Cách Nấu Lẩu Cua đồng Ngon Nhất Cho Bữa Cơm Gia đình Thêm Tròn Vị

Đánh giá post

Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với những món ăn vừa dân dã, vừa gần gũi với biển nhưng lại làm say đắm lòng người. Bởi hương vị thanh mát, đậm đà mộc mạc của vùng quê sông nước. Trong số đó không thể không nhắc tới món ăn vô cùng nổi tiếng là lẩu cua đồng .Tùy từng địa phương mà nó được biến tấu với các thành phần khác nhau như tôm, cá, nghêu, sò rất phong phú. Tuy nhiên, dù là biến tấu thế nào đi nữa thì món ăn vẫn luôn có hương vị ngọt mát, thơm nồng đặc trưng của cua đồng và các loại rau dân dã ăn kèm. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu lẩu cua đồng để đạt được hương vị thơm ngon nhất.

cach nau lau cua dong
Cách nấu nồi lẩu cua đồng thơm ngon, giàu dinh dưỡng

1. Lẩu cua đồng ăn với rau gì?

Sự xuất hiện của những loại rau củ trong các món lẩu là vô cùng quan trọng. Nó vừ giúp hoà quyện các vị của món ăn cho hài hòa tính nóng lạnh, vừa dễ ăn và khiến món ăn thêm màu sắc đẹp mắt.

Với cách nấu lẩu cua bạn có thể ăn kèm với bông súng, rau xà lách, bông súng, rau muống, hoa chuối.

Ngoài ra tùy thuộc vào sở thích của mỗi người bạn có thể sử dụng các loại rau củ khác nhau. Có người thích ăn nấm hoặc là cải bắp, nhưng có người lại thích ăn kèm với rau cải thảo, chải chíp hay là rau đắng.

lau-cua-dong-an-voi-rau-gi
Lẩu cua đồng có thể ăn cùng với các loại rau mà bạn yêu thích

2. Cách nấu lẩu cua đồng hải sản

Cách nấu lẩu cua đồng vô cùng đơn giản với các nguyên liệu dễ kiếm. Trước tiên để nấu lẩu cua bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau.

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Cua đồng: 700g
  • Xương ống: 500g
  • Đậu phụ: 4 miếng
  • Măng chua: 500g
  •  Cà chua: 3-4 quả
  • Sấu xanh: 4-5 quả
  • Dấm
  • Gừng
  • Dứa: 1 quả
  • Vài củ hành khô
  • Cùng với các gia vị thông thường
  • Các loại rau như xà lách, rau diếp, hoa chuối, kinh giới, rau muống Bạn có thể thay thế có loại rau này bằng các loại rau mà bạn yêu thích
lau-cua-dong-thom-ngon-chuan-vi
Lẩu cua đồng thơm ngon chuẩn vị

1.2. Cách chế biến lẩu cua đồng ngon

  • Bước 1: Chế biến nước dùng xương

Lẩu cua sẽ ngon đậm đà hơn nếu bạn biết chế biến nước dùng ngon với vị ngọt thanh hấp dẫn.

Xương ống bạn đem rửa sạch với muối rồi chặt thành miếng vừa ăn. Tiếp đến, bạn trần qua với nước chờ sôi khoảng 5 phút thì bạn bỏ nước rửa sạch lại một lần nữa rồi cho nước vào hầm nhừ. Để tăng mùi thơm của nước dùng bạn cho thêm phần hành và gừng đã được nướng. Bạn nướng hành và gừng hơi cháy cạnh rồi cạo vỏ rửa sạch và đập dập.

Phần nước dùng bạn nên ninh từ 2-3 tiếng để phần nước xương ngọt và ngon hơn. Bên cạnh đó trong quá trình nấu bạn nên thường xuyên vớt bỏ phần bọt bên trên. Bởi đó chính là phần bụi bẩn có ở xương như thế sẽ loại bỏ được mùi hôi.

ninh-xuong
Ninh xương khoảng 2-3 tiếng
  • Bước 2: Chế biến nguyên liệu khác

Trước tiên bạn cho một ít muối vào và xóc đều tay nhiều lần cho cua ra hết chất bẩn rồi rửa lại nhiều lần với nước. Sau đó bóc bỏ phần mai sau đó tách riêng phần gạch và phần thịt ra bát riêng. Bạn sử dụng phần thịt cua để xay nhuyễn và lọc lấy phần nước.

Đậu phụ thái miếng nhỏ vừa ăn rồi rán vàng.Các loại rau bạn rửa sạch rồi ngâm nước muối để loại bỏ chất bẩn. Cà chua bạn rửa sạch thái múi cau. Dứa bạn thái miếng vừa ăn.

Hành tím, tỏi bạn bỏ vỏ rửa sạch rồi băm nhỏ.

  • Bước 3: Chế biến nước lẩu
nau-lau-cua-dong
Nấu nước lẩu cua đồng

Trước tiên, phần nước của bạn đun sôi thêm 1 thìa cafe muối. Khi sôi phần riêu cua nổi lên trên, bạn hãy vớt phần đó ra để riêng ở bát nhỏ. Phần nước còn lại bạn dùng để nấu nước dùng. Cuối cùng bạn phi hành cho thơm rồi cho phần gạch cua cho thơm rồi để riêng ra bát.

Tiếp tục bắc chảo lên bếp phi hành cho thơm rồi cho cà chua vào đảo đều tay. Cho thêm vào 1 thìa cafe muối và đun tới khi cà chua nhừ rồi cho măng chua và dứa vào đun khoảng 5 phút. Cuối cùng bạn cho phần nước xương lên bếp cho thêm phần nước cua, gạch cua và các nguyên liệu chế biến kia vào đun sôi khoảng 10 phút.

  • Bước 4: Thưởng thức

Sau khi sơ chế sau bạn tiến hành bắc nồi nước lẩu lên bếp gas mini hoặc bếp điện. Lần lượt bạn cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào chờ chín và thưởng thức ngay thôi.

3. Cách nấu nồi lẩu cua đồng miền Nam

cach-lam-lau-cua
Cách làm lẩu cua miền Nam thơm ngon đậm đà

Cách nấu lẩu cua đồng miền Nam có lẽ đã trở thành một bí kíp truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực ở nơi đây.

3.1. Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cua đồng: 1kg
  • Măng chua: 400g
  • Dứa, cà chua, đậu bắp, me chua.
  • Đậu phụ: 4-5 miếng
  • Thịt lợn: 500g. Bạn cũng có thể sử dụng thịt gà.
  • Các loại rau ăn kèm: Rau muống, tàu mùng, cải chíp, cái bắp,…
  • Bún tươi hoặc bánh đa.
  • Các loại gia vị cần thiết.

3.2. Cách nấu lẩu cua đồng chuẩn vị miền Nam

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
nguyen-lieu-nau-lau-cua-dong
Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu cua đồng

Cua đồng bạn đem rửa sạch sau đó tách phần yếm để lấy gạch ra bát. Phần còn lại bạn cho vào máy xay thêm chút nước và xay nát rồi lọc lấy nước.

Dứa bạn thái miếng vừa ăn. Cà chua bạn rửa sạch rồi thái múi cau. Dọc mùng bạn đem tước bỏ vỏ rồi thái chéo. Để giảm độ ngứa của mùng bạn có thể ngâm hoặc bóp mùng với chút muối trắng rồi rửa sạch lại bằng nước để ráo.

Các loại rau ăn kèm bạn nhặt sạch rồi đem rửa sạch với nước và để ráo.

Hành tím bạn bóc vỏ rồi rửa sạch băm nhỏ.

  • Bước 2: Nấu nước dùng lẩu cua
nau-lau-cua-dong-ngon
Nấu lẩu cua đồng thơm ngon đậm đà

Bạn cho phần nước cua đã lọc vào xoong rồi đun sôi. Bạn nên cho thêm một chút muối vào và khuấy đều. Đun sôi tới khi nổi lên phần riêu cua thì vớt phần riêu đó ra.

Tiếp đến, bạn bắc chảo lên bếp phi hành tím cho thơm rồi cho phần gạch cua vào  chưng cho thơm. Đặt lên bếp chiếc chảo khác và cũng phi hành tím cho thơm rồi cho cà chua vào xào cho chín nhừ. Lần lượt cho cà chua và dứa vào xào cùng cho chín là được. Cuối cùng cho thêm 2 quả me vào cùng với một chút nước lạnh đun khoảng 10-15 phút, đồng thời nêm nếm chút gia vị cho nước dùng thêm đậm đà.

Sau cùng trút toàn bộ phần nước cua, gạch cua và riêu cua vào đun sôi. Lần lượt thả tàu mùng, đậu bắp, đậu phụ, các loại rau thơm vào. Chuẩn bị sẵn sàng các loại rau ăn kèm cùng thịt và thưởng thức ngay món lẩu cua đồng này.

4. Hướng dẫn cách nấu lẩu cua đồng miền Tây

lau-cua-dong-mien-tay
Lẩu cua đồng miền Tây

Đối với những ai đã từng đặt chân tới miền Tây sông nước thì không thể bỏ qua món lẩu cua đồng thơm ngon mang đậm hương vị.

4.1. Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cua đồng: 1kg
  • Bắp bò: 500g
  • Xương ống: 500g
  • Sấu xanh: 4-5 quả
  • Cà chua: 3-4 quả
  • Đậu phụ: 4-5 miếng
  • Hành khô, gừng, dấm
  • Các loại gia vị cần thiết
  • Các loại rau ăn lẩu : Rau nhút, kinh giới, hoa chuối, rau muống, cải chíp,…Tùy thuộc vào sở thích cảu mỗi người để kết hợp với các loại rau khác nhau.

4.2. Cách nấu lẩu cua đồng miền Tây

nguyen-lieu-nau-lau-cua-dong
Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu cua đồng
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương ống bạn đem rửa sạch rồi trần sơ qua với nước nóng vài lần. Sau đó bạn đem hầm khoảng 2-3 tiếng cho nhừ, nước xương sẽ ngọt hơn. Bạn có thể cho thêm hành tím và gừng đã được đập dập vào vừa khử được mùi hôi vừa giúp nước dùng thơm ngon hơn.

Phần cua đồng bạn rửa sạch với muối, tách phần mai cua để lấy gạch cua. Phần còn lại bạn đem xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cua. Sau đó, bạn cho phần nước cua vào nồi đun sôi thêm chút muối. Nếu thấy phần riêu cua nổi lên thì bạn vớt ra bát.

Cà chua bạn đem rửa sạch, bổ múi cau. Bắp bò rửa sạch thái mỏng rồi ướp gia vị khoảng 30 phút.

Các loại rau ăn kèm bạn đem nhặt rồi rửa sạch để ráo. Bạn có thể ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.

Đậu phụ bạn thái miếng vừa ăn rồi rán vàng.

  • Bước 2: Nấu lẩu cua
Nau-nuoc-lau-cua
Nấu nước lẩu cua đồng

Trước tiên, bạn bắc chảo lên bếp phi hành cho thơm rồi cho phần gạch cua vào chưng cho thơm rồi trút ra bát. Tiếp theo, bạn lấy một cái xoong khác phi hành cho thơm rồi cho cà chua vào xào cho chín nhừ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bạn tiếp tục cho cà chua vào nồi nước xương đã ninh. Cùng với đó là phần nước cua, gạch cua, riêu cua cùng với vài quả sấu.

Khi nước lẩu sôi, bạn cho thêm đậu phụ vào rồi chuyển sang bếp gas mini hoặc bếp điện để thưởng thức. Khi ăn lẩu cua, bạn lần lượt cho thịt bắp bò, các loại sau vào cho chín và thưởng thức ngay.

5. Hướng dẫn nấu lẩu cua đồng miền Bắc

Nếu bạn là người Bắc và không quen khẩu vị của người miền Nam nhưng lại thích ăn lẩu cua đồng thì bạn không nên bỏ qua cách nấu lẩu cua đồng miền Bắc ngon chuẩn vị này.

lau-cua-dong-mien-bac
Lẩu cua đồng miền Bắc

5.1. Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cua đồng: 1kg
  • Thịt bò, hột vịt lộn ( nếu bạn muốn ăn thêm ).
  • Cà chua: 3-4 quả
  • Đậu phụ: 4 miếng
  • Hành tím, sả.
  • Các loại rau ăn kèm: Hoa chuối, giá sống, rau muống,…Bạn có thể sử dụng các loại rau mà bạn thích để ăn kèm.
  • Các loại gia vị cần thiết: Muối, hạt nêm, bột ngọt,…

5.2. Các bước nấu lẩu cua đồng ngon

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cua đồng bạn đem rửa sạch nhiều lần để loại bỏ bùn đất. Bạn tách phần mai cua để lấy phần gạch để riêng vào bát. Phần thân và thịt cua bạn có thể đem ngâm với nước muối pha loãng cho sạch. Sau đó bạn cho tất cả vào máy xay thêm chút nước và xay nhuyễn. Sau cùng bạn lọc bỏ phần bã giữ lại phần nước.

lau-cua
Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu cua

Cà chua bạn đem rửa sạch rồi thái múi cau. Đậu phụ rửa sạch thái miếng vừa ăn rồi rán vàng. Hành tím, sả bạn bỏ vỏ rửa sạch rồi băm nhỏ.

Các loại rau sống ăn kèm bạn đem rửa sạch rồi để ráo. Bạn cũng có thể ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.

  • Bước 2: Nấu lẩu cua

Trước tiên bạn bắc chảo lên bếp, phi hành tím cho thơm rồi cho phần gạch cua vào trưng. Tiếp theo, phần nước cua bạn đem đun sôi thêm một chút muối. Đợi tới khi thấy riêu cua nổi lên bạn vớt ra để vào bát.

Phần cà chua bạn xào cùng với hành tím cho chín nhừ rồi cho vào nước riêu cua. Cuối cùng bạn cho phần gạch cua, riêu cua và đậu phụ vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Khi ăn, bạn bắc nồi nước lẩu lên bếp rồi lần lượt cho các loại nguyên liệu vào và thưởng thức ngay.

6. Cách nấu nồi lẩu cua đồng mồng tơi

Cùng biến tấu cho bữa ăn của bạn thêm lạ  miệng nhưng đậm đà vô cùng với món lẩu cua đồng mồng tơi.

lau-cua-dong-mong-toi
Lẩu cua đồng mồng tơi

6.1. Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cua đồng: 1kg
  • Rau mồng tơi: 2-3 mớ.
  • Đậu phụ: 4-5 miếng.
  • Lá gừng: 1-2 nhánh nhỏ.
  • Các loại rau ăn kèm: Rau muống, hoa chuối và một vài loại rau khác tùy thuộc theo sở thích của gia đình bạn.
  • Các loại gia vị cần thiết: Mắm, muối, bột nêm,…

Về cách nấu lẩu cua đồng mồng tơi thì hoàn toàn giống như cách nấu lẩu cua đồng bình thường. Bởi thành phần khác là thêm rau mồng tơi vừa lạ miệng vừa hấp dẫn. Vị cua đồng béo ngậy, mang hương vị sông nước, kèm với rau mồng tơi thanh mát, rau muống giòn giòn thì khó ai có thể cưỡng lại được nếu như đã thưởng thức nó.

7. Những lưu ý khi nấu lẩu cua đồng

luu-y-khi-nau-cua
Một số lưu ý khi nấu lẩu cua

Món lẩu cua đồng sẽ thêm phần đậm đà hấp dẫn hơn nếu như bạn chọn nguyên liệu đảm bảo. Đặc biệt phải kể tới chọn cua đồng.

  • Bạn nên chọn những con cua đồng còn tươi sống, thường có màu nâu đất, vỏ cua bên ngoài bóng. Càng cua thường bên nhỏ bên to không đều nhau. Tránh mua loại cua đồng yếu, hoặc chết khi nấu sẽ giảm mùi vị hấp dẫn của món ăn.
  • Khi xay cua hoặc giã bạn nên cho thêm một chút muối như thế sẽ có nhiều riêu cua hơn.
  • Phần cà chua bạn nên băm thay vì thái múi cau để tạo màu sắc cho món ăn.
  • Dù cua là một loại thực phẩm chứa nhiều canxi tuy nhiên không phải ai ăn cua đồng cũng có hiệu quả tốt. Đặc biệt lưu ý đối với một số người như phụ nữ mang thai, người đang bị tiêu chảy, người bệnh mới khỏe dậy thì nên hạn chế tuyệt đối việc sử dụng cua.

Như vậy, qua bài viết trên có lẽ bạn đã có cho mình cách nấu lẩu cua đồng ngon, chuẩn vị mà vô cùng đơn giản. Ngoài ra nó vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của nó nếu như có một vài biến tấu khác.

Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách nấu lẩu cua đồng này.

Từ khóa » Các Loại Rau ăn Lẩu Cua đồng