Cách Nấu Lẩu Thái Chua Cay Hải Sải [lẩu Thái Thập Cẩm] Ngon Nhất

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần được thưởng thức món lẩu thái với nhiều cách nấu lẩu thái khác nhau. Đảm bảo khi đã thưởng thức bạn sẽ nhớ mãi không quên từng hương vị cùng sự hấp dẫn đến nức lòng của chúng. Đặc biệt là vào những ngày trời đông se lạnh, cả gia đình, bạn bè túm tụm với với nhau quanh nồi lẩu thái chua cay nóng hổi, vừa thưởng thức, vừa hít hà hơi ấm nồng đượm thì thật tuyệt biết mấy. Liệu rằng cách nấu lẩu thái chua cay hải sải [lẩu Thái thập cẩm] ngon có đơn giản không?

Việc tự học cách nấu các món lẩu thái khác nhau sẽ giúp bạn có thể tự tay chế biến món ăn này tại nhà để chiêu đãi gia đình, bạn bè và cảm nhận không khí ấm áp, điều mà bạn không thể có được khi ăn ngoài hàng.

cách nấu lẩu thái ngon chuẩn vị nhấtChính vì vậy, hãy cùng học cách nấu lẩu thái chua cay tại nhà ngon hơn ngoài hàng để trổ tài ngay trong mùa đông này, bạn nhé!

Cách làm lẩu thái chua cay

Như đã nói, trong tiết trời se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khi được cùng bạn bè, người thân thưởng thức một nồi lẩu ngon đặc sắc với vị ngọt từ xương, vị nồng của sả và vị cay của sa tế cùng các loại nguyên liệu tươi ngon khác. Dưới đây là cách làm lẩu thái chua cay ngon chuẩn vị luôn nhé.

Gia vị lẩu thái cần

Để chế biến được nước lẩu thái ngon đúng vị, bạn cần sử dụng đến một số loại gia vị lẩu thái cần đặc trưng như sau:

– Gia vị cần thiết để nấu nước dùng: Tương ớt, tương cà, sa tế, muối, mì chính, đường, chanh, ớt, hành, tỏi.

– Gia vị cần thiết để làm nước chấm: 3 thìa cà phê đường; 1/2 thìa cà phê mì chính, 3 thìa cà phê muối, wasabi. Ngoài ra còn có 1 quả chanh, ớt xiêm và lá cải xanh nữa.

Gói gia vị nấu lẩu thái

Ngày nay, dưới sự phát triển của ngành công nghiệp ẩm thực, có rất nhiều các sản phẩm “thông minh” có thể thay thế và giúp con người tiết kiệm được thời gian nhờ vào việc rút ngắn các công đoạn nấu nướng. Gói gia vị nấu lẩu thái là một trong số những sản phẩm như thế.

Với gói gia vị lẩu thái bán sẵn đã được điều chế mang hương vị đặc trưng của nồi nước dùng lẩu thái, bạn chỉ cần mua sản phẩm về và pha chế thêm cùng một số nguyên liệu khác một cách vô cùng đơn giản. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số gói gia vị mà chị em nội trợ thường dùng để bạn có thể tham khảo sử dụng tại nhà nhé.

– Gia vị lẩu thái Aji Quick gói 55g: Sản phẩm giúp mang lại hương vị đậm đà cho một nồi lẩu thái với vị ngọt ngọt, chua chua hòa quyện một cách thú vị.

Gói gia vị lẩu thái chua cay Aji Quick

– Gia vị lẩu thái Tom Yum Regal Thai 235g: Gói gia vị này được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như muối, đường, nước sốt… bằng cách pha chế theo tỷ lệ phù hợp, giúp tạo nên hương vị đậm đà, vừa phải và đúng chuẩn vị lẩu thái chua cay.

– Gia vị lẩu Thái Nang Fah 454g: Nhắc đến các loại gói gia vị lẩu thái thì không thể nào không nói đến sản phẩm này bởi nó có thể mang lại cho bạn hương vị lẩu thái thơm ngon khó cưỡng.

Gia vị lẩu thái chua cay Thái Nang Fah

– Gói gia vị lẩu Thái chua cay Lobo: Sản phẩm này giúp tiết kiệm công sức và thời gian cho bạn trong cách nấu lẩu thái. Bạn chỉ cần cho một lượng gia vị lẩu thái chua cay Lobo vừa đủ là có thể tạo nên một nồi nước dùng hấp dẫn với hương vị chua cay đúng điệu nhất.

– Sốt lẩu Thái Lan Tom Yum Maepranom Eufood Gói 50g: Được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như hành, sả, ớt khô, đậu nành, lá chanh, me, đường thốt nốt, tôm khô cũng các chất điều chỉnh độ Acid…, sản phẩm này tạo nên hương vị lẩu thái chua cay rất đặc trưng và hoàn toàn khác biệt với các gói gia vị lẩu thái khác.

Gia vị lẩu thái chua cay Thái Lan Tom Yum Maepranom Eufood

Nguyên liệu nấu lẩu thái

– Nguyên liệu làm nước lẩu: 1kg xương ống, 5 củ sả, 1 củ hành tây, 3 quả cà chua, 2 quả ớt tươi, 10 lá chanh, 2 củ riềng, quế, ngô ngọt.

– Nguyên liệu nhúng lẩu thái: 1kg thịt bò, 1 kg tôm, 1,5 kg mực, 1 kg bạch tuộc, 1 kg ngao, mì hoặc bún, miến.

Cách nấu nước lẩu thái chua cay

Công đoạn làm nước nấu lẩu thái rất quan trọng, nồi lẩu ngon phụ thuộc rất nhiều vào khâu này. Do đó, hãy chú ý từng bước nhé.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Bạn rửa sạch xương ống rồi chặt ra thành những miếng to, đồng thời đập dập chỗ khớp xương để ninh nước được ngọt vị hơn.

– Bạn rửa sạch sả, riềng, lá chanh, cà chua. Sau đó, sả thì cắt khúc đập dập; riềng thì cạo bỏ vỏ rồi thái miếng nhỏ; lá chanh thì vò qua; còn cà chua thì thái múi cau to. Riêng với hành tây thì bạn cũng bỏ vỏ và thái múi cau to như cà chua nhé.

– Với ngô ngọt, bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi thái khúc, mỗi khúc dài chừng 4 cm là được.

Sơ chế các nguy liệu nấu lẩu thái chua cay

Bước 2: Nấu nước lẩu thái chua cay

– Bạn cho xương ống vào nồi 3,5 lít nước rồi bắc lên bếp đun trên lửa lớp đến khi sôi. Sau đó, bạn hạ nhỏ lửa một chút rồi ninh xương khoản 20 – 30 phút.

– Sau thời gian ninh xương, bạn cho thêm lá chanh, quế, riềng, sả và ngô đã sơ chế vào nồi nước dùng, tiếp tục hạ nhỏ lửa và ninh đến khi các nguyên liệu mềm. Lưu ý là trong quá trình đun, nếu thấy sủi bọt thì bạn cần vớt hết bọt bỏ đi nhé.

– Khi nồi nước ninh xương đã được, bạn thêm vào đó 2 thìa cà phê muối, 3 thìa con nước mắm, 2 thìa cà phê đường nhưng vẫn tiếp tục ninh trên bếp ở mức lửa nhỏ nhất.

– Tiếp đến, bạn bắc chảo lên bếp, thêm vào đó 2 thìa con dầu ăn rồi cho hành tím và tỏi băm nhỏ vào phi thơm lên. Sau đó, bạn thêm hành tây, cà chua đã thái múi cau vào xào sơ qua rồi đổ tất cả vào nồi nước dùng đang sôi.

– Cuối cùng, bạn thêm vào nồi nước dùng khoảng 2 thìa gia vị lẩu thái, một ít sa tế để tăng thêm hương vị đậm đà và độ cay của nước dùng (tùy thuộc vào sở thích của mỗi người). Sau đó, bạn tiếp tục ninh nước thêm khoảng 30 phút nữa rồi tắt bếp.

Nồi lẩu thái chua cay chuẩn vị

Đơn giản với cách làm nước lẩu thái chua cay vậy thôi là chúng ta đã có một nồi nước dùng lẩu thái ngon chuẩn vị rồi đấy!

Công đoạn làm lẩu thái

Nhiều người rất ngại làm lẩu thái vì nghĩ rằng có rất nhiều công đoạn phức tạp. Tuy nhiên, trên thực tế, công đoạn làm lẩu thái cũng rất đơn giản đấy nhé.

– Công đoạn 1: Chuẩn bị các nguyên liệu và gia vị cần thiết, bao gồm nguyên liệu và gia vị làm nước dùng; nguyên liệu nhúng lẩu; gia vị làm nước chấm.

– Công đoạn 2: Sơ chế tất cả các nguyên liệu làm nước lẩu và tiến hành nấu nước dùng lẩu thái.

– Công đoạn 3: Nhặt rửa rau và sơ chế nguyên liệu nhúng lẩu.

– Công đoạn 4: Pha chế nước chấm ngon.

Cuối cùng là chỉ việc bày biện để thưởng thức mà thôi!

Rau ăn lẩu thái cần để nhúng lẩu thái

Như tất cả chúng ta đều biết, lẩu là một món ăn có sự pha trộn đa dạng giữa rất nhiều các nguyên liệu, các loại rau, đồ nhúng lẩu khác nhau. Chính vì vậy, rau ăn lẩu thái cần cũng rất phong phú và bạn có thể ăn bất cứ loại rau nào mình thích.

Tuy nhiên, để cảm nhận được hương vị lẩu thái chuẩn nhất, bạn nên sử dụng một số loại rau như sau:

– Rau: rau muống, rau cải thảo, hoa chuối, hoa súng, rau mồng tơi, rau cần…

– Nấm: Nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm…

Rau ăn kèm lẩu thái chua cay

Thành phẩm nồi lẩu thái

Tùy thuộc vào sở thích và cách nấu lẩu thái khác nhau của mỗi người mà thành phẩm nồi lẩu thái cũng sẽ không giống nhau. Trên thực tế, có người thích ăn chua nhưng có người lại không, có người thích ăn thật cay nhưng không phải ai cũng ăn cay được…

Tuy nhiên, với một nồi lẩu thái chuẩn vị thì yêu cầu thành phẩm của nó cũng rất rõ ràng: Nước lẩu trong, có màu đỏ của cà chua, màu đỏ sánh vàng của sa tế. Nước có vị hơi chua chua của chanh, của me và vị ngọt thanh đậm đà của nước hầm xương. Vị cay cũng rất vừa phải, đủ để người ăn cảm thấy ấm nồng.

Với cách làm lẩu thái chua cay trên đây, chắc hẳn bạn đã mường tượng được mình cần phải chuẩn bị những gì, sơ chế ra sao và nấu nước dùng lẩu thái như thế nào để có thể có được thành phẩm nồi lẩu thái thơm ngon, chuẩn vị nhất.

>> Tham khảo cách làm gà nấu lá giang

Cách nấu lẩu thái hải sản chua cay

Lẩu thái hải sản chua cay là một trong những món lẩu thái được người ăn yêu thích nhất. Cùng với hương vị lẩu thái đặc trưng thì phần hải sản tươi ngon luôn khiến cho các thực khách có cảm giác như đang ở giữa “biển khơi” vậy. Ngay bây giờ, hãy cùng học cách nấu lẩu thái hải sản chua cay để chiêu đãi cả nhà nhé.

Lẩu thái hải sản chua cay ngon tuyệt

Nguyên liệu nấu lẩu thái hải sản

Để có thể thực hiện cách nấu lẩu thái này, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như sau:

– Nguyên liệu nấu nước dùng: 1 kg xương ống; 10 lá chanh, 5 củ sả, 1 củ hành tây, 1 nhánh quế, 2 quả ớt tươi, 2 củ riềng, 5 tép tỏi, 3 quả cà chua, các loại gia vị như tương ớt, tương cà, muối, mì chính, đường, sa tế, nước mắm và 1 – 2 gói gia vị lẩu thái tùy thích.

– Nguyên liệu nhúng lẩu: Thịt bò, tôm, bạch tuộc, mực, ngao… (tùy thuộc vào sở thích của mỗi người). Cùng với đó là các loại rau như rau muống, rau cần, cải thảo, cải bó xôi, hoa chuối, bông bí… (cùng tùy thuộc vào sở thích mỗi người); các loại nấm như nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm… ; bún tươi, miến hoặc mì tôm; ngô, đậu phụ.

– Nguyên liệu làm nước chấm: Wasabi, 1 quả chanh, ớt xiêm, lá cải xanh cùng các loại gia vị như 3 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê mì chính.

Nguyên liệu nấu lẩu thái hải sản chua cay

Gia vị nấu lẩu hải sản

Để nấu nước dùng lẩu thái hải sản chua cay, bạn có thể sử dụng hoặc không sử dụng gói gia vị nấu lẩu hải sản. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên sử dụng 1 – 2 gói gia vị với loại tùy thích để tăng thêm hương vị lẩu thái chua cay đậm đà.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại gia vị nấu lẩu hải sản khác nhau như gia vị lẩu thái Aji Quick gói 55g; gia vị lẩu thái Tom Yum Regal Thai 235g; gia vị lẩu Thái Nang Fah 454g; gói gia vị lẩu Thái chua cay Lobo hay sốt lẩu Thái Lan Tom Yum Maepranom Eufood Gói 50g. Tùy thuộc vào cách nấu lẩu thái và sở thích mà bạn có thể lựa chọn một loại gia vị phù hợp.

Các bước làm nước lẩu thái hải sản

Bước 1: Xương ống bạn rửa sạch, chặt khúc to và đập dập phần khớp xương rồi cho tất cả vào nồi, thêm nước vào đun sôi trên bếp ở mức lửa to. Sau đó, bạn gạn bỏ phần nước bẩn này đi, tiếp tục thêm nước mới vào và ninh xương ống trong khoảng 1 tiếng cho ra nước ngọt.

Bước 2: Bạn bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn vào rồi cho hành tây và tỏi băm nhỏ vào phi thơm lên. Sau đó, bạn thêm sả cây đập đập, lá chanh vò hơi nát vào chảo xào cùng. Tiếp đến, thêm cà chua thái múi cau và ớt vào đảo tiếp đến khi cà chua chín sơ.

Bước 3: Khi nồi nước ninh xương đã xong, bạn đổ chảo nguyên liệu ở bước 2 vào nồi nước dùng, đun sôi trở lại thì vớt bỏ sả và lá chanh đi. Sau đó, bạn thêm gói gia vị lẩu thái vào cùng.

Nước dùng lẩu thái hải sản chua cay

Bước 4: Cuối cùng, bạn nêm nếm gia vị nồi nước dùng bằng bột canh, mì chính, sa tế, đường, nước cốt chanh sao cho hợp khẩu vị nhất. Nếu muốn ăn chua và ăn cay hơn thì bạn có thể tăng thêm phần ớt hoặc sa tế và nước cốt chanh lên nhé.

Lẩu thái hải sản ăn rau gì ngon nhất?

Cũng tương tự với lẩu thái chua cay, khi ăn lẩu thái hải sản, bạn có thể tùy chọn rất nhiều các loại rau nấm khác nhau như rau cần nước, hoa chuối, rau muống, rau cải thảo, cải bó xôi, rau mồng tơi, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm…

Tuy nhiên, nhiều người muốn ăn lẩu thái hải sản đúng điệu nhất nên vẫn thắc mắc lẩu thái hải sản ăn rau gì?

Trên thực tế, để có một nồi lẩu thái hải sản chuẩn vị nhất thì bên cạnh nước dùng, rau nấm ăn kèm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn nên ăn một số loại rau nấm sau đây:

– Rau: rau muống, rau cải thảo, rau mồng tơi.

– Nấm: Nấm kim châm và nấm đùi gà.

Rau nấm ăn kèm lẩu thái hải sản chua cay

Bạn thấy đấy, cách nấu lẩu thái hải sản chua cay cũng cực kỳ đơn giản với những nguyên liệu vô cùng dễ mua. Đặc biệt là với sự góp mặt của các gói gia vị nấu lẩu thái thì giờ đây, bạn còn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn trong cách nấu lẩu thái ngon đúng vị nhất. Chỉ cần khoảng 30 phút – 1 tiếng chuẩn bị là bạn đã có được một nồi lẩu thái hải sản ngon tuyệt để chiêu đãi cả nhà rồi đấy nhé.

Cách làm lẩu thái thập cẩm

Cùng với lẩu thái hải sản thì lẩu thái thập cẩm cũng được rất nhiều người yêu thích. Bởi trong cùng một nồi lẩu thái, người ăn có thể thưởng thức được vị ngọt của rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau. Hy vọng rằng với cách làm lẩu thái thập cẩm dưới đây, bạn có thể nhanh tay chế biến ngay một nồi lẩu để thưởng thức.

Nguyên liệu lẩu thái thập cẩm

– Xương heo: 0,5kg

– Thịt gà ta, tôm sú, mực, bạch tuộc, bề bề, ốc móng tay, thịt bò, ba chỉ bò, ngao… (tùy theo sở thích)

– Đậu phụ: 5 – 10 miếng

– Rau củ ăn kèm: rau muống, cải thảo, cải mơ, ngô ngọt, cà rốt, khoai môn, nấm hương khô, cà chua, các loại nấm như nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm…

– Sả: 3 – 4 cây

– Riềng: 1 củ

– Chanh tươi: 2 quả

– Lá chanh: 5 – 10 lá

– Hành khô, ớt tươi

– Các loại gia vị: bột canh, mì chính, hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu, gói gia vị lẩu thái…

Lẩu thái thập cẩm ngon

Các bước nấu lẩu thái chua cay thập cẩm

Bước 1: Sơ chế phần thịt và các loại hải sản

– Với gà ta đã được làm sạch sẵn, bạn rửa lại rồi chặt nhỏ thành những miếng vừa ăn.

– Với tôm, bạn rửa sạch, bỏ đầu và rút bỏ chỉ lưng. Nếu thích ăn đầu, bạn có thể giữ lại nhưng cắt bỏ phần túi đen chứa chất bẩn đi nhé.

– Với mực: bạn rửa sạch, loại bỏ phần túi mực, đường sống lưng và miệng của nó đi. Sau đó, bạn thái mực thành những miếng nhỏ vừa ăn. Lưu ý đừng thái nhỏ quá vì mực sẽ bị co lại khi nhúng vào nước sôi.

– Với thịt bò: Bạn rửa sạch, để khô ráo hoặc dùng khăn sạch thấm hết nước, sau đó thải mỏng theo thớ thành những miếng vừa ăn.

– Với ngao: bạn ngâm với nước gạo cùng một ít ớt tươi để ngao nhả hết sạn cát bên trong. Ngâm chừng 30 phút – 1 tiếng rồi rửa sạch lại nhé.

– Với đậu phụ: bạn rửa sạch rồi thái thành những miếng vuông để khi nhúng lẩu sẽ không bị nát.

Tất cả các nguyên liệu trên sau khi sơ chế sạch sẽ thì bày biện ra đĩa sao cho đẹp mắt là được.

– Riêng với xương heo dùng để nấu nước lẩu: Bạn rửa sạch rồi cho vào nồi áp suất để hầm nhừ lấy phần nước dùng trong và ngọt.

Sơ chế các loại rau nấm ăn kèm lẩu thái thập cẩm

Bước 2: Sơ chế các loại rau nấm nhúng lẩu

– Các loại rau bạn đem nhặt rồi rửa thật sạch với 2 – 3 lần nước. Sau đó, bạn ngâm rau với nước muối loãng chừng 15 phút.

– Cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ vừa ăn.

– Cà chua: Rửa sạch, bỏ núm, thái dạng múi cau.

– Ngô ngọt: Bóc vỏ, rửa sạch rồi thái thành những khoanh tròn vừa ăn.

– Nấm hương khô: Bạn ngâm nước ấm cho nở rồi rửa sạch và để ráo.

– Sả: Rửa sạch, cắt bỏ phần lá rồi đập dập.

– Riềng: Cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng.

– Lá chanh: rửa sạch rồi vò cho hơi nát.

Bước 3: Nấu nước dùng lẩu thái thập cẩm

Cách nấu nước dùng lẩu thái thập cẩm cũng không khác gì so với cách nấu nước dùng trong các cách nấu lẩu thái khác như lẩu thái chua cay hay lẩu thái hải sản chua cay mà NGON vừa giới thiệu ở phần trên.

Bạn chỉ cần bắc chảo lên bếp, phi thơm hành băm nhỏ rồi cho cà chua vào xào sơ qua. Sau đó, bạn thêm sả, riềng, nấm hương, ớt tươi vào chảo đảo đều rồi nêm nếm gia vị với 2 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột canh, nửa thìa tiêu, lá chanh và 2 thìa gia vị lẩu thái.

Tiếp đó, bạn đổ chảo hỗn hợp nguyên liệu trên vào nồi nước ninh xương rồi đun sôi lên, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị là được.

Cách nấu lẩu thái cá diêu hồng

Cá diêu hồng là loại cá ngon, béo nhưng đặc biệt là rất ít xương. Thịt cá này phù hợp với chế biến món canh chua hoặc chiên xù. Tuy nhiên, lẩu thái cá diêu hồng chua cay là món mới vô cùng hấp dẫn được nhiều người ưa thích. Cách làm lẩu lái cá diêu hồng này hương vị cay thơm đặc trưng của món ăn sẽ đánh thức vị giác, giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Là sự lựa chọn chế biến để chiêu đãi cả gia đình vào dịp cuối tuần.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Cá diêu hồng: 1 con khoảng 1 kg

– Xương ống heo: 500g

– Mực ống: 450g

– Tôm to: 400g

– Đậu phụ: 5 miếng

– Ớt tươi: 4 – 5 quả

– Riềng: 100g

– Tỏi, hành tím băm nhỏ: 100g

– Gừng: 100g

– Ớt bột: 50g

– Sả: 4 cây

– Cà chua: 3 quả

– Sốt me, hành lá, ngò gai, hành tây

– Rau: cải xanh, cải cúc, mồng tơi, dọc mùng…

– Gia vị: đường, nước mắm, muối, mì chính, chanh, tiêu…

Lẩu thái cá diêu hồng ngon

Các bước làm lẩu thái cá diêu hồng ngon

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

– Bạn rửa sạch xương ống heo, chặt khúc to, đập đập phần khớp xương rồi cho vào nồi chần qua. Sau đó, bạn cho xương vào nồi hầm cùng 2,5 lít nước trong khoảng 2 tiếng. Lưu ý là thường xuyên vớt bọt để nước dùng trong và thơm nhé.

– Cá diêu hồng bạn làm sạch rồi sát muối để khử tanh. Sau đó, bạn rửa cá lại bằng nước sạch và cắt khúc vừa ăn, vớt ra rổ cho ráo nước.

– Tôm và mực thì bạn làm sạch rồi rửa và vớt ra cho ráo nước là được.

– Với đậu phụ, bạn cắt thành những miếng vuông vừa ăn. Nếu sợ bụi bẩn thì bạn có thể rửa đậu với nước sạch trước khi cắt.

– Với các loại rau ăn lẩu, bạn nhặt rửa sạch rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Nếu rau dài quá, bạn có thể cắt khúc sao cho vừa ăn.

– Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Gừng, riềng và sả thì làm sạch rồi cắt khúc đập dập và thái lát là được. Còn với ớt tươi, bạn bỏ cuống, bỏ hạt rồi thái lát mỏng nhé.

Bước 2: Nấu nước lẩu

Bạn bắc một cái chảo lên bếp, thêm ít dầu ăn vào đun nóng rồi cho hành, tỏi băm nhỏ vào phi thật thơm. Tiếp đến, bạn cho gừng, riềng, sả và cà chua vào chảo xào tới khi cà chua hơi chín mềm thì tắt bếp.

Sau đó, bạn đổ chảo hỗn hợp trên vào nồi nước hầm xương sau khi đã hầm được 2 tiếng. Bạn đun nước dùng đến khi sôi trở lại thì thả dọc mùng, đậu phụ cùng ớt tươi thái lát vào.

Cuối cùng, bạn nêm nếm gia vị nồi nước lẩu với bột canh, đường, mì chính, sốt me, ớt bột… sao cho vừa miệng là được.

Bước 3: Thưởng thức món lẩu thái cá diêu hồng

Sau khi đã chuẩn bị xong nước lẩu, bạn chỉ việc thả cá diêu hồng vào nồi, thêm hành lá, ngò gai cắt khúc vào nữa là có thể thưởng thức rồi. Bạn có thể ăn kèm thêm cả với tôm, mực, các loại rau và ăn bún tươi hoặc mì gói nhé.

Bạn thấy đấy, cách làm lẩu thái thập cẩm với cá diêu hồng, tôm, mực này thật quá đơn giản phải không nào! Trong cách nấu lẩu thái thập cẩm, chỉ cần thay đổi một chút nguyên liệu thôi là bạn đã có được một nồi lẩu thái chua cay cực kỳ lạ miệng rồi đấy.

Món lẩu thái bao nhiêu calo?

Dưới đây là lượng calo ước tính của một số nguyên liệu thường dùng trong lẩu Thái:

  • Nước dùng: 100ml nước dùng lẩu Thái nấu từ xương heo có thể chứa khoảng 50 calo.
  • Thịt bò: 100g thịt bò nạc chứa khoảng 250 calo.
  • Thịt heo: 100g thịt heo nạc chứa khoảng 200 calo.
  • Gà: 100g ức gà chứa khoảng 165 calo.
  • Tôm: 100g tôm chứa khoảng 85 calo.
  • Mực: 100g mực chứa khoảng 75 calo.
  • Rau củ: 100g rau củ (rau muống, cải xanh, nấm…) chứa khoảng 10-20 calo.

Lời kết

Trên thực tế có muôn vàn cách nấu lẩu thái khác nhau. Các món lẩu thái không chỉ khác nhau một chút về nguyên liệu mà ngay cả nước dùng cũng có thể mang hương vị khác nhau tùy thuộc vào sở thích và cách nấu của mỗi người. Với sự hướng dẫn trên đây, mình tin rằng bất kỳ ai cũng có thể tự tay chế biến những nồi lẩu thái chua cay ngon chuẩn vị nhất ngay tại gia đình của mình. Gợi ý những món ăn ngon sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian nấu nướng. Bạn không phải vắt óc căng thẳng nghĩ xem “Hôm nay ăn gì” hay “Tối nay ăn gì”. Chúc các chị em thành công.

Từ khóa » Những Món Lẩu Thái Ngon