Cách Nhận Biết Hiệu Lệnh Của Cảnh Sát Giao Thông - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
Hiểu rõ và chấp hành đúng các hiệu lệnh của Cánh sát giao thông không chỉ giúp người và xe tham gia giao thông một cách an toàn mà còn tránh việc bị xử phạt vi phạm. Sau đây là hướng dẫn cách nhận biết các hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông.
1. Các hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông: Hiểu sao cho đúng?
Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là một bộ phận của hệ thống báo hiệu đường bộ. Hiệu lệnh của này được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông.
Ngoài ra để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông còn sử dụng thêm còi.
1.1. Hiệu lệnh bằng tay
- Tay giơ thẳng đứng: Người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại.
- Hai tay hoặc một tay dang ngang: Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau Cảnh sát giao thông đều phải dừng lại; người ở phía bên phải và bên trái Cảnh sát giao thông được đi tất cả các hướng.
- Cánh tay trái Cảnh sát giao thông gập đi gập lại sau gáy: Người tham gia
giao thông bên trái Cảnh sát giao thông đi nhanh hơn.
- Cánh tay phải Cảnh sát giao thông gập đi gập lại trước ngực: Người tham gia giao thông bên phải Cảnh sát giao thông phải đi nhanh hơn.
- Bàn tay trái hoặc phải của Cảnh sát giao thông ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống: Người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải Cảnh sát giao thông phải đi chậm lại.
- Bàn tay trái hoặc phải của Cảnh sát giao thông giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất: Người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải Cảnh sát giao thông phải dừng lại.
- Tay phải giơ về phía trước:
+ Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải Cảnh sát giao thông dừng lại.
+ Người tham gia giao thông ở phía trước Cảnh sát giao thông được rẽ phải.
+ Người tham gia giao thông ở phía bên trái Cảnh sát giao thông được đi tất cả các hướng.
+ Người đi bộ qua đường phía sau lưng Cảnh sát giao thông được phép đi.
- Tay phải giơ về phía trước, đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay: Người tham gia giao thông ở phía bên trái Cảnh sát giao thông được rẽ trái qua trước mặt Cảnh sát giao thông.
1.2. Hiệu lệnh bằng còi
- Một tiếng còi dài, mạnh: Dừng lại.
- Một tiếng còi ngắn: Cho phép đi.
- Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn: Cho phép rẽ trái.
- Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh: Ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại.
- Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh: Đi nhanh lên.
- Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh: Phương tiện phải dừng lại để kiểm tra hoặc báo phương tiện vi phạm giao thông.
1.3. Hiệu lệnh bằng đèn tín hiệu chiếu sáng
Cảnh sát giao thông cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới: Người tham gia giao thông phải dừng xe.
1.4. Hiệu lệnh bằng gậy
Cảnh sát giao thông chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào đang chạy: Xe đó phải dừng lại.
2. Các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông giá trị hiệu lực thế nào?
Là một phần của hệ thống báo hiệu giao thông nhưng so với các hình thức báo hiệu khác thì hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông luôn có thứ tự ưu tiên đầu tiên.
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải tuân thủ theo thứ tự sau:
(1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
(2) Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
(3) Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
(4) Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Cùng với đó, Điều 8 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT cũng nêu rõ mọi người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, ngay cả khi hiệu lệnh đó trái với tín hiệu của đèn giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
3. Không tuân thủ hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông, bị phạt ra sao?
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ, người tham gia giao thông có nghĩa vụ phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông.
Nếu không chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông, người đi đường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông. Mức phạt được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Phương tiện | Mức phạt | Căn cứ | |
Phạt tiền | Phạt bổ sung | ||
Ô tô | 04 đến 06 triệu đồng | Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng | Điểm b khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5 |
Xe máy | 800.000 đến 01 triệu đồng | Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng | Điểm g khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6 |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng | 02 đến 03 triệu đồng | Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 01 - 03 tháng | Điểm d khoản 5 và điểm a khoản 10 Điều 7 |
Xe đạp | 100.000 - 200.000 đồng | Điểm b khoản 2 Điều 8 | |
Người đi bộ | 60.000 - 100.000 đồng | Điểm c khoản 1 Điều 9 | |
Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo | 100.000 - 200.000 đồng | Điểm a khoản 2 Điều 10 |
Trên đây là thông tin về các hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông và mức phạt khi vi phạm. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Từ khóa » Cây Của Cảnh Sát
-
Tai Hoạ Từ Cây Gậy Của Cảnh Sát | Báo Dân Trí
-
Cảnh Sát – Wikipedia Tiếng Việt
-
20 Thiết Bị Cảnh Sát Giao Thông Sử Dụng Khi Làm Nhiệm Vụ - VnExpress
-
Những Bóng Hồng Vàng Của Lực Lượng Cảnh Sát Giao Thông
-
Cảnh Sát Giao Thông Dọn Cành Cây đổ Chắn Lối đi - Công An Nghệ An
-
Chở Cây Trộm Cắp Không Qua Mắt được CSGT
-
Khẩn Trương Khắc Phục Sự Cố Cây đổ Trên Cao Tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ
-
Người đàn ông Mở Vựa Cây Cảnh ảo để Lừa đảo Bị Bắt - PLO
-
Lừa Rao Bán Cây Cảnh Trên Mạng Xã Hội, Chiếm đoạt Hàng Chục Triệu ...
-
Chở 200 Bình Xịt Hơi Cay đi Tiêu Thụ Thì Bị Cảnh Sát Phát Hiện - PLO
-
Đoàn Viên Cảnh Sát PCCC Và CNCH, Công An Huyện Càng Long Tổ ...
-
Trồng 11 Cây Xanh Tại Doanh Trại Đội Cảnh Sát PCCC&CNCH Trên ...
-
Cảnh Sát Giao Thông Truy đuổi Xe Chở Cây “quái Thú” Trên Quốc Lộ 1A