Cách Nấu Lẩu Thái Tom Yum Chuẩn Vị Mà Không Phải Ai Cũng Biết

Như các bạn cũng biết thì Thái Lan là một quốc gia rất nổi tiếng về các món lẩu với độ cay và ngon của nó. Khi nói đến Thái Lan người ta sẽ nghĩ ngay đến "lẩu". Hương vị của lẩu Thái không chỉ nổi tiếng ở Thái Lan mà cũng được ưa chuộng ở nhiều nước trong khu vực. Nhắc đến lẩu Thái người ta sẽ nghĩ ngay đến chua và cay, đây là hương vị rất đặc trưng của lẩu Thái ít bị lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác bởi hương thơm của riềng, sả cùng lá chanh, nhất là độ cay xé của ớt trên đầu lưỡi. Nhưng trong nhiều loại lẩu Thái cực kỳ hấp dẫn ấy thì Tom Yum lại giống như là vua của các món lẩu vì độ ngon và sự đặc biệt của nó.

Nhìn tô súp Tom Yum thôi đã thèm rồi các bạn ạ :))

Vì Sao Gọi Là Lẩu Tom Yum ?

Lẩu Tom Yum của xứ chùa vàng đã từng được kênh CNN bình chọn vào vị trí thứ 8 trong số 50 món ăn hấp dẫn nhất hành tinh. Nếu bạn muốn đổi vị cho bữa ăn cuối tuần của gia đình thêm hấp dẫn hay làm mới thực đơn nhà hàng thì lẩu Thái Tom Yum chính là một gợi ý thú vị mà bạn có thể cân nhắc.

Tuy nhiên Tom Yum luôn có những cách nấu đặc biệt tạo nên nét đặc trưng cũng như thương hiệu món lẩu hấp dẫn này mà không phải cũng biết. Bạn thì thế nào ? Bạn đã nấu được lẩu Thái Tom Yum chưa ? Nếu chưa thì hãy cùng mình tìm hiểu nhé !

Trong tiếng Thái, tom có nghĩa là canh hoặc súp, yum nghĩa là chua cay. Như vậy, tomyum là tên gọi chỉ món canh hay lẩu có vị chua cay của người Thái. Lẩu Tom Yum thường được người Việt quen gọi là tôm dằm, là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu và gia vị khác nhau, đặc biệt trong số đó phải kể đến lá chanh Kaffir và nước cốt dừa. Hương vị chua nhẹ, cay nồng, thơm thơm của sả, thêm chút ngọt béo của nước cốt dừa sẽ khiến người thưởng thức như lạc vào “mê cung vị giác”. Đặc biệt, món lẩu tomyum dùng trong các bữa tiệc nhẹ hay bữa ăn thông thường đều rất thích hợp.

Trong danh sách 50 món ăn ngon và phổ biến nhất thế giới do tổ chức CNN bình chọn thì cách nấu lẩu Tom yum đã xuất sắc giành vị trí thứ 8. Đây làm món ăn nắm trọn tinh hoa văn hóa ẩm thực Thái Lan từ nguyên liệu, cách chế biến, màu sắc cho đến hương vị. Chỉ ngắm nhìn qua cách bày biện của món lẩu này, chắc chắn mọi giác quan của bạn đều cảm thấy kích thích. Nước lẩu có màu đỏ cam bốc khói nghi ngút và tỏa ra mùi thơm vô cùng quyến rũ. Thêm vào đó là sự hòa quyện hương vị chua cay mặn ngọt của các loại hải sản, nấm, thịt bò, rau củ, lá chanh Thái,… Cách nấu lẩu Tomyum ngon đến nỗi nếu đã được một lần thưởng thức món ăn này bạn sẽ không thể nào quên được.

Hướng dẫn nấu nồi lẩu Tom Yum chuẩn vị Thái Lan

Nhiều người rất yêu thích món Tom Yum này thậm chí là nghiện luôn, mỗi khi có dịp đi Thái Lan là không thể bỏ qua được. Nhưng làm sao để nấu được 1 nồi lẩu Tom Yum chuẩn vị Thái Lan thì không phải ai cũng làm được. Nó xuất phát từ cách chọn nguyên liệu cho đến cách nấu cực kỳ đặc biệt của món ăn này mà bạn có thể tham khảo phía dưới đây.

Để có được một nồi lẫu Tom Yum ngon chúng ta cần những nguyên liệu như sau:
  • 1 bộ xương gà để nấu nước dùng
  • 350 - 500gr tôm sú tươi, bỏ đầu, bỏ chỉ
  • 500gr sò/nghêu
  • 500gram thịt bò/thịt khác (thái lát mỏng)
  • 200ml nước cốt dừa
  • 10 - 15 lá chanh kaffir
  • 3 cây sả đập dập và cắt khúc (có thể nhiều hơn)
  • 1 củ riềng thái lát
  • 2 trái ớt băm nhuyễn (có thể nhiều hơn)
  • 2 nhánh tỏi, 1 củ hành tây băm nhuyễn
  • 2 trái cà chua bổ múi
  • 2 trái chanh vắt lấy nước cốt
  • Nấm và các loại rau ăn kèm
Các gia vị đi kèm gồm:
  • 4 muỗng nhỏ súp Tom Yum Thái (có thể mua bên dưới)
  • 2 muỗng ớt bột Thái
  • 2 - 3 muỗng nước mắm ngon
  • 1 muỗng cà phê bột nghệ

Có thể là hình ảnh về thực phẩm

Món lẩu Tomyum khi nấu không thể thiếu loại nguyên liệu mang mùi hương truyền thống đó chính là ớt và lá chanh Thái. Dù bạn nấu nước lẩu khá lâu thì lá chanh vẫn không bị đắng mà vẫn giữ mùi hương rất đặc biệt. Để nước lẩu có hương vị đậm đà đặc trưng, bạn nên sử dụng các loại sốt Thái bên dưới. Đây là gia vị được sản xuất theo hương vị truyền thống từ các nguyên liệu chất lượng như muối, đường, bột ớt, dầu cọ, bột tỏi, chanh, sả,… Đặc biệt nó mang hương vị của lá chanh Kaffir làm nên thương hiệu.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thì ta bắt tay vào nấu như bao nồi lẩu thông thường mà ta thường nấu cho gia đình mình thôi.

Các bước nấu lẫu Tom Yum chuẩn vị Thái Lan

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đầu tiên, các nguyên liệu tươi mua về bạn rửa thật sạch và thực hiện thái, cắt tương tự như phần chuẩn bị nguyên liệu đã hướng dẫn.

Bước 2: Nấu nước dùng

  • Lẩu Tomyum khi dùng sẽ cảm nhận được vị ngọt rất tự nhiên nơi cổ họng, đó là do nước hầm gà tiết ra.
  • Bộ xương gà mua về bạn đem rửa sạch, luộc qua một nước để loại bỏ cặn và giúp nước trong hơn, sau đó sử dụng lại xương gà đó và hầm với nước thứ hai trong khoảng 30 - 45 phút.

Bước 3: Các bước chế biến lẩu Thái

  • Tiếp theo, bạn tiến hành sơ chế qua các nguyên liệu như sau trong quá trình chờ nước hầm gà:
  • Bắc chảo lên bếp đun nóng với 1 - 2 muỗng ăn dầu ăn, sau đó đổ hành, tỏi, sả băm vào phi thơm cho thật vàng.
  • Sau đó, tiếp tục cho cà chua bổ múi, ớt băm, riềng thái lát và sả cắt khúc vào xào cùng. Đảo đều tay cho đến khi cà chua nhuyễn mịn là được. Trong quá trình xào, nếu cảm thấy hơi khô, bạn có thể cho thêm 1 muỗng nước dùng gà đang hầm vào và xào cho đến khi cạn nước là được.
  • Sau khi hầm gà đủ thời gian, bạn trút toàn bộ phần hỗn hợp đã xào chín ở phía trên vào nồi.
  • Tiếp đó, bạn cho nước cốt dừa và lá chanh, bột nghệ vào cùng.
  • Chờ cho nước sôi trở lại, cho tôm, sò, thịt bò, nước cốt chanh, súp tôm, ớt bột và nước mắm vào. Nêm nếm gia vị lại lần cuối cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 4: Thưởng thức lẩu Tom Yum mình làm thôi :))

  • Tomyum ngon nhất khi ăn lúc nước đang sôi sùng sục, trụng thêm rau, nấm và chan cùng với bún. Vị thơm, đắng của lá chanh Thái hòa quyện vào súp tôm và nước cốt dừa làm nên hương vị rất khác biệt cho món lẩu chua cay này đấy.

Sau một ngày làm việc mệt mỏi ăn vào 1 tô Tom Yum vào thì còn gì bằng :))

Một yếu tố khắc khe khi nấu lẩu Tom yum Thái Lan đó chính là nước lẩu của bạn phải có màu đỏ cam hấp dẫn, nước lẩu có mùi thơm nồng của sả, riềng, ớt, lá chanh, vị nước cũng phải đậm đà pha lẫn chút vị cay đặc trưng. Hội tụ đầy đủ các yếu tố này thì đó mới đúng là một nồi lẩu ngon và chuẩn vị. Nền ẩm thực Thái Lan vô cùng phong phú đa dạng và cách nấu lẩu Tom yum đã một phần cho thấy nét đặc trưng đó. Hy vọng với công thức món ăn này, bạn sẽ có một món ngon để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè.

Thái Lan đề cử Tom Yum vào danh sách văn hoá phi vật thể

Có thể là hình ảnh về thực phẩm

Tom Yum Kung hay Tom Yam Goong là món súp tôm chua cay và nóng nổi tiếng của Thái Lan, trong đó “Tom” có nghĩa là canh còn “Yum hay Yam” là một loại gia vị chua cay thường mọc tại vùng rừng núi phía Đông Bắc Thái Lan; “Goong” hay “Kung” lại là nguyên liệu chính của món canh có nghĩa là tôm. Tuỳ vào từng vùng và đặc sản địa phương mà nguyên liệu chính của món canh sẽ được thay đổi thành gà, cá, mực,… Tom Yum Kung thường chứa rất nhiều loại thảo mộc bao gồm lá chanh Thái (lá trúc), sả tươi,… thường được trồng trong các khu vườn của người dân Thái. Tom Yum Goong cũng chính là nguồn cảm hứng cho món “Lẩu Thái” tại Việt Nam.

Theo đó, mới đây chính phủ Thái Lan đã phê duyệt đề xuất từ Bộ Văn hoá về việc đưa món Tom Yum vào danh sách văn hoá phi vật thể của UNESCO. Phát ngôn viên của chính phủ - Traisulee Traisoranakul cho biết Tom Yum Kung địa diện cho sự đơn giản trong cuộc sống của các cộng đồng nông thôn dọc theo các con sông và kênh đào ở miền Trung Thái Lan, nơi mà ẩm thực gắn liền rất nhiều với thiên nhiên xung quanh.

Traisulee Traisoranakul chia sẻ thêm ngoài là món ăn biểu tượng cho cách sống của người dân, đây cũng là một món ăn tốt cho sức khoẻ. Trên thực tế Tom Yum được xem là một món ăn lành mạnh do chứa ít chất béo và có nhiều thành phần có lợi cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, Tom Yum cũng là món ăn phản ánh rõ đời sống tôn giáo của người dân, vì trong các những ngày lễ lớn, người dân thường không ăn thịt các loài động vật lớn.

Thời gian gần đây, các quốc gia ngày càng chú trọng hơn đến việc bảo tồn di sản của mình, không chỉ ở các danh lam thắng cảnh, loại hình nghệ thuật mà cả đến những món ăn mang đậm bản sắc hay các nét đẹp văn hoá đường phố cũng dần được quan tâm. Chẳng hạn như vào tháng 12/2020, UNESCO đã công nhận “văn hoá bán hàng rong” ở Singapore là Di sản văn hoá phi vật thể. Hay cách đây ít lâu, người Pháp đưa chiếc bánh mì biểu tượng của mình - bánh mì baguette vào danh sách ứng cử của UNESCO. Giờ đây, đến Thái Lan cũng bắt đầu kế hoạch đề cử món Tom Yum Kung vào danh sách văn hoá phi vật thể.

Trước đó, 2 loại hình là múa mặt nạ “Khon” và massage truyền thống Thái đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thể giới. Việc Tom Yum được đưa vào danh sách di sản Phi vật thể cũng sẽ giúp danh tiếng của nền ẩm thực Thái được truyền bá đến nhiều người hơn, tạo ra nhiều cơ hội phát triển ngành du lịch của nước này hơn.

Từ khóa » Tôm Sốt Tomyum