Cách Nấu Xôi Vò đậu Xanh, Nước Dừa Dẻo Tơi Ngon Không Bị Khô - Eva
Có thể bạn quan tâm
Xôi vò là món quà sáng, quà chiều quen thuộc của người Việt. Món xôi này không những ngon mà còn rất dễ làm, chỉ cần nằm lòng cách nấu xôi vò mà Bếp Eva chia sẻ ngay dưới đây thì đảm bảo chị em sẽ có một món xôi ngon bất bại.
1 Cách nấu xôi vò miền Bắc bằng nồi cơm điện
Không phải gia đình nào cũng sẵn chõ đồ xôi, những lúc muốn ăn xôi vò nhà nấu thì các chị em đừng ngại dùng thử nồi cơm điện nhé.
1.1. Nguyên liệu nấu xôi vò
Để nấu được 1 nồi xôi vò dành cho 2 - 3 người ăn, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Gạo nếp: 300g
- Đậu xanh: 150g
- Dầu ăn: 1 thìa
- Muối: 1 thìa
- Đường: 1 thìa
- Dụng cụ cần có: Nồi cơm điện, máy xay, bát tô, thìa…
1.2. Cách nấu xôi vò miền Bắc chi tiết nhất
Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu
- Gạo nếp mua về rửa sạch rồi đem ngâm trong bát nước muối loãng khoảng chừng 6 - 8 tiếng. Khi đã ngâm đủ thời gian, bạn vớt gạo ra rổ cho ráo nước.
- Đậu xanh cũng vo cho hết cặn bẩn bám bên ngoài và ngâm chừng 4 tiếng là được.
Bước 2: Nấu xôi vò
Cách nấu xôi vò miền Bắc tưởng chừng khó nhưng kỳ thực lại rất đơn giản.
- Đậu xanh đã ngâm đem cho vào nồi, thêm nước lã rồi nấu chín. Lấy phần đậu vừa nấu cho vào máy xay xay nhuyễn.
- Trút gạo nếp vào bát tô, thêm vào đây: 2 thìa đường, ½ chỗ đậu xanh vừa xay, 1 thìa dầu ăn, 1 vài hạt muối sau đó trộn đều tất cả các nguyên liệu lên.
- Cho nước vào nồi cơm điện, đặt xửng hấp lên trên rồi cho hỗn hợp gạo và đậu xanh vừa trộn vào.
- Đậy nắp nồi cơm, chọn chế độ “Cook” rồi chờ xôi chín. Khi thấy nồi cơm nhảy lên chế độ “Warm” thì xôi đã chín. Để xôi chín kỹ hơn thì bạn nhấn chọn “Warm” một lần nữa.
Bước 3: Hoàn thành món xôi vò
- Xôi chín, dùng thìa đơm xôi ra đĩa rồi thưởng thức. Đừng quên rắc 1 chút hành phi vàng giòn lên bên trên đĩa xôi nhé.
- Phần hành phi bạn có thể mua sẵn trong siêu thị hoặc tự làm tại nhà rồi cất vào lọ và dùng dần.
Cách nấu xôi vò miền Bắc bằng nồi cơm điện có thành phẩm là đĩa xôi vò ngon không kém khi đồ bằng chõ. Xôi có màu vàng ruộm của đỗ, hạt xôi căng tròn bóng bẩy tỏa hương thơm ngào ngạt.
Khi ăn, bạn dễ dàng cảm nhận được vị bùi béo của đậu xanh, dẻo thơm của nếp, đậm đà của muối cùng chút giòn ngon vui miệng của hành phi.
2 Cách nấu xôi vò miền Nam nước dừa
Tương tự như cách nấu xôi vò miền Bắc nhưng người miền Nam lại thêm 1 loại nguyên liệu giúp cho món xôi này trở nên béo ngậy và thơm ngon hơn gấp bội.
2.1. Nấu xôi vò miền Nam cần chuẩn bị những gì?
Nguyên liệu nấu xôi vò miền Nam cho gia đình khoảng 5 - 6 người:
- Gạo nếp: 1kg
- Đậu xanh: 300g
- Đường kính: 100g
- Dừa khô: 2 quả
- Dụng cụ cần có: Máy xay, chõ đồ xôi, bát, thìa, nồi…
Lưu ý: Đậu xanh nên chọn loại đã cà vỏ sẵn. Tuy độ thơm ngon không bằng đậu xanh còn vỏ nhưng bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như công sức khi chế biến.
2.2. Hướng dẫn cách nấu xôi vò miền Nam nước dừa
Quy trình nấu xôi vò miền Nam với nước dừa cũng không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn có thể tham khảo các bước sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu nấu xôi vò
- Gạo nếp vo sạch, nhặt hết phần thóc và trấu còn xót lại sau đó đem ngâm trong nước ấm khoảng 4 - 5 tiếng. Nếu có thể, bạn hãy ngâm gạo qua đêm.
- Đậu xanh đem đãi sạch cặn bẩn và cũng ngâm khoảng 4 - 5 tiếng.
- Khi thời gian ngâm đậu và gạo đã hết, bạn hãy vo lại gạo cùng đậu 1 lần nữa rồi vớt cả 2 nguyên liệu ra rổ cho ráo nước.
Bước 2: Làm nước dừa
Điểm làm nên sự khác biệt rõ nét nhất giữa xôi vò miền Bắc và xôi vò miền Nam chính là phần nước dừa.
- Bạn bổ dừa khô rồi trút hết phần nước dừa ra bát.
- Dùng thìa hoặc nạo chuyên dụng nạo lấy phần cùi dừa.
- Cho cùi dừa vào máy xay sinh tố rồi đổ vào đây 1 chén nước và xay nhuyễn.
- Trút hỗn hợp dừa xay vào túi vải lọc, dùng lực ép thật mạnh để vắt lấy toàn bộ nước cốt dừa.
Mẹo hay: Nếu không có thời gian, bạn có thể dùng nước cốt dừa đóng chai bán trong các siêu thị, cửa hàng tạp hóa. Tuy tiện lợi nhưng độ thơm và béo ngậy không bằng dừa tươi.
Bước 3: Cách nấu xôi vò chuẩn miền Nam
- Cho đậu xanh vào nồi rồi đổ nước dừa vào nấu chín. Chú ý điều chỉnh lượng nước dừa để đậu không bị quá nhão hoặc quá khô.
- Rắc thêm vào nồi 1 vài hạt muối giúp đậu xanh đậm đà hơn.
- Khi đậu xanh chín, dùng thìa hoặc đũa dầm cho tới khi hạt đậu nhuyễn ra thì dừng lại.
- Tiếp đến, bạn bắc nồi nước lên bếp đun sôi. Đổ gạo nếp vào xửng rồi cho lên hấp chín.
- Bạn canh chừng thời gian hấp được khoảng 7 phút thì từ từ đổ nước cốt dừa vừa làm ở bước 2 vào gạo nếp đang hấp. Dùng đũa đảo đều để các nguyên liệu quyện vào nhau.
- Đậy vung nồi lại và hấp thêm khoảng 10 phút thì kiểm tra. Nếu xôi đã chín, bạn đổ xôi ra một chiếc chậu nhỏ rồi cho phần đậu xanh đã dầm nhuyễn cùng 1 thìa đường vào.
- Dùng tay trộn đều các nguyên liệu cho tới khi quan sát thấy đậu xanh bao trọn hạt xôi và các hạt xôi rời rạc, không bị dính vào nhau là được.
- Tiếp tục đổ xôi vào xửng sau đó cho lên bếp hấp thêm khoảng 5 - 7 phút nữa. Khi ngửi thấy mùi thơm là xôi đã chín.
Bước 4: Hoàn thành món xôi vò miền Nam
Cách nấu xôi vò miền Nam nước dừa này cực kỳ hấp dẫn. Hạt xôi không kết dính vào nhau như bình thường nhưng độ thơm, ngon, béo ngậy thì hết sảy. Giờ thì bạn chỉ cần múc xôi ra đĩa và thưởng thức thôi.
Hạt xôi mềm thơm, căng bóng, vị béo bùi đậm đà của đậu xanh, vị ngậy đặc trưng của nước cốt dừa, tất cả hòa quyện tạo nên một món quà sáng ngon, bổ dưỡng mà ai cũng có thể làm được.
Cách chọn nguyên liệu nấu xôi vò ngon
Muốn có một đĩa xôi dẻo thơm thì nguyên liệu là yếu tố cực kỳ quan trọng. Tham khảo cách chọn nguyên liệu nấu xôi vò sau đây.
1. Cách chọn gạo nếp nấu xôi vò
Có một bí kíp mà mọi người thường áp dụng để chọn được gạo nếp ngon là:
- Ưu tiên chọn gạo có hạt to, tròn và kích thước của các hạt đều nhau.
- Hạt gạo nếp có màu trắng đục, lành lặn, không bị gãy.
- Nếm thử hạt gạo trong miệng nếu thấy gạo ngọt và thơm, không xuất hiện mùi lạ là được.
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại gạo nếp khác nhau như:
- Gạo nếp cái hoa vàng có hạt tròn dẹp không quá to mẩy. Khác với các loại gạo thường, hạt nếp cái hoa vàng có màu ngả vàng, sậm, khi nhấm thử sẽ thấy có mùi sữa nếp.
- Loại gạo nếp ngỗng có hạt to dài thoạt nhìn gần giống với quả trứng ngỗng nhỏ. Loại gạo này sẽ có màu trắng sữa và mùi thơm nhẹ.
- Gạo nếp nhung có hạt to tròn, quan sát sẽ thấy loại gạo này có màu trắng đục thay vì trắng ngà như nếp cái hoa vàng. Khi nấu xôi, gạo nếp nhung cho ra thành phẩm cực kỳ thơm và dẻo. Đây cũng là loại gạo nếp được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới
- Gạo nếp cẩm có màu sẫm hẳn so với hạt gạo thông thường. Hạt gạo dài, khi nấu xôi mùi khá thơm.
Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn loại nếp phù hợp. Tuy nhiên, theo cách nấu xôi vò ngon truyền thống thì bạn nên chọn gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp nhung là tốt nhất.
2. Hướng dẫn chọn đậu xanh ngon
Tương tự như gạo nếp, khi chọn đậu xanh bạn cũng nên dựa vào việc quan sát và cảm nhận hương vị của nguyên liệu.
- Màu sắc: Đỗ xanh ngon thường có màu xanh lục tươi (loại chưa bỏ vỏ) hoặc màu vàng rực rỡ (loại đậu xanh đã bỏ vỏ).
- Hình dáng: Nên chọn những hạt có 2 đầu tròn và trơn bóng. Tránh mua đậu xanh móp méo hoặc trông lớp bỏ ngoài khô, nhăn nheo.
- Mùi hương: Bạn chỉ nên mua đậu xanh khi ngửi được hương thơm tự nhiên của đậu. Nếu thấy mùi ẩm mốc thì tuyệt đối đừng dùng kẻo hại sức khỏe.
Và dù là đậu xanh hay gạo nếp thì bạn cũng nên mua tại các cửa hàng uy tín.
Cách nấu xôi ngon mềm không bị nhão
Để hạt xôi nở căng tròn đẹp mắt, dẻo thơm ngoài chọn được gạo ngon thì chị em nhất định phải nằm lòng bí quyết sau:
1. Ngâm gạo
Trước khi nấu, bạn nên ngâm gạo từ 5 - 8 tiếng. Khi ngâm, nên cho thêm vài hạt muối như thế khi nấu lên xôi sẽ đậm vị hơn.
Chú ý, không nên ngâm gạo trong thời gian quá ngắn vì như thế gạo sẽ khó nở được hết, hạt xôi cùng không mềm. Trường hợp ngâm lâu hơn 8 tiếng dễ khiến gạo bị chua, mùi nồng, khi nấu gạo bở không ngon.
2. Dùng tay cho gạo vào nồi hoặc xửng hấp
Đa số chị em đều dùng thìa xúc hoặc trực tiếp đổ gạo vào xửng hoặc nồi hấp. Tuy nhiên, cách để nấu xôi ngon nhất lại chính là dùng tay.
Việc bạn dùng tay bốc gạo vào trong xửng sẽ giúp hạt gạo được rải đều ra khắp bề mặt. Bạn cũng nên dùng một chiếc khăn phủ bên ngoài của vung nồi hấp. Cách làm này sẽ giúp xôi mềm và không bị khô.
3. Canh lửa và thời gian
Muốn xôi ngon thì nhiệt độ phải ổn định. Bạn nên để lửa vừa trong suốt thời gian hấp xôi. Tuyệt đối không điều chỉnh lửa quá nhỏ hoặc quá to mà làm ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn nhé.
Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên hấp xôi trong khoảng từ 30 - 40 phút. Cứ mỗi 10 phút lại mở nắp để lau đi phần hơi nước đọng lại ở trên vung một lần. Bằng cách này bạn sẽ không sợ xôi bị nhão nữa.
Vừa rồi là 2 cách nấu xôi vò ngon chuẩn vị miền Bắc và miền Nam mà Bếp Eva muốn chia sẻ cùng bạn. Các chị em tham khảo và chọn cho mình công thức nấu xôi ngon, hợp khẩu vị nhất để chiêu đãi gia đình nhé. Chúc bạn thành công!
Từ khóa » Cách đồ Xôi Vò Nước Cốt Dừa
-
Cách Nấu Xôi Vò Nước Cốt Dừa Thơm Bùi Hấp Dẫn Cho Bữa Sáng Tiện Lợi
-
Cách Nấu Xôi Vò Vừa Tơi Vừa Dẻo | Bếp Của Vợ - YouTube
-
Xôi Vò Nước Cốt Dừa Miền Tây, Bí Quyết Làm Xôi Dẻo Tơi Mà Không Khô
-
Tuyệt Chiêu: Cách Nấu Xôi Vò Nước Cốt Dừa Ngon Dẻo Cả Nhà Mê!
-
Cách Nấu Xôi Vò đậu Xanh Nước Dừa Dẻo Tơi Thơm Ngon đúng Chuẩn
-
Cách Nấu Xôi Vò Ngon & Chuẩn Nhất 2022
-
Cách Nấu Xôi Vò Nước Cốt Dừa Béo Ngậy, Càng ăn Càng Mê
-
Cách Nấu Xôi Vò Nước Dừa đậu Xanh Tơi, Dẻo Quá Thơm Ngon
-
4 Cách Làm Xôi Vò đậu Xanh, Hạt Sen, Nước Cốt Dừa Ngon, Dễ Làm
-
Cách Nấu Xôi Vò Vàng ươm, Dẻo Thơm Từng Hạt
-
Cách Nấu Xôi Vò CHUẨN VỊ Ngon Ngất Ngây Ngay Tại Nhà - Vinpearl
-
Cách Nấu Xôi Vò Với Nước Cốt Dừa Vừa Ngon Vừa An Toàn!
-
Cách Nấu Xôi Vò Nước Cốt Dừa, Gấc, Hạt Sen Ngon, Trọn Mâm Cỗ Cúng ...
-
Hướng Dẫn Cách Nấu Xôi Vò Nước Dừa Truyền Thống Ngon Chuẩn Vị