Cách Mở Mặt Nạ Xe Vespa

Mẫu xe ga hướng tới phái mạnh Vespa Sprint ra mắt vào đầu năm 2014 với thiết kế giống với mẫu xe "anh em" Vespa Primavera, nhưng được thay đổi một số chi tiết như đèn pha lục giác hay bộ vành hợp kim mạnh mẽ hơn, để phù hợp với người dùng nam giới.

Và để có thể nắm được nhiều thông tin hơn về phần bên trong của Spint, phần nào thuận tiện trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng, chúng tôi giới thiệu tới bạn đọc chi tiết "nội thất" ở dưới đây.

Có thể nói là để tháo lắp toàn bộ các chi tiết máy của Vespa Sprint, ngay cả với những kỹ thuật viên chính hãng Piaggio cũng gặp tương đối khó khăn. Các bộ phận máy bên trong được thiết kế dạng mô-đun, khá dễ tương tác nhưng bộ vỏ xe lại có khá nhiều chi tiết nhỏ và vít định đị, do đó mà rất mất thời gian cho giai đoạn tháo/lắp vỏ xe.

Phần đầu xe

Phần đầu xe bao gồm 2 bộ phận chính: đèn chiếu sáng và đồng hồ.

Đèn pha là cả một hộp liền khối. Trước đây Piaggio thường sử dụng nhà cung cấp Triom sản xuất đèn cho mình, tuy nhiên trên mẫu Vespa Sprint mới, bộ đèn pha được đóng dấu Gruppo Piaggio. Bóng đèn có công suất 35W, khác với những mẫu xe nhập khẩu, thường có đèn công suất 55W.

Tương tự phần đèn, đồng hồ của Vespa Sprint cũng là dạng mô-đun, kết nối với hệ thống thông qua một giắc cắm duy nhất. Mẫu xe ga của Vespa sử dụng công-tơ-mét điện tử, cũng được "đóng mộc" Gruppo Piaggio và được nhập khẩu từ Malaysia.

So sánh với đồng hồ của chiếc Vespa LX, có thể thấy kiểu đồng hồ mới của Vespa đơn giản và gọn gàng hơn hẳn.

Chiếc Sprint sử dụng dây ga đôi, phanh đĩa phía trước và phanh đùm phía sau.

Cụm bánh trước được tháo rời. Với hệ thống treo giảm xóc mới, trông cụm bánh trước của Sprint chắc chắn hơn hẳn.

Phần yếm xe

Phần lớn hệ thống điện nằm ở phần yếm xe. A: ổ khóa và ăng-ten khóa từ, B: ECU, C: hộp cầu chì (nằm ở hốc để đồ bên phải yếm).

Sạc nằm ngay phía dưới dải "cravate" trước mặt yếm. Trên sạc không hề ghi tên nhà sản xuất tuy nhiên theo kỹ thuật viên của Piaggio, trước đây sạc của các mẫu xe Vespa thường do Ducati sản xuất.

Rơ-le nháy xi-nhan nằm phía dưới sạc. Để tiếp cận các chi tiết ở phần yếm, bắt buộc kỹ thuật viên phải tháo mảng yếm liền với phần để chân phía dưới.

Các chi tiết nằm dưới phần để chân. A: hốc đựng ắc-quy, B: rơ-le đề.

Ắc-quy (bình điện) nguyên bản do GS sản xuất với thông số 12V 6Ah.

Phần thân và đuôi xe

Nằm dưới phần thân xe là 2 mô-đun lớn: máy và bánh sau, bình xăng.

Phần máy và bánh sau, sau khi đã tháo khỏi khung xe.

Họng lấy gió của bầu lọc được đặt khá cao cho thấy mẫu xe này có khả năng chống nước ngập khá tốt.

A: bầu lọc gió, B: đường thoát hơi máy, C: kim phun, D: họng ga, E: dây dẫn xăng (đã tháo khỏi kim phun), F: củ đề, G: cảm biến nhiệt độ máy, H: cảm biến ga-ran-ri.

Bu-gi được đặt ở đầu máy, khá dễ tiếp cận.

Đường thông gió bưởng côn nối với phần ốp dưới gầm xe. Đây cũng là điểm yếu khi xe di chuyển vào vùng nước ngập, dễ bị nước vào bộ côn (ly hợp) dẫn tới việc bị trượt côn, xe không di chuyển được.

Cảm biến khí thải, giúp ECU nhận biết hỗn hợp nhiên liệu được đốt có đạt tiêu chuẩn hay không để điều chỉnh sự pha trộn, trước khi phun vào buồng đốt. Vespa Sprint sử dụng hệ thống làm mát động cơ bằng gió cưỡng bức.

Bình xăng có thể tích khá lớn, được thiết kế nằm khít vào phần sườn bên phải xe (nếu nhìn từ phía sau). Đường thoát khí bình xăng đưa thẳng hơi xăng ra môi trường, thay vì đưa hơi xăng vào họng ga, như các mẫu xe Vespa nhập khẩu.

Các chi tiết chiếu sáng trên Vespa Sprint đều thiết kế dạng mô-đun, chỉ cần cắm 1 giắc là có thể kết nối với hệ thống. Tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng vỡ vỏ đèn, người dùng sẽ phải thay cả cụm.

Thành NT

Từ khóa » Cách Tháo đầu đèn Xe Vespa