Cách Nấu Chè Trôi Nước Lá Dứa Thơm Ngon - MUC Women

Chè trôi nước lá dứa là một trong những món truyền thống của người Việt. Nó quen thuộc đến nỗi mà bà chúa thơ Nôm đã đưa hình ảnh vào thơ của mình: “Thân em vừa trắng, lại vừa tròn”.

Chè trôi nước lá dứa thường có mặt trong những mâm cúng ngày rằm, cúng thôi nôi, đầy tháng em bé… Hương vị thơm ngon sánh quyện của nó làm cho ai đã một lần từng thưởng thức thì không thể nào quên. Hôm nay Mucwomen sẽ chia sẻ bí quyết cách nấu chè trôi nước lá dứa tại nhà, đơn giản, dễ làm, với nguyên liệu thật dễ tìm.

  • Cách nấu chè khúc bạch bằng bột rau câu ngon miệng

Xem nhanh

  • Nguyên liệu cho cách nấu chè trôi nước lá dứa
  • Cách nấu chè trôi nước lá dứa đơn giản
    • Bước 1: Sơ chế lá dứa và gừng
    • Bước 2: Sơ chế đậu xanh
    • Bước 3: Sơ chế bột nếp
    • Bước 4: Nặn viên chè trôi
    • Bước 5: Nấu nước đường
    • Bước 6: Thưởng thức chè trôi nước lá dứa.
  • Một số lưu ý cho cách nấu chè trôi nước lá dứa
  • Chè trôi nước tam sắc
    • Cách làm chè trôi nước tam sắc

Nguyên liệu cho cách nấu chè trôi nước lá dứa

  • 200 gr bột nếp
  • 100 gr đậu xanh đã bóc vỏ
  • 300 gr đường thốt nốt ( có thể thay bằng đường cát vàng)
  • 1 củ gừng
  • 3 lá dứa
  • ½ chén hành phi
  • 15ml dầu ăn
  • Mè trắng đã rang chín.

Cách nấu chè trôi nước lá dứa đơn giản

Bước 1: Sơ chế lá dứa và gừng

Lá dứa là một điểm nhấn của món chè trôi nước lá dứa. Nó tạo vị thơm riêng biệt, hấp dẫn cho món chè. Sau khi mua về, rửa từng bẹ lá một cho thật sạch. Bó lá lại thành bó nhỏ.

Gừng cũng là nguyên liệu tạo ra vị thanh nồng của món chè. Mua gừng về rửa sạch vỏ (không cần cạo vỏ củ gừng) thái sợi.

Cách nấu chè trôi nước lá dứa thơm lừng...Dứa thơm hay còn gọi là lá dứa là loài thực vật thân thảo dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông nam Á nhất là trong những món quà ngọt tráng miệng
Lá Dứa được dùng để chữa trị các chứng như ho, sốt, cảm mạo phong hàn, tứ chi đau nhức, cân bằng đường huyết (ảnh : Internet)

Bước 2: Sơ chế đậu xanh

Chọn đậu xanh đã bóc vỏ, hạt vàng mẩy. Ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 30 phút đến 60 phút, cho đậu mềm. Sau đó cho đậu xanh vào 1 nồi nhỏ, đổ nước vừa ngập đậu. Bắc lên bếp, nấu chín đậu xanh. Sau khi đậu chín, dùng thìa miết ra cho đậu nhuyễn mịn. Trong lúc tán nhuyễn đậu, thêm vào 2 thìa đường, ½ chén hành phi, 15ml dầu ăn, 1 tí muối và nhào đều. Cuối cùng vo đậu thành những viên tròn vừa ăn để làm nhân chè trôi.

Cách nấu chè trôi nước ba màu; Cách làm chè trôi nước ngũ sắc; Cách bảo quản chè trôi nước qua đêm; Chè trôi nước để tủ lạnh; Cách làm chè trôi nước truyền thống.

Bước 3: Sơ chế bột nếp

Nhào bột nếp là bước làm chủ yếu quyết định chất lượng bánh. Yêu cầu khi nhào bột là bột không quá khô, cũng không quá nhão. Nhào đến khi nào bột mịn và không dính tay nữa là đạt.

Đâu tiên cho từng ít nước ấm một vào bột, nhào đến khi nhuyễn mịn, để bột nghỉ 30 phút, sau đó lấy bột ra nặn thành những viên tròn to gấp đôi viên nhân đậu.

Bước 4: Nặn viên chè trôi

Viên chè trôi tròn trịa, bóng bẩy thể hiện bàn tay khéo léo của người làm ra nó. Nên bước nặn chè trôi yêu cầu người làm khá tỉ mỉ, chăm chút.

Đầu tiên ta sẽ lấy viên bột nếp cán dẹp mỏng ra, cho viên nhân đậu xanh vào bên trong, viên tròn lại. Chúng ta sẽ vo tròn cho đến khi nào mà viên bánh tròn trịa, phần bột bánh bao trọn nhân đậu là thành công.

Chè  ngũ sắc bán Ở đâu; Chè trôi nước ngũ sắc bán ở đâu; Chè trôi nước tam sắc; Cách nấu chè trôi nước không nhân; Cách nấu chè trôi nước không bị cứng.
  • Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn cách nấu chè sầu riêng Thái Lan

Bước 5: Nấu nước đường

Nấu nước đường là bước làm quan trọng của cách nấu chè trôi nước lá dứa. Món chè có ngọt thanh, thơm lừng hay không là phụ thuộc ở bước nấu nước đường này.

Chúng ta sẽ lấy 1 xoong cỡ vừa, đổ 1 lít nước vào xoong, cho 300gr đường thốt nốt vào, 3 lá dứa vào và đun sôi cho tan đường ra, mở vung khi đun để tránh trào nước ra ngoài. Bỏ bánh đã viên xong vào nồi nước đường đã sôi, bỏ vài lát gừng đã thái sợi vào nồi đường đun đến khi nào các viên bánh trôi nổi lên trên có nghĩa là đã chín. Sau đó có thể vẫn luộc trên bếp thêm 3 phút nữa để bánh vỏ trôi ngấm đường.

Khi nước đường sôi, cho thêm gừng đã thái sợi vào. Cuối cùng là cho các viên chè đã nặn vào luộc trong nồi luộc.

Hình ảnh chè trôi nước ngũ sắc; Cách làm chè trôi nước ngũ sắc; Bạn chè trôi nước ngũ sắc; Cách nấu chè trôi nước ba màu; Cách nấu chè trôi nước không bị cứng.

Bước 6: Thưởng thức chè trôi nước lá dứa.

Múc bánh ra bát, 2 đến 3 viên chè trôi, rưới thêm phần nước đường lên, có thể rắc thêm 1 ít hạt vừng (mè) trắng để thưởng thức.

Câu thơ hay liên quan đến bánh trôi nước:  “Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Một số lưu ý cho cách nấu chè trôi nước lá dứa

  • Khi chọn bột nếp nên chọn bột nếp Thái thì viên bột sẽ dẻo và thơm hơn và làm cho viên chè mềm mịn khi nấu chè.
  • Khâu nhào bột để làm vỏ bánh là khâu quan trọng. Khi nhào cần dùng nước ấm, cho từ từ, từng ít một vào, nhào bột nếu bột khô lại cho thêm 1 ít nước vào. Tránh trường hợp đổ nước mạnh tay, nhiều nước vào bột cùng 1 lúc. Để tránh bị nhão bột, mẹo nhỏ là hãy để lại 1 phần bột dư, phòng khi bột nhão sẽ có bột để thêm vào.
  • Chè trôi thường được thưởng thức vào mùa mưa, lạnh. Bưng trong tay chén chè nóng hổi. Ăn vào thì dẻo mịn, ngọt ngọt bùi bùi của đậu, cay cay của gừng, thơm nức mùi lá dứa hấp dẫn.
  • Chè trôi nước lá dứa thường có ở trong mâm lễ cúng tại những dịp rằm lớn: rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng mười.

Chè trôi nước tam sắc

Ngoài việc món chè trôi nước chỉ có một màu trắng ngà. Thì còn nhiều phiên bản sáng tạo của món chè này với nhiều màu sắc khác nhau cho viên chè.

Một bát chè có thể có 3 màu trông khá đẹp mắt. Để có được những màu sắc đẹp, hoàn toàn tự nhiên, thì ngay công đoạn nhào bột nếp làm vỏ bánh sẽ có chút gia giảm.

Bên cạnh chè trôi nước quen thuộc, còn có môt loại chè trôi nước tam sắc khá bất mắt để cả nhà tráng miệng. Hương vị đậm đà của món chè này sẽ mang đến một làn gió mới cho bữa tráng miệng
Tô chè trôi nước lá dứa tam sắc đầy hấp dẫn xuất hiện trên trang Phununet

Cách làm chè trôi nước tam sắc

Để viên chè có màu hồng, thì khi nhào bột sẽ thêm vào nước cốt của củ dền.

Gọt sạch vỏ củ dền, thái củ dền thành hạt lựu nhỏ. Cho củ dền vào máy xay sinh tố, thêm 150 ml nước lọc, xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp đã đã xay nhuyễn vào 1 ray, lọc lấy nước cốt. Khi nhào bột, đổ phần nước cốt đã lọc vào, nhào thật đều. Vậy là đã có viên chè trôi nước màu hồng khá đẹp.

Để viên chè có màu xanh, thì khi nhào bột sẽ thêm vào nước cốt của lá dứa

Mua lá dứa về, rửa thật sạch từng bẹ một, cắt khúc. Cho lá dứa vào máy xay sinh tố, thêm 150ml nước lọc, xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp đã đã xay nhuyễn vào 1 ray, lọc lấy nước cốt. Khi nhào bột, đổ phần nước cốt đã lọc vào, nhào thật đều. Viên chè trôi nước sẽ có màu xanh bắt mắt.

Cách nấu chè trôi nước lá dứa hướng dẫn trên đây có thể mang đến những miếng bánh có màu xanh đẹp mắt, ăn một miếng sẽ cảm nhận rõ hương vị ngọt ngào thơm ngon của món chè trôi nước mà không ít người yêu thích.

Từ khóa » Hình ảnh Chè Trôi Nước Lá Dứa