Cách Nấu Nước Lá Tía Tô Uống Đẹp Da, Tăng Sức Đề Kháng

Lá tía tô có mùi hơi hăng và nồng nên nhiều người thường cảm thấy khó uống. Thế nhưng, chỉ cần kết hợp tía tô cùng một số nguyên liệu khác bạn sẽ thấy yêu thích vị thơm mát của loại rau này. Dưới đây là cách nấu nước lá tía tô đơn giản bạn có thể thực hiện để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch.

Uống nước lá tía tô giúp đẹp da

Uống nước lá tía tô giúp đẹp da và nhiều lợi ích đáng kể khác. Ảnh: Internet

Người Nhật rất chuộng dùng lá tía tô để pha trà uống hằng ngày. Thậm chí loại rau này còn được cư dân xứ Phù Tang gọi là “lá hồi sinh” vì những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nước lá tía tô có màu đỏ đẹp hệt như rượu vang, được sử dụng như một loại nước giải khát trong mùa hè để thanh nhiệt, thải độc, đồng thời dưỡng trắng da và giảm cân hiệu quả. Hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu tìm hiểu ngay nhé.

  1. Nguyên liệu làm Nước lá tía tô
  2. Cách chọn mua lá tía tô tươi ngon
  3. Cách chọn mua chanh tươi ngon
  4. Cách làm nước lá tía tô đơn giản
    1. Sơ chế và nấu nước tía tô
    2. Hoàn thành
    3. Thành phẩm
  5. Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?
  6. Lưu ý khi uống nước lá tía tô
    1. Uống nước lá tía tô có tốt không?
    2. Khi nào nên uống nước lá tía tô?
    3. Nước tía tô dùng trong bao lâu?

Nguyên liệu làm Nước lá tía tô

  • Lá tía tô: 300g
  • Nước lọc: 2,5 lít
  • Chanh tươi: 1 quả
  • Đường phèn: 50g
  • Muối
  • Dụng cụ: thau, rổ, nồi, ly, muỗng…
Pha Chế Đặc Biệt Tìm Hiểu Ngay Khóa Học Barista Tìm Hiểu Ngay Khóa Học Bartender Tìm Hiểu Ngay Khóa Học Kem Ý Tìm Hiểu Ngay Khởi Sự Kinh Doanh Nhà Hàng - Cafe Tìm Hiểu Ngay Nghiệp Vụ Bar Trưởng Tìm Hiểu Ngay

Cách chọn mua lá tía tô tươi ngon

Nên chọn những lá rau tươi ngon, còn lành lặn, nguyên vẹn, không bị dập nát hay héo úa.

Khi miết nhẹ lá cảm nhận được độ đàn hồi.

Những cành tía tô có phần cuống lá càng tím đậm thì khi nấu nước sẽ thơm, ngọt hơn.

Thông thường, lá tía tô tươi sẽ có mùi thơm đặc trưng. Nếu ngửi thử mà nhận thấy lá có mùi lạ, hắc, thì có thể đó là rau còn tồn đọng hóa chất, thuốc trừ sâu.

Hiện nay, trên thị trường phổ biến giống tía tô mặt trên xanh, mặt dưới tím, thường được sử dụng ăn sống, ăn kèm trong các món gỏi, lẩu nhúng… ngoài ra, còn có giống tía tô xanh và tía tô tím của Nhật. Bạn có thể chọn giống tía tô của Việt Nam hoặc tía tô tím Nhật Bản để nấu nước sẽ cho ra thành phẩm đẹp mắt.

Cách chọn mua lá tía tô tươi ngon

Người Nhật thường sử dụng lá tía tô tím (akashijo) để chế biến thành nước ép shiso. Ảnh: Ảnh: Internet

Cách chọn mua chanh tươi ngon

Bí quyết để chọn chanh tươi ngon, mọng nước là nên chọn những quả có lớp vỏ mỏng, căng bóng, không bị xỉn màu hay đốm vàng nhợt nhạt.

Quan sát hình dáng bên ngoài, chanh ngon thường tròn đều, phần cuống quả không bị lồi ra.

Khi nắn nhẹ thấy hơi mềm đó là quả chanh chín mọng, nhiều nước.

Cách làm nước lá tía tô đơn giản

Sơ chế và nấu nước tía tô

Tía tô khi mua về bạn chỉ cần cắt bỏ phần gốc rễ, giữ lại cành và lá. Sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch, cắt thành khúc dài khoảng 5 – 7cm.

Rửa sạch lá rau

Rửa sạch lá rau, ngâm nước muối loãng rồi để ráo nước. Ảnh: Internet

Cho 2,5 lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Tiếp đến, cho lá tía tô vào, nấu khoảng 3 – 5 phút cho lá ra hết màu (chỉ còn lại màu xanh) thì vớt ra.

Không nên đun quá 15 phút

Không nên đun quá 15 phút vì sẽ làm tinh dầu trong lá bị bốc hơi. Ảnh: Internet

Cho 50g đường phèn vào nồi nước tía tô, để lửa nhỏ và khuấy đều cho đường tan hết. Lượng đường có thể gia giảm tùy theo sở thích. Nấu cho nước sôi nhẹ khoảng 3 phút thì tắt bếp, không nấu quá lâu vì sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị thất thoát.

có thể rót vào chai thủy tinh

Nước nấu xong có thể rót vào chai thủy tinh để bảo quản. Ảnh: Internet

Hoàn thành

Nước tía tô khi nấu xong bạn cho một ít muối và vắt thêm nước cốt chanh vào nồi rồi khuấy đều, nước sẽ chuyển màu rất đẹp.

Thưởng thức ngay để cảm nhận vị thơm ngọt, thanh mát của thức uống. Nếu thích uống lạnh, bạn để nước nguội rồi thêm vài viên đá vào, hoặc rót vào chai đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống trong ngày.

Thành phẩm

Thành phẩm có màu tím đỏ đẹp mắt cùng hương thảo mộc thơm ngát. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị chua ngọt, thanh mát rất dễ uống. Nếu bạn muốn giảm cân thì có thể không cần cho đường.

Những ngày nắng nóng, hãy thử nấu ngay một nồi nước tía tô nhé, đảm bảo bạn sẽ thấy tươi mát, sảng khoái tức thì.

giải nhiệt ngày nắng nóng

Thức uống thích hợp để giải nhiệt ngày nắng nóng. Ảnh: Internet

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?

Tía tô là một loại rau gia vị vô cùng quen thuộc, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Vậy thực chất, uống nước tía tô có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, tía tô có tác dụng giải cảm nên thường được dùng để nấu với cháo hành, hoặc đun nước nóng xông toàn thân, nhưng cách đơn giản nhất vẫn là đun lấy nước uống.

Nước lá tía tô hỗ trợ điều trị tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa, chống dị ứng, giảm đau xương khớp, giúp long đờm, giảm đau họng, tốt cho hệ hóa, cải thiện tình trạng cho người bị bệnh gout và hen suyễn.

Tía tô chứa các chất chống oxy hóa, chống viêm nên chị em phụ nữ có thể sử dụng để làm giảm tình trạng sưng tấy do mụn bọc, mụn mủ… đồng thời kích thích bài tiết độc tố qua tuyến mồ hôi, giúp làn da khỏe mạnh, mịn màng.

dùng tía tô làm trà như một loại mỹ phẩm

Phụ nữ Nhật Bản dùng tía tô làm trà như một loại mỹ phẩm thiên nhiên giúp làn da trắng sáng. Ảnh: Internet

Uống nước lá tía tô còn là phương pháp giảm cân tự nhiên nhưng đem lại hiệu quả cao. Trong loại rau thơm này có chứa protein thực vật, chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất.

Lưu ý khi uống nước lá tía tô

Uống nước lá tía tô có tốt không?

Nước lá tía tô mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều trong thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc làm tăng huyết áp.

Người bị cảm nóng, ra mồ hôi nhiều không nên sử dụng nước lá tía tô.

Khi nào nên uống nước lá tía tô?

Thời điểm thích hợp nhất để cơ thể hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất từ nước lá tía tô từ 15 – 30 phút trước bữa chính. Đối với những người đang áp dụng chế độ ăn kiêng, việc uống nước trước bữa ăn còn khiến lượng thức ăn nạp vào giảm đi đáng kể.

Các mẹ bầu có thể nhờ người thân nấu nước lá tía tô uống khi có dấu hiệu chuyển dạ sẽ giúp dễ sinh hơn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì cơ địa mỗi người khác nhau.

Nước tía tô dùng trong bao lâu?

Nước tía tô nấu xong nên uống ngay là tốt nhất. Nếu uống không hết có thể bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị. Càng để lâu, thức uống càng mất đi giá trị dinh dưỡng, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

Chỉ vài bước đơn giản, bạn đã có một nồi nước tía tô thơm mát, bổ dưỡng cho ngày mới. Hy vọng với cách nấu nước lá tía tô cùng những thông tin liên quan đến thức uống này, DPCAAu sẽ giúp bạn chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn. Để tìm hiểu chương trình học pha chế đang chiêu sinh tại Dạy Pha Chế Á Âu, bạn vui lòng liên hệ hotline: 1800 6148 (miễn phí cước) hoặc cần hỗ trợ thông tin thêm thì để lại thông tin vào form đăng ký bên dưới nhé!

Tiếp theo, mời bạn khảo bài viết cách làm thạch sương sâm tại website của chúng tôi ngay nhé.

Từ khóa » ép Tía Tô