Cách Nhận Biết Chất đất Thông Qua Kết Cấu Các Hạt Kết đất
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta thường hay nói “đất” có kết cấu tốt hay đất có kết cấu xấu. Nhưng làm sao để biết được thế nào là đất tốt, đất xấu ?
Để biết được thế nào là đất tốt, thế nào là đất xấu. Trước tiên chúng ta cần phải biết rằng thành phần chủ yếu của đất là các “hạt”. Các hạt đất đơn lẻ này có kích thước rất nhỏ. Chúng dính lại với nhau nhờ một lý do nào đó để thành hạt đất có kích thước lớn hơn. Ta gọi tắt là các hạt kết đất (còn gọi là đoàn lạp).
Nội dung bài viết
- Các loại hạt kết đất
- Vậy loại đất nào là tốt nhất?
Các loại hạt kết đất
Nếu các hạt đất không gắn kết với nhau mà ở trạng thái rời rạc hoặc kết dính với nhau thì đất không có kết cấu. Đất có kết cấu được phân chia theo hình dạng, kích thước cụ thể. Ví dụ như viên, hạt, cục, tảng, khối lăng trụ, cột, phiến,… Trong đó, các hạt kết dạng viên, dạng hạt là những hạt kết tạo kết cấu đất tốt.
Hạt kết hạt:
Là hạt kết có đường kính 5 – 10mm, hạt kết thể hiện rất rõ. Chúng có hình dạng tròn không theo một quy tắc nào cả. Chúng tạo ra được độ hổng lớn, có thể dễ dàng bóp ra thành những hạt bé và thường bám vào rễ cỏ hoặc rễ cây họ đậu
Hạt kết viên:
Đường kính 0,5-5mm, có thể bắt gặp ở đất đen, đất xám feralit hay tầng canh tác đất phù sa sông Hồng. Loại hạt kết này có kích thước như hạt ngô, hạt cốc ba cạnh. Có thể dễ dàng bóp vỡ các dạng hạt này thành hạt bé hơn.
Hạt kết này khá bền trong nước. Khi có điều kiện chúng kết lại với nhau thành các hạt lớn hơn. Một loại đất thường có một trạng thái kết đặc trưng. Ngay cả trong cùng một loại đất thì ở các tầng đất khác nhau cũng có kết cấu đất khác nhau. Ví dụ: đất phèn (chua mặn) thường có kết cấu hình trụ; đất mặn thường có kết cấu hình tấm; đất sét có kết cấu hình tảng; đất có thành phần cơ giới nặng có kết cấu hình cục; đất đỏ bazzan, đất đỏ đá vôi, đất đồi núi nói chung có kết cấu viên và kết cấu hạt.
Vậy loại đất nào là tốt nhất?
Nếu đất ở trạng thái hạt đơn rời rạc hoặc hạt kết có kích thước quá nhỏ thì đều ít có ý nghĩa trong canh tác. Đối với cây trồng, những hạt kết có kích thước từ 0,25 – 10mm và bền trong nước mới là các hạt kết tốt, trong đó các hạt có kích thước từ 1 – 3mm là nhóm bền trong nước nhất, có nhiều mùn, đạm và lân nhất.
Xem thêm bài viết ? So sánh đất tốt, đất xấu và cách để cải tạo đất tốt
Từ khóa » Kết Cấu Khối
-
Các Loại Kết Cấu đất Thường Gặp Nhà Vườn Cần Biết
-
Tien Minh Soft - ĐỔ BÊ TÔNG KẾT CẤU KHỐI LỚN VÀ ... - Facebook
-
Tính Toán Khối Xây Có Cốt Thép Theo KNCL Pptx - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thiết Kế Kết Cấu Khối Chân đế Dàn DK Bằng Bê Tông Cốt Thép ở độ ...
-
TCVN 4085 : 2011 KẾT CẤU GẠCH ĐÁ - TIÊU CHUẨN THI CÔNG ...
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 Kết Cấu Bê Tông Và Bê Tông ...
-
Đất Là Gì? Cấu Trúc Tự Nhiên Của đất Trồng - Sfarm
-
Cấu Trúc Khối Lượng Là Gì?
-
Từ Những Bức Tường đá Cho Tới Những Tòa Nhà Chọc Trời
-
[PDF] KẾT CẤU GẠCH ĐÁ VÀ GẠCH ĐÁ CỐT THÉP
-
KẾT CẤU KHỐI, XYLANH (BLOCK,CYLINDER,ASSY) >=VN19759 ...
-
Về Kết Cấu Nối Giữa 2 Block Cao Tầng - Kiến Trúc Phương Anh
-
Trùng Tu Công Trình Cổ Kết Cấu Gạch đá