thay đổi lớn trong 1 nền kinh tế hay văn hóa.
Cách mạng thường được thực hiện thông qua việc lãnh đạo nhân dân, sau một cuộc cách mạng thường tạo ra 1 sự thay đổi về chất ở các lĩnh vực như:
- Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa, xã hội.
- Công nghiệp…
Còn theo dự án từ điển tiếng Việt thì cách mạng được hiểu là cuộc biến đổi lớn trong xã hội nhằm lật đổ chế độ cũ để xây dựng một chế độ mới tiến bộ hơn.
Đối lập với cách mạng thường được gọi là phản cách mạng, tức quay lại với cái cũ, trung thành với cái cũ hoặc cái đang tồn tại, hay 1 sự thay đổi tiệm tiến có kế thừa cái cũ.
1.2. Cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về cách mạng bằng ngôn ngữ dễ hiểu, không hàn lâm, bác học nhưng vẫn đủ sức vượt qua mọi thử thách của thời gian và trở thành giá trị bền vững.
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh thì:
Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt.
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh năm 1927, Người cũng đã chỉ rõ:
Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người, thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc.
1.3. Cách mạng khác đảo chính thế nào?
Trong lĩnh vực chính trị thì cách mạng và đảo chính đều được tiến hành với mục đích lật đổ chế độ chính trị cũ.
Tuy nhiên, mục tiêu sau đó của cách mạng là thay chế độ cũ bằng chế độ mới có cơ cấu lẫn tính chất tiến bộ hơn. Còn đảo chính chỉ với mục đích thay thế 1 chính quyền này bằng 1 chính quyền khác, tuy nhiên hình thái và bản chất của chính quyền mới vẫn giống như cũ.
Cách mạng thường được tổ chức thông qua sự lãnh đạo quần chúng xã hội, lật đổ cả thể chế chính trị cũ. Đảo chính thường được thực hiện bởi một nhóm lãnh đạo này nhắm vào một nhóm lãnh đạo khác.
Ví dụ:
- Cách mạng Tháng Mười được thực hiện bởi đông đảo quần chúng, thay thế chế độ Nga hoàng bằng nền Cộng hòa Xô viết
- Cuộc đảo chính Thái Lan vào năm 2006 được thực hiện bởi một số tướng lĩnh nhằm lật đổ cá nhân Thủ tướng; Chính phủ mới vẫn áp dụng cơ cấu chính trị trước đó.
2. Cách mạng tư sản là gì?
Theo dòng lịch sử, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên diễn ra vào thế kỉ thứ 16, đến hết thế kỉ 20 thì chấm dứt thời đại của những cuộc cách mạng tư sản.
2.1. Khái niệm cách mạng tư sản là gì?
Cách mạng tư sản được hiểu là những cuộc cách mạng do giai cấp tư sản hoặc tầng lớp quý tộc mới lãnh đạo. Mục đích của cuộc cách mạng tư sản là lật đổ chế độ phong kiến thiết lập ra nền thống trị mới của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Cách mạng tư sản đã thiết lập nền dân chủ vô sản, tạo tiền đề cho sự phát triển mạng mẽ trong lực lượng sản xuất. Đây là bước tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của xã hội.
Đồng thời đây còn được coi như là một bước tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, một bước lớn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
Xét về bản chất thì cách mạng tư sản vẫn là sự bóc lột, tuy nhiên đã thay thế chế độ bóc lột của tầng lớp phong kiến bằng sự bóc lột của chế độ tư bản nghĩa.
2.2. Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
Trên thế giới ghi nhận một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như sau:
- Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới được cho là cách mạng tư sản của Hà Lan, diễn ra năm 1566, nhằm chống lại sự cai trị của Felipe II của Tây Ban Nha, đến năm 1648, cách mạng Hà Lan đã giành thắng lợi, tiến theo con đường chủ nghĩa tư bản.
- Cách mạng tư sản của Pháp diễn ra từ năm 1789 - 1799, là cuộc cách mạng làm sụp đổ chế độ phong kiến ở Pháp, giải phóng toàn thể nhân dân, thiết lập chế độ mới, ở chế độ này ruộng đất được chia đều cho người dân, quyền bình đẳng giữa người với người cũng được thiết lập.
- Cuộc cách mạng tư sản của Anh diễn ra từ năm 1642 - 1651 với nhiều cuộc chiến lớn. Được sự ủng hộ mạnh mẽ từ quần chúng nhân dân cách mạng Anh đã giành được chiến thắng và dọn đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, báo hiệu sự suy vong của chế độ quân chủ chuyên chế.
- Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ diễn ra từ năm 1765 - 1783 ở 13 thuộc địa của đế quốc Anh ở khu vực Bắc Mỹ, được xem là cuộc cách mạng của tư tưởng và chính trị. Ngày 4/7/1776 thì bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ chính thức được tuyên bố, cũng như lời tuyên bố quyền tự do dân chủ, khẳng định nền độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
3. Cách mạng vô sản là gì?
Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng xã hội mà giai cấp công nhân thực hiện để lật đổ giai cấp tư sản.
Thực tế những cuộc cách mạng vô sản đều được những người theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản… ủng hộ.
Tại Việt Nam Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận con đường cách mạng vô sản và nhận ra đó là con đường cần thiết đối với nước ta, Người đã lựa chọn đi theo con đường ấy.
Nguyễn Ái Quốc tiếp cận ánh sáng cách mạng từ trong bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo (Pháp) và bị cuốn hút ngay bởi tính chất cách mạng triệt để của nó.
Người khẳng định:
Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
Cách mạng vô sản là theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, chính là con đẻ của tư tưởng Lênin, là sự vận dụng sáng tạo, phát triển Chủ nghĩa Mác đã mở ra hướng đi đúng đắn cho nước Nga và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Sau khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường của cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu quá trình truyền bá đến những thanh niên Việt Nam yêu nước Chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời tập hợp họ thành một tổ chức, lấy tên là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tiền thân của Đảng).
Những thanh niên yêu nước đã được giác ngộ ấy lại tiếp tục tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng vô sản, làm chuyển biến các phong trào đấu tranh trong nước từ chỗ tự phát đến tự giác; gây dựng các tổ chức cách mạng: Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (cuối năm 1929).
Các phong trào đấu tranh trong nước phát triển mạnh mẽ yêu cầu cần có sự thống nhất về lãnh đạo, và năm 1930 với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản đảng ở ba miền.
4. Phương pháp cách mạng là gì?
Theo các thông tin trên có thể hiểu cách mạng là gì?
Cách mạng là một cuộc biến đổi lớn trong xã hội nhằm lật đổ chế độ cũ, mục đích là xây dựng một chế độ mới tiến bộ hơn.
Ví dụ: cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa; cách mạng công nghiệp,…
Như vậy, phương pháp cách mạng có nghĩa chính là cách thức tiến hành một cuộc cách mạng để đạt hiệu quả, mục đích.
Đường lối đúng, phương pháp cách mạng đúng thì cách mạng sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu đường lối đúng nhưng phương pháp cách mạng sai hoặc không phù hợp, cách mạng có thể không làm thay đổi điều gì, thậm chí là thất bại.
Ví dụ: Ở Việt Nam, từng thời kỳ, giai đoạn của cách mạng, dựa trên đường lối, nhiệm vụ cụ thể mà Đảng xác định và đưa ra các phương pháp cách mạng cụ thể khác nhau. Đó có thể là phương pháp cách mạng kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp…
Như vậy, phương pháp cách mạng là sản phẩm tư duy của cá nhân, tổ chức giữ vai trò lãnh đạo xã hội, nhưng luôn xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cách mạng. Tuy nhiên, phương pháp cách mạng có tính ổn định tương đối do bị chế định bởi những điều kiện lịch sử, văn hóa - cụ thể.
Người không định nghĩa về phương pháp cách mạng. Tuy nhiên lại có nhiều tác phẩm vạch rõ cách lãnh đạo, cách tổ chức, cách làm, cách vận động dân, cách thuyết phục kẻ thù, cách xây dựng đất nước cũng như cách bảo vệ Tổ quốc…
Tất cả những cách thức đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều mang tính nguyên tắc để người cách mạng có thể dựa vào và tự điều chỉnh hành động của mình, tự tìm kiếm cách thức để thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ được giao một cách nhanh nhất. Đó cũng chính là phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.
Trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, thứ tự sắp xếp của lực lượng cách mạng như sau:
1. Giai cấp công nhân, đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.
2. Giai cấp nông dân, công nông là gốc của cách mạng.
3. Tiểu tư sản trí thức
4. Phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc.
5. Cá nhân yêu nước.
6. Giai cấp bị áp bức và vô sản là lực lượng đóng vai trò quan trọng.
Theo Hồ Chí Minh thì dân vừa là gốc vừa là chủ cách mạng. Theo Người thì có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Nếu không có, việc gì làm cũng không xong; Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra.
Để khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân, Người có hai câu thơ sau:
Dễ mười lần không dân cũng chịu,
Khó trăm lần dân liệu cũng xong.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người hoạt động cách mạng không chỉ dùng 01 phương pháp mà phải vận dụng nhiều phương pháp cách mạng. Những phương pháp này sẽ cùng hợp thành một hệ thống, quan hệ với nhau tạo ra sức mạnh tổng hợp để đạt mục tiêu chung của cách mạng. Cụ thể là những phương pháp:
- Phương pháp xác định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng
- Phương pháp xác định lực lượng và tổ chức lực lượng cách mạng
- Phương pháp dĩ bất biến, ứng vạn biến
- Phương pháp “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu”, phát huy các nhân tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”
Trên đây là giải đáp về cách mạng là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ. >> Dân tộc là gì? Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Từ khóa » đặc điểm Chung Của Cuộc Cách Mạng Tư Sản Hà Lan Anh Pháp Là Gì
-
Tìm Những điểm Chung Và điểm Riêng Giữa Các Cuộc Cách Mang Tư ...
-
Nêu Những điểm Chung Và Riêng Của Cách Mạng Tư Sản Anh Thế Kỉ ...
-
Bài 29: Cách Mạng Hà Lan Và Cách Mạng Tư Sản Anh - Người Kể Sử
-
Hãy Nêu Tính Chất Và ý Nghĩa Của Cách Mạng Hà Lan - Người Kể Sử
-
Đặc điểm Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản - Cùng Hỏi Đáp
-
So Sánh điểm Giống Và Khác Nhau Giữa 4 Cuộc ...
-
So Sánh điểm Giống Và Khác Nhau Giữa 4 Cuộc Cách Mạng Tư Sản ...
-
Cuộc Nổi Dậy Hà Lan – Wikipedia Tiếng Việt
-
So Sánh Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản Hà Lan Anh, Pháp - Blog Của Thư
-
So Sánh điểm Giống Và Khác Nhau Giữa 4 Cuộc Cách ... - Thả Rông
-
Trình Bày đặc điểm Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản Anh? - Lê Bảo An
-
Điểm Chung Của Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản Lớp 8 - Học Tốt
-
Nêu đặc điểm Chung Của Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản Thời Cận đại
-
Cách Mạng Tư Sản Hà Lan Và Các Câu Hỏi Liên Quan Lịch Sử 10