Cách Nhận Biết Các Loại Gạo Lứt Trên Thị Trường đơn Giản - Phunuketnoi

ShareTweetPin0 Shares

Các loại gạo lứt khác nhau sẽ giúp bạn đổi mới bữa ăn và cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng cho cả nhà. Vậy bạn đã biết hết về những loại gạo lứt mình có thể chọn lựa?

Gạo lứt là loại gạo mà trong quá trình thu hoạch và xay xát chỉ loại bỏ đi lớp trấu bên ngoài mà giữ lại nguyên vẹn lớp vỏ cám bên trong hạt gạo. Chính vì vậy mà gạo lứt thường có màu đục hơn, đậm màu hơn so với các loại gạo mà chúng ta thường ăn hàng ngày. Trong miền Nam gạo lứt còn được gọi là gạo rằn.

Các nghiên cứu khoa học cho rằng, các thành phần của gạo lứt bao gồm có: tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất xơ, các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, canxi, , selen …và rất giàu các vitamin B.

không chỉ dùng để nấu thành cơm ăn, gạo lứt còn làm được nhiều món ngon khác như : gạo lứt rang lên, đem theo khi đi đường xa hoặc để ăn suốt trong mùa đông. Có nhiều công thức làm ra các loại trà gạo lứt và sữa gạo lứt tốt cho cơ thể.

Contents

  • Các loại gạo lứt phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
  • Phân loại gạo lứt theo màu sắc
  • Các cách chọn mua, lựa chọn và bảo quản các loại gạo lứt

Các loại gạo lứt phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Hiện nay, gạo lứt được chia ra làm các loại là: gạo nếp và gạo tẻ, gạo trắng và gạo đỏ,gạo đen.

  • Gạo lứt nếp

Loại gạo lứt này xuất phát từ các giống nếp khác nhau như nếp than, nếp ngỗng, nếp Thái Bình, nếp hương hay nếp cái hoa vàng. Loại gạo này thường dẻo và có thể được dùng để nấu xôi, nấu chè hay làm bánh. Đây cũng là nguyên liệu cần thiết để làm món rượu nếp cái hay còn gọi là cơm rượu đấy.

  • Gạo lứt tẻ

Gạo lứt tẻ khá giống các loại gạo nấu cơm hằng ngày, chỉ khác là gạo lứt vẫn còn lớp cám màu ngà bên ngoài. Bạn có thể tìm mua gạo lứt tẻ hạt tròn hay gạo lứt tẻ hạt dài để nấu mỗi ngày. Khi nấu các loại gạo lứt tẻ, bạn thường sẽ cần ngâm gạo lứt trước để rút ngắn thời gian nấu cũng như để gạo dễ tiêu hóa hơn.

Để nấu gạo lứt tẻ, bạn chỉ cần rửa gạo kỹ rồi đổ thêm nước vào nồi cơm sao cho tỷ lệ nước với gạo là 2:1 và bật nồi ở chế độ nấu gạo lứt. Đối với gạo lứt tẻ hạt dài, bạn nên tránh nấu quá nhiều vì loại gạo này không giữ được lâu sau khi nấu như gạo lứt hạt tròn hay gạo lứt nếp.

Phân loại gạo lứt theo màu sắc

Các loại gạo lứt thường có ba màu chính là trắng ngà, đỏ và đen. Màu sắc này là do lớp vỏ cám bên ngoài hạt gạo quyết định.

  • Gạo lứt trắng

Đây là loại gạo được sản xuất nhiều nhất và có thể thích hợp với nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể tìm mua loại gạo này tại các cửa hàng bán gạo hay các trang bán hàng trực tuyến với nhiều mức giá khác nhau như 30.000 đồng/kg, 50.000 đồng/kg hay thậm chí 100.000 đồng/kg.

  • Gạo lứt đỏ

Gạo lứt đỏ thường có màu đỏ nâu, khi nấu chín khá dẻo. Loại gạo này có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất xơ, lipid, vitamin A, vitamin B1… Đây là thực phẩm thích hợp với những người có nhu cầu dinh dưỡng cao như người ăn chay, người lớn tuổi, bệnh nhân tiểu đường… Bạn có thể nấu gạo lứt đỏ như cách nấu cơm rồi ăn với muối mè cũng rất ngon.

Khi chọn mua gạo lứt đỏ, bạn cần chú ý phân biệt loại gạo này với gạo huyết rồng vì hai loại gạo này có tác dụng khác nhau. Chỉ số đường huyết ở thực phẩm (GI) của gạo lứt đỏ ở mức trung bình và không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn nhưng chỉ số này của gạo huyết rồng lại khá cao. Điều này có nghĩa là gạo huyết rồng không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường.

Bạn có thể phân biệt hai loại gạo này bằng cách tách đôi một hạt gạo ra kiểm tra. Gạo lứt đỏ khi tách đôi sẽ có phần lõi bên trong màu trắng. Trong khi đó, gạo huyết rồng có màu đỏ sẫm ở cả lớp vỏ và phần lõi bên trong. Bạn có tìm mua gạo lứt đỏ tại các nơi chuyên bán gạo lứt với giá dao động từ 40.000 – 100.000 đồng/kg.

  • Gạo lứt đen

Gạo lứt đen thật ra hơi nghiêng về màu tím than chứ không phải màu đen. Loại gạo này chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe nhưng lại ít đường nên là món rất lành mạnh. Bên cạnh đó, gạo lứt đen còn có nhiều chất oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.

Gạo lứt đen trước đây là món ăn chỉ dành riêng cho vua chúa nhưng hiện nay đã phổ biến hơn rất nhiều. Bạn có thể tìm mua loại gạo này tại các trang bán hàng trực tuyến với giá khá cao, khoảng 50.000 – 100.000 đồng/kg.

Khi tìm mua những loại gạo lứt này, bạn hãy chọn những nguồn chất lượng và uy tín để đảm bảo an toàn nhé.

Các cách chọn mua, lựa chọn và bảo quản các loại gạo lứt

Khi chọn mua các loại gạo lứt, bạn nên lựa chọn loại gạo lứt đã được xay xát đúng quy trình (vẫn giữ được lớp màng dinh dưỡng nhưng phải sạch sẽ và đồng đều). Thường thì gạo lứt sẽ được đóng gói theo cân và hút chân không để có thể bảo quản được lâu. Nếu bạn ăn một mình thì mỗi gói gạo lứt sẽ vừa đủ để sử dụng từ 2-3 tuần. Tuy nhiên nếu là gia đình cùng ăn gạo lứt thì việc bảo quan gạo lứt trở nên rất quan trọng.

Các loại gạo lứt khi nhìn có đặc điểm là tróc vỏ lứt quá nhiều thì có thể là loại gạo lứt đã bị tồn hàng quá lâu hoặc bảo quản không tốt, khi đem nấu cơm thì lớp vỏ lứt còn rất ít nên sẽ giảm tác dụng của nó. Hạt gạo phải đảm bảo còn nguyên lớp vỏ lụa, màu còn tươi và hạt gạo nhìn bóng bẩy mới chứng tỏ là gạo còn mới, gạo ngon và được bảo quản tốt. Các loại gạo lứt.

+ Bạn nên mua gói gạo lứt loại nhỏ để ăn dần, không nên mua bao gạo lứt lớn vì khó bảo quản, dễ mốc.

+ Sau khi mở gói gạo lứt, nên bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, đậy chặt nắp lại và để nơi khô thoáng.

+ Bạn có thể mua gạo lứt và trộn lẫn với gạo tẻ để ăn hoặc có thể kết hợp với những loại hạt ngũ cốc khác như hạt đậu gà, hạt đỗ đen…

chúc bạn thành công !!!

Từ khóa » Gạo Lứt Nhuộm Màu