Cách Muối Cà Pháo [Muối Cà Chua Ngọt] [Cà Muối Xổi ăn Liền] Ngon ...
Có thể bạn quan tâm
Cà muối là món ăn hết đỗi bình dị quen thuộc của người dân Việt Nam qua bao nhiêu thế hệ. Hẳn thế mà ca dao viết “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”. Một mâm cơm đơn giản như canh cua, thịt ba chỉ luộc, thêm vài quả cà muối sẽ giúp bữa cơm của bạn thêm phần ngon miệng hơn rất nhiều. Muối cà không hề khó nhưng nói dễ dàng thì cũng không hề dễ, bạn cẩn tỉ mỉ trong nhiều công đoạn để cà muối không bị nổi váng, thâm đen. Cùng NgonAZ vào bếp học ngay cách muối cà cà pháo [Muối cà chua ngọt] [Cà muối xổi] ngon giòn không nổi váng này bạn sẽ có được một món ăn tuyệt vời trong những bưa cơm hằng ngày.
Nếu muối sung thì các bạn có thể lựa chọn sung nếp để muối. Còn cà thì cũng có rất nhiều loại, mỗi loại lại có những hương vị khác nhau cũng như chế biến được nhiều món ăn khác nhau.
Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ tập trung muối những loại cà thường xuất hiện trong cuộc sống thường ngày như: Cà pháo, bà tím, cà bát… Cà muối cũng là một trong những món muối chua ngon mà bạn nên học.
Cách muối cà pháo ngon
Cà pháo giòn tan, trắng ngần không bị thâm hay sẫm màu, chua ngọt, thanh dịu,… Khi ăn giòn tan, cay, thơm ngon ngây ngất làm bạn dư hoài cái hương vị, ăn một lần thôi đã nghiền.
Lưu ý: Từ xa xưa, cà pháo muối nói riêng vẫn là món ăn truyền thông trong mỗi mâm cơm gia đình Việt. Không chỉ ngon miệng, kích thích vị giác, nếu biết sử dụng thì cà pháo còn thành những vị thuốc. Như mình tìm hiểu tại một số trang web chính thống: Cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 kg cà pháo
- 10 quả ớt
- 3 củ tỏi
- 1 nhánh gừng
- Một ít muối, đường
- Dụng cụ: Nồi, tô, muỗng, hộp đựng thực phẩm
Lưu ý: Cà pháo nên chọn loại ngon, tươi, mới, không quá non hoặc quá già, trái có kích cỡ gần bằng nhau.
Các bước muối cà pháo giòn ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Đối với cà pháo khi mua về bạn không nên muối ngay mà hãy đem phơi ra ngoài trời khoảng 2 tiếng để cà héo. Sau đó cắt bỏ cuống rồi ngâm vào trong nước muối loãng. Sau khi làm xong, hãy rửa sạch cà pháo với nước rồi để rổ cho ráo hết nước.
– Sơ chế tỏi, ớt, gừng: Tỏi lột vỏ, đập dập + ớt tươi cũng rửa sạch, bỏ cuống, cắt lát nhỏ, gừng bỏ phần vỏ, cắt lát, thái nhỏ dạng sợi.
Bước 2: Pha nước muối cà
Các bạn pha hỗn hợp khoảng 1 lít nước sạch, 3 muỗng muối, một muỗng đường đun hỗn hợp này đến sôi thì tắt bếp, đợi cho nước ấm ấm nhẹ là thích hợp để muối.
Lưu ý: Bạn có thể cho thêm một muỗng nước mắm vào hỗn hợp này để cà nhanh chua hơn.
Bước 3: Cho cà vào lọ ngâm
– Các bạn nên sử dụng lọ thủy tinh hoặc lọ sứ, sành để đựng cà muối. Đầu tiên các bạn cho một lớp muối mỏng, tỏi đập dập xuống dưới đáy lọ rồi xếp cà lên, sau lại một lớp muối mỏng, tỏi rồi một lớp cà, xếp như thế đến hết cà thì đổ hỗn hợp nước muối đã nấu vào lọ sao cho nước ngập kín hết mặt cà.
– Bây giờ các bạn cho gừng, ớt, đã chuẩn bị rải lên trên cùng. Dùng một túi nước hoặc đĩa nhỏ hay đan phên đè trên mặt cà để cả không nổi trên mặt nước. Cuối cùng đậy nắp lọ lại.
Thành phẩm
Thời tiết nắng nóng thì hơn 2 ngày là có thể đạt tiêu chuẩn và lấy ra ăn cùng với nước mắm tỏi ớt, mắm tôm pha là tuyệt vời rồi.
Lưu ý: Tùy thuộc vào số lượng người ăn để muối lượng cà phù hợp, cùng lắm là muối tầm 1kg cà pháo đổ lại. Không nên muối quá nhiều, ăn sẽ không kịp, để lâu nổi váng, cà pháo chua gắt ăn không ngon nữa.
Lưu ý khi muối cà pháo
– Hãy nhớ cà pháo khi ngâm phải ngập trong nước, nếu cà pháo bị lổi lên khỏi mặt nước thì quả sẽ mốc và thâm phần hở nước. – Cà pháo muối cũng chỉ khoảng 3-4 ngày nếu trong nhiệt độ bình thường. – Khi cà được ăn thì lấy cà ra bằng đũa sạch, hoặc thìa sạch, không dùng thìa, đũa đang ăn rồi cho vào lọ cà. Như thế sẽ bị nổi váng nhanh. Sau khi sử dụng thì bảo quản cà pháo trong ngăn mát tủ lạnh. – Có khá nhiều loại cà pháo, tuy nhiên bạn nên chọn loại cà pháo nhỏ có vỏ màu trắng thì ngâm mới ngon.Cách làm cà muối xổi ăn liền
Thi thoảng thích ăn cà muối, tôi cũng thường sử dụng phương pháp làm cà muối xổi này. Muối xổi có nghĩa là thời gian ngâm, tẩm gia vị nguyên liệu trong thời gian ngắn mà không lâu như cách bên trên. Thông thường để làm cà muối xổi ăn liền mình hay chọn cà tím (cà dái dê), hoặc cà pháo, cà tứ thời cũng được. Nếu như các bạn làm đúng theo hướng dẫn thì chẳng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe đâu.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Cà pháo ngon: 300 gr
- Riềng, ớt tươi, tỏi, chanh tươi
- Gia vị: Muối tinh, nước mắm, đường (đường trắng hoặc đường hoa mai), giấm gạo.
Lưu ý: Khi mua cà pháo nên chọn loại ngon, tươi, mới, không quá non hoặc quá già, trái có kích cỡ gần bằng nhau. Nếu gia đình bạn trồng được thì cũng lựa chọn những trái như trên.
Các bước làm cà muối xổi ăn liền
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Cà pháo mua về rửa sạch rồi dùng dao cắt bỏ cuống, sau đó bạn thái mỏng vừa ăn (Mỏng để cà nhanh ngấm gia vị). Đối với những quả cà đã già quá thì các bạn không nên chọn, nếu già vừa phải thì bạn nên bỏ hết hạt đi. – Cà thái lát xong các bạn cho vào một âu hoặc bát tô to có sẵn muối ăn pha loãng, ngâm chừng 60 phút. Các bạn nên làm phần này để đảm bảo an toàn nhé, cá nhân mình thấy bớt cảm giác hăng hăng của cà pháo sống.
– Tỏi bóc vỏ, dập xong thái nhỏ. Củ riềng rửa sạch sẽ rồi thái nhỏ, ớt tươi thái lát.
Bước 2: Muối cà pháo ăn liền
– Sau khi thời gian ngâm cà pháo đủ thời gian, các bạn vớt cà ra tô rồi cho thêm 1 muỗi nhỏ muối tinh, 02 muống canh giấm ăn. Dùng gang tay nilon bóp đều trong khoảng 3-4 phút để cà có độ giòn và bớt tính độc. Sau đó bạn đem rửa bằng nước đun sôi để nguội. Rồi để ráo nước.
– Cho cà pháo vào một tô lớn để nêm gia vị: 01 muỗng canh đường, 01 muỗng canh nước mắm (các bạn có thể thay thế bằng bột canh), 1 muỗng nước cốt chanh. Các bạn đảo đều, vừa đảo vừa xóc lên cho cà thấm đều gia vị. Nhớ là nêm cho hợp với khẩu vị, nếu chưa đạt có thể tăng, giảm gia vị theo ý mình.
– Cho thêm riềng, tỏi, ớt thái lát vào cùng rồi đảo đều lên. Cuối cùng, bạn lấy màng nilong (loại chuyên dùng trong ngành thực phẩm) bọc miệng tô cà muối xổi lại, cách này giúp cà pháo không bị thâm đấy nhé. Các bạn nên làm trước bữa ăn tầm 30-60 phút là đúng bữa.
Thành phẩm
Bảo quản nơi thoáng mát hoặc trong ngăn mát của tủ lạnh thêm chừng 30 phút hoặc 60 phút là có thể mang ra thưởng thức thành quả.
Cách muối cà chua ngọt giòn ngon
Có thêm miếng cà muối vào những bữa cơm gia đình thì còn gì phải bàn nữa. Bạn thử nghĩa xem, cắn miếng cà chua ngọt giòn tan, thơm nức vị tỏi riềng ăn kèm canh cua đồng giữa ngày hè thì còn gì bằng nhỉ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Cà pháo: 500gr
- Nước mắm, đường, giấm
- Ớt sừng đỏ không cay: 5-7 trái
- Ớt cay
- Tỏi khô: 100 gr
- Gừng: 100 gr.
Các bước muối cà chua ngọt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chọn cà: Khi đi chợ chọn cà thì chọn loại trắng hoặc tím đều ngon. Chọn quả vừa, tươi ngon, cẩn thận không chọn nhầm quả cà già.
– Cà pháo cắt bỏ cuống cho ngay vào thau nước muối với ít giấm để không bị thâm. Làm lần lượt cho đến hết, rửa sạch cà. – Chuẩn bị thau nước muối cùng với giấm. Pha nước muối có vị mặn nhiều để ngâm cho cà được trắng và cà pháo bớt chất đắng, mùi hăng. Chẻ cà ra làm đôi (nếu quả cà to thì bổ làm tư) ngâm ngay vào thau nước muối với giấm. Làm lần lượt cho đến hết, ngâm cà 4-5 tiếng, nước phải ngập mặt cà. – Ớt sừng đỏ rửa sạch, bỏ cuống, bỏ hạt bên trong, băm nhuyễn. – Ớt cay 3-4 trái băm nhỏ. – Tỏi bỏ vỏ, băm nhỏ. – Gừng cắt sợi nhỏ. Thêm củ riềng nhỏ nếu thích.
Bước 2: Nấu nước mắm đường
Các bạn lấy 2 chén đường, 2 chén nước mắm, 1/2 chén giấm. Nấu với lửa nhỏ, bạn thử lại vị cho vừa. Nấu đến khi sôi thì tắt bếp, để thật nguội. Cà pháo ngâm 4-5 tiếng, vớt ra rửa lại với nước nhiều lần, để ráo.
Bước 3: Ngâm cà pháo
Sau khi nước mắm đường, giấm gạo đã nguội các bạn cho luôn ớt, tỏi, rừng đã sơ chế bên trên vào rồi trộn đều lên. Cho cà pháo ráo nước bên trên vào luôn hoặc cho cà pháo vào lọ thuỷ tinh rồi đổ nước mắm đường vào.
Nước ngâm phải ngập mặt cà, dùng vật nén (thường dùng túi nước hoặc vỉ đan bằng tre) cho cà không nổi lên. Đậy kín nắp, để nơi thoáng mát.
Cà pháo ngâm khoảng 2-3 ngày là đã thấm gia vị. Cho vào ngăn mát để giòn ngon và để được lâu hơn.
Cách muối cà bát giòn chuẩn nhất
Cà dừa hay còn gọi với cái tên quen thuộc cà bát, nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy quả cà bát rất là to, khéo bằng bát con nên người ta gọi là cà bát chăng? Cà bát là nguyên liệu nấu ăn được nhiều người yêu thích và được chế biến thành rất nhiều món ăn: như món cà muối, canh cà bung, cà chiên giòn hay món cà xào quen thuộc, canh cà… Thực tế thì đa số cà bát dùng để muối ăn sẽ ngon hơn. Cách muối cà ngon cũng đơn giản thôi cho dù là loại cà to đùng đoành này.
Thông thường các bạn chỉ nghe muối cà pháo nén chứ ít nghe cà bát nén đúng không nào?Riêng cá nhân mình thây loại cà này cũng ít phổ biến ở ngoài Bắc này không sử dụng muối nhiều như cà pháo. Mình đã được ăn cà bát muối, ăn cũng rất lạ miệng tuy không ngon bằng cà pháo.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Cà bát: 1 kg (Chắc là khoảng 4-5 quả)
- Muối
- Riềng củ
- Tỏi khô
- Phèn chua: 3 gam
- Dụng cụ: Hũ thủy tinh hay vại sành, giao, vỉ đậy miêng vại
Chọn cà bát: Khi đi chợ mua cà bát thì nên chọn loại bánh tẻ, không sâu, không dập.
Các bước muối cà bát nén ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Cà bát chọn loại đạt yêu cầu về các bạn cắt bỏ phần cuống đi. Sau đó rồi sửa sạch bằng nước lọc rồi để rổ cho ráo nước. Lưu ý: Không cắt quá sâu vào phần thịt của cà, nếu làm như vậy cà sẽ nhanh bị hỏng. – Tỏi bóc vỏ, đập dập. – Riềng rửa sạch, giã nhỏ.
Bước 2: Làm nước ngâm
Bạn hãy đun sôi khoảng hơn 1 lít nước, cho một nửa số muối vào khuấy đều cho tan, gạn bọt. Sau đó bạn hòa phèn chua vào và để nguội.
Bước 3: Xếp cà bát vào vại hoặc lọ thủy tinh
Các bạn lót một nửa số muối còn lại cùng một nửa số riềng, tỏi đã giã nhỏ xuống đáy vại. Bạn đắp một ít muối lên núm cà rồi xếp cà vào vại cho thật khít. Trên cùng, bạn rắc nốt số muối, riềng, tỏi còn lại.
Sau đó bạn đậy vỉ tre lại, cài thật chặt rồi đổ nước muối có hòa phèn chua vào. Cuối cùng bạn dùng một vật nặng (gạch, đe, gỗ nặng) để nén lên cà.
Giải thích: Sử dụng vật nặng bên trên vỉ vừa giúp cho cà không nổi lên mặt nước đồng thời cà nén chặt ăn cà sẽ giòn hơn, ngon hơn.
Lưu ý: Cứ khoảng 1-2 ngày bạn lại nén cà nặng hơn, thấy nước trong cà tiết ra ngập vại là được.
Cà nén sau 7 ngày là bạn có thể dùng được rồi nhé. Khi ăn các bạn có thể bổ cà nhỏ sao cho vừa miếng. Bản thân quả cà bát rất to.
Cách muối xổi cà bát ngon
Cũng tương tự như cà pháo, cà bát cũng hoàn toàn muối xổi được các bạn nhé. Chắc nhiều bạn cũng yêu thích món cà muối xổi nhưng lại ngại vị sống của cà bát sống sẽ ngái, khó ăn. Yên tâm rằng với cách muối xổi cà bát dưới đây sẽ giúp bạn thỏa thích trải nghiệm hương vị tươi ngon, giòn tan.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Cà bát: 2 trái
- Tỏi: 1 củ
- Hành tím: 2 củ
- Ớt tươi: 2 quả
- Rau thơm: Mùi tàu, húng dũi…
- Chanh tươi: 2 quả
- Gia vị: Đường, nước mắm, muối trắng, giấm gạo.
Lưu ý: Cà bát phải chọn quả bánh tẻ, không dập, không sâu.
Các bước làm cà bát muối xổi như sau
Bước 1: Làm các nguyên liệu
– Đối với cà bà bát, các bạn bỏ cuống, rửa sạch, bổ múi cau vừa ăn. Sau đó các bạn đem ngâm cà vào nước muối loãng khoảng 1 giờ thì vớt ra, vắt sạch nước.
– Riềng rửa sạch, thái lát mỏng. Tỏi bóc bỏ vỏ thái lát, ớt cũng thái lát.
Bước 2: Muối xổi
Các bạn cho cà vào bát, bóp cà với 1 thìa cà phê muối, 2 muỗng canh giấm. Các bạn bóp cà khoảng 2-3 phút thì rửa sạch cà bằng nước đun sôi để nguội rồi để cà ráo nước.
Tiếp tục cho cà vào bát tô. Nêm vào cà 2 thìa cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm, nước cốt chanh (bỏ hạt). Lưu ý: Các bạn hãy nếm xem cà đã đủ độ chua mặn ngọt vừa miệng chưa để thêm gia vị.
Cuối cùng bạn cho riềng, tỏi, ớt thái lát vào trộn đều, thêm rau thơm thái nhỏ nữa đấy. Bạn để cà từ 30 phút đến khoảng 1 giờ là có thể sử dụng được rồi.
Lưu ý: Nên sử dụng bát tô thủy tinh, bát tô. Không nên dùng hộp nhựa.
Miếng cà bát giòn tan quyện với hương thơm đặc trưng của riềng , tỏi với chút vị cay của ớt sẽ hấp dẫn bữa cơm nhà bạn hơn bao giờ hết. Để ngon hơn, cà bát muối xổi có thể chấm cùng mắm tôm, mắm tép hay mắm nêm đều ngon bạn.
Cách làm cà muối mắm ngon giòn thơm
Nói đến cà muối mắm là món ăn quen thuộc của người dân miền Trung xứ Nghệ. Món cà muối được nhiều người ưa thích bởi có nét đặc trưng vùng miền mà không nơi nào có được. Món cà muối mắm khi ăn bạn sẽ cảm thấy giòn sật của cà, thơm của mắm, chua thanh của giấm, riềng, vỏ mía, thơm của tỏi, cay của ớt xay.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Cà pháo: 400 gr
- Muối hột
- Riềng xay
- Tỏi xay
- Mía đập dập
- Đường: 2 muỗng canh
- Giấm
- Mắm Nghệ An ngon
- Nước đun sôi để nguội
- Dụng cụ: Vại hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy, vỉ tre để nén cho cà không nổi lên trên mặt nước, sỏi to để nén cà.
Chọn cà pháo
Các bạn chọn quả bánh tẻ, không quá non hoặc quá già. cà non khi muối sẽ nhanh nhũng không giòn, cà già thì giòn nhưng ruột nhiều hạt và cứng. Các bạn chọn quả vừa phải, đồng đều nhau, da cà trơn mịn, không rám, sần sùi không bị sâu đục tổ bên trong.
Các bước làm cà muối mắm
Bước 1: Sơ chế làm cà
– Sau khi chọn cà pháo ưng ý, các bạn không nên làm ngay mà hãy phơi cà ở chỗ thoáng mát cho chút nắng khoảng 1-2 ngày để cà héo bớt. – Sau đó, cắt bỏ cuống cà, nhưng không cắt quá sâu vào phần thịt cà.(Nếu cà bị nẹm vào thịt cà sẽ nhanh ngấm muối, ăn mặn và nhanh hỏng dễ nổi váng). – Rửa sạch cà, loại bỏ quả sâu, ngâm ngay trong nước muỗi loãng cùng với khoảng 3 thìa giấm. Ngâm cà trong khoảng 3 tiếng để loại bỏ mùi hăng và loại chất độc trong cà sống. Khi được vớt cà ra rổ cho ráo nước.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
– Riềng rửa sạch, gọt vỏ và giã riềng thật mịn. Các bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố nếu không có cối giã. Ớt và tỏi cũng băm nhỏ. Sau đó trộn đều riềng, tỏi, ớt băm cùng với nhau.
– Trần hỗn hợp riềng, tỏi, ớt và mía đập dập qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh cũng như giảm độ cay nồng của các gia vị. Sau đó để ra rổ cho ráo nước.
Bước 3: Muối cà
– Trong một các bát to các bạn trộn hỗn hợp riềng, tỏi, ớt, mía đập dập với 03 thìa canh mắm, 2 thìa canh nước sôi để nguội và nửa thìa canh giấm.
Lưu ý: Nếu bạn cẩn thận hơn, có thể đun hỗn hợp nước mắm này sôi. Sau đó, chờ hỗn hợp nước mắm nguội trước khi trộn nước mắm và gia vị với cà. – Trộn và xóc đều gia vị bao bọc toàn bộ lấy quả cà. Đặt vỉ trẻ lên. Sau đó đặt cục sỏi to nặng đã rửa sạch nên trên vỉ để nén cà. Đậy nắp hũ thật chặt rồi tiến hành ngâm khoảng 4 ngày là có thể thưởng thức.
Cà muối mắm này không hề nhạt vì bạn đã ngâm cà trong nước mắm muối nhiều giờ. Nhưng để cà ngấm gia vị ngon, bạn nên ngâm cà lâu chút chứ không phải 4 ngày đâu (từ 3 tuần đến 1 tháng). Các bạn cũng yên tâm rằng cà cũng sẽ không mặn vì liều lượng nước mắm, gia vị chua cay rất hài hòa. Với công thức này, bạn có thể bảo quản cà muối mắm trong tủ lạnh và ăn dần trong khoảng 4 – 6 tháng.
Cách làm cà dầm tương chuẩn
Món ăn này các bạn phải muối cà pháo trước sau đó đem dầm với tương, chứ cà sống dầm tương mình cũng chưa thử bao giờ. Cà dâm tương đúng theo câu câu ca dao của người dân Việt Nam rồi đó. Món cà dầm tương ăn với canh khoai sọ, canh cua hoặc đơn giản là nước luộc rau muống vắt chanh, thêm ít tiêu thì thật không còn gì bằng. Nào hãy cùng thực hành với cách làm cà pháo dầm tương sau đây.
Nguyên liệu cần
- Cà pháo muối: 600 gr
- Tương bần: 12 muỗng canh
- Ớt: 2 trái
- Tỏi: 6 tép
- Đường trắng: 4 muỗng cà phê
- Bột ngọt: 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn: 2 muỗng canh
- Chanh 1 quả
Các bước làm cà dầm tương bần
Bước 1: Thông thường cà pháo muối sẽ mặn nên trước khi dầm tương các bạn nên vắt một quả chanh tươi vào để cho cà được ngấm chua.
Cắt đôi hoặc làm tư ra.
Bước 2: Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo rồi phi thơm tỏi băm lên.
Sau đó các bạn cho 4 muỗng canh tương bần vào rồi đảo đều.
Các bạn cho vào 2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 1 trái ớt cắt nhỏ, đảo đều khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp.
Sau khi hỗn hợp tương bần trên đã nguội các bạn đổ vào bát cà bổ rồi trộn đều. Bọc kín, để trong tủ lạnh khoảng 30 phút cho cà pháo ngấm tương là ăn được.
Mùa hè là mùa của canh cua rau đay, canh khoai sọ, đơn giản là nước luộc rau muống vắt chanh ăn cùng với bát cà dầm tương này thì thật không còn gì bằng.
Cách làm cà ngâm mắm ớt
Cà ngâm mắm ớt cũng là một trong những cách biến tấu cà pháo muối khá thú vị được đông đảo người làm. Cà pháo ngâm mắm ớt thơm mùi gừng tỏi, cay cay cùng với vị chua ngọt hết sức thú vị.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Cà pháo muối sẵn: 400gr
- Đường: 30 gr
- Nước mắm ngon: 60ml
- Nước lọc: 100ml
- 1 củ gừng, 1 củ riềng, ớt
Các bước làm cà ngâm mắm ớt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Gừng, riềng gọt vỏ, thái sợi, Ớt xay nhuyễn.
Bước 2: Hòa tan đường, nước mắm, và lước lọc (đánh đều cho đường tan hết). Đặt lên bếp đun sôi hỗn hợp sau đó để nguội.
Bước 3: Cà rửa sạch với nước sôi để nguội, để ráo nước rồi cắt đôi miếng cà. Khi phần nước mắm đã nguội trộn đều với gừng, riềng, ớt.
Bước 4: Trộn cà pháo muối vào phần hỗn hợp nước mắm ở trên. Chuẩn bị hũ thuỷ tinh hoặc hũ sành sạch, khô đổ phần cà dầm vào. Để khoảng nửa ngày là cà ngấm và có thể dùng được.
Cách làm cà tím muối xổi ăn ngay
Cà tím được chọn làm cà muối xổi ngon mình thường chọn cà dái dê. Loại cà ngày muối xổi nhanh ngấm gia vị cũng như khá ngọt. Theo cảm giác cá nhân cà tím hay cà dái dê muối xổi ngon hơn cà pháo, cà bát muối xổi. Cách làm cà tím muối xổi không hề khó.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Cà dái dê: 5 quả
- Tỏi
- Ớt
- Giấm gạo
- Muối tinh
- Bột canh
- Đường
- Rau thơm: Húng, mùi tàu, tía tô…
Các bước làm cà tím muối xổi ăn liền
Bước 1: Cà tím rửa sạch bỏ cuống, sau đó thái lát mỏng rồi ngâm luôn vào bát nước sôi để nguội có hòa sẵn muối tinh. Ngâm chừng nửa tiếng.
Bước 2: Tỏi dập, ớt thái lát mỏng (loại bỏ hạt)
Bước 3: Cho tím vào bát tô to, cho thêm 1 thìa bột canh, 1 thìa đường, giấm dạo. Cùng với đó cho tỏi và ớt vào rồi xóc đều cho ngấm gia vị.
Bước 4: Cho rau thơm thái nhỏ vào rồi đảo đều. Ngâm chừng nửa tiếng là có thể thưởng thức ngay.
Lưu ý: Các bạn có thể thay thế giấm gạo bằng nước cốt chanh nhé.
Cách pha nước chấm cà muối
Nhiều người nghĩ rằng cà muối mặn rồi thì làm sao phải chấm. Nghĩ cũng phải, nhưng không hiểu tại sao mình vẫn cần nước chấm cà các bạn ạ. Không biết các bạn như thế nào nhưng đối với mình một số loại nước chấm cà muối nén hoặc muối xổi đó là: Nước tương bần, nước mắm chanh tỏi ớt và mắm tôm. Đối với một số cách bên trên như cà dầm tương, hay cà ngâm mắm ớt thì không cần nước chấm nữa nhé các bạn.
Cách pha mắm tôm chấm cà muối
Nguyên liệu cần
- 2 thìa mắm tôm (Loại nguyên chất)
- 1 thìa cafe đường
- 1 thìa cafe mì chính
- 1 quả chanh hoặc quất
- 1 quả ớt tươi
- ½ thìa cafe rượu trắng
- 1 củ hành khô
Lưu ý: Nếu các bạn muốn chưng mắm tôm thì chuẩn bị thêm dầu ăn để phi hành thơm nhé.
Các bước làm mắm tôm chấm cà muối
Bước 1: Cho 2 thìa mắm tôm ra bát. Sau đó bạn cho đường, mì chính (rất nhiều người không thích ăn mì chính có thể bỏ qua). Khuấy đều trước cho đường, mì chính tan.
Bước 2: Cho rượu, Chanh vắt lấy nước cốt bỏ hạt rồi cho vào bát mắm tôm rồi đánh đến khi mắm tôm sủi bọt bông là được.
Bước 3: Nếu thích ăn cay, các bạn có thể cho ớt tươi thái lát rồi trộn đều.
Lời kết
Cà muối là món ăn dân dã đồng quê được nhiều người yêu thích. Món cà muối kích thích vị giác, giúp ăn cơm ngon miệng hơn, trống ngán tốt. Mỗi loại cà đều có thể muối được và hương vị của chúng cũng không hề giống nhau. Một bài viết tương đối đầy đủ những loại cà thường thấy và hướng dẫn cách muối cà cà pháo [Muối cà chua ngọt] [Cà muối xổi] ngon giòn không nổi váng tại nhà. Hy vọng rằng bữa cơm của bạn sẽ ngon miệng hơn khi có một đĩa cà muối. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Cách Muối Cà Tím Xổi
-
2 Cách Muối Cà Tím Giòn Ngon, đơn Giản Tại Nhà, Ai ăn Cũng Thích
-
Hướng Dẫn Cách Làm Cà Muối Xổi Chua Ngọt, Giòn Ngon Tại Nhà
-
Cách Làm Cà Tím Muối Xổi Chuẩn Ngon. - YouTube
-
Cách Làm Cà Tím Muối Xổi ăn Ngay - YouTube
-
Cách Làm Cà Tím Muối Xổi Ngon - YouTube
-
Cách Làm Món Cà Tím Muối Xổi đơn Giản Ngon Cơm! - YouTube
-
Cách Muối Xổi Cà Tím Cực Ngon Dễ Làm Có Thể ăn Ngay
-
2 Cách Muối Cà Tím Giòn Ngon, đơn Giản Tại Nhà, Ai ăn Cũng Thích
-
Cách Muối Xổi Cà Tím - Chả Lụa Hai Lúa
-
Cách Muối Xổi Cà Tím - Trade-.vn
-
Món 'cà Tím Muối Chua' đang 'hot' Gần đây! Đầu Bếp Dạy Bạn Cách ...
-
Cách Làm Cà Muối Xổi Với 4 Loại Cà Nhanh,gọn Nhưng Cực Ngon
-
Cách Làm Cà Tím Muối Xổi ăn Ngay | Ẩm Thực, Cà Tím, Gia Vị - Pinterest
-
3 Bước Với Cách Muối Cà Pháo Ngon, Giòn,muối Xổi Không Thâm